Chọn MENU

Tổng hợp các chuẩn wifi mới nhất 2023

WiFi là trở thành một phần công nghệ quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của con người, giúp mọi người tiếp cận Internet và nhiều ứng dụng giải trí, học tập, nhu cầu khác,.... Để đáp ứng nhu cầu kết nối ngày càng nhiều của con người, các chuẩn Wifi đã lần lượt được ra đời. Nếu bạn đọc cũng đang thắc mắc chuẩn kết nối 802.11a, 802.11b/g/n hay 802.11ac là gì, chúng khác gì nhau? Bài viết ngay sau đây dành cho bạn.

chuan-wifi-nao-manh-nhat-hien-nay-mot
Tổng hợp các chuẩn wifi mới nhất hiện nay

1. Tìm hiểu ngắn gọn về mạng không dây Wifi

Tóm tắt qua về mạng không dây Wifi thì Wireless Fidelity là công nghệ không dây được sử dụng để kết nối máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh và các thiết bị khác với internet. Mạng Wifi đơn giản là biện pháp chia sẻ kết nối internet với nhiều thiết bị trong nhà hoặc doanh nghiệp thông qua bộ định tuyến không dây. 

Bộ định tuyến được kết nối trực tiếp với modem internet của bạn và hoạt động như một trung tâm để phát tín hiệu internet đến tất cả các thiết bị kết nối internet. Điều này cho phép người dùng linh hoạt duy trì kết nối internet ở bất cứ đâu miễn là bạn ở trong vùng phủ sóng của mạng.

cac-chuan-wifi-2
Wifi là công nghệ mạng không dây được sử dụng để kết nối Internet

2. Vai trò của Wifi trong cuộc sống hiện nay

Lợi ích của mạng không dây Wifi trong cuộc sống là không thể bàn cãi. Hiện nay mạng không dây Wifi đã và đang hỗ trợ, cung cấp giải pháp công nghệ internet trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như:

  • Giúp người dùng kết nối internet dễ dàng để nắm bắt thông tin nhanh chóng và bắt sóng các sự kiện, tin tức tốt hơn trong thời gian thực.
  • Phủ sóng internet, mang đến cơ hội tiếp cận internet cho nhiều khu vực, địa phương khó khăn, miền núi.
  • Tính di động cao, mang đến giải pháp điều khiển các thiết bị từ xa như máy in, smart tivi, camera…

gif-mui-tenTìm hiểu sâu hơn: Wifi là gì 

cac-uu-diem-cua-wifi
Wifi mang lại rất nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày hiện nay

3. Top 5 lý do bạn cần sử dụng Wifi 

3.1 Truy cập Internet dễ dàng (Sự tiện lợi)

WiFi - xuất hiện và mang lại một kỷ nguyên công nghệ mới. Truy cập internet thông qua WiFi giúp người dùng không chỉ nhanh chóng có thể cập nhật thông tin mới nhất cũng như đáp ứng các yêu cầu kết nối internet của nhiều người dùng cùng lúc.

3.2 Tính di động cao (Kết nối mọi lúc, mọi nơi)

Wifi mang đến khả năng di động cao với công nghệ sóng vô tuyến không dây. Việc này cho phép người dùng tự do di chuyển khắp nơi nhưng vẫn giữ ổn định đường truyền internet với điều kiện nằm trong phạm vi phát sóng. Điều này mang lại sự tiện lợi cho người dùng khi có thể kết nối với Internet bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu chỉ với một thiết bị thông minh.

3.3 Triển khai dễ dàng

Việc triển khai một điểm truy cập WiFi có thể được thực hiện một cách đơn giản hơn so với việc triển khai mạng có dây. Không cần phải quan tâm quá nhiều về việc đi dây cáp tại nhiều vị trí khác nhau hay sử dụng các bộ chuyển mạch switch phục vụ số lượng kết nối lớn. Chi phí đầu tư cũng sẽ được tối ưu.

Hãy tưởng tượng ngôi nhà của bạn có rất nhiều phòng và mỗi người có 1 vị trí làm việc riêng, việc thiết lập một kết nối mạng Wifi sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với việc cài đặt mạng có dây phức tạp.

3.4 Khả năng truy cập không giới hạn, đa người dùng

Chỉ cần nắm được thông tin tên wifi và password, người dùng mới có thể dễ dàng truy cập vào mạng. 

3.5 Chi phí tối ưu

So với kết nối mạng có dây, mạng không dây Wifi mang tới sự tối ưu tốt về chi phí và nhân công. Khi lắp đặt một hệ thống cấp internet cho doanh nghiệp hay tại nhà riêng, người dùng có thể cắt giảm được rất nhiều chi phí trong việc đi dây mạng và bảo trì định kỳ. 

cac-chuan-wifi-5
Wifi mang đến khả năng di động cao với công nghệ sóng vô tuyến không dây

4. Cách thức hoạt động của wifi 

Nguyên tắc hoạt động của Wifi tương đối dễ hiểu. Việc nắm rõ nguyên tắc hoạt động của Wifi giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh hay cấu hình dựa trên nhu cầu sử dụng một cách tốt nhất. Hệ thống mạng WiFi sử dụng sóng vô tuyến để truyền dữ liệu theo quy trình sau:

  • Bước 1: Dữ liệu mạng được truyền từ nhà mạng thông qua dây cáp đến bộ phát WiFi.
  • Bước 2: Bộ phát Wifi sẽ mã hóa các gói dữ liệu thành dạng các bước sóng vô tuyến, thông qua anten của bộ phát phát ra ngoài.
  • Bước 3: Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng sẽ tiếp nhận các bước sóng thông qua bộ phận thu tín hiệu, giải mã và đưa tới người dùng.
  • Bước 4: Ngược lại, sự tương tác của người dùng trên mạng internet sẽ được thiết bị ghi nhận, sau đó mã hóa và truyền tới bộ phát WiFi.
  • Bước 5: Bộ phát WiFi nhận lại tín hiệu từ các thiết bị điện tử, giải mã chúng và gửi phản hồi tới các nhà mạng Internet thông qua đường truyền cáp quang.
nguyen-ly-hoat-dong-cua-wifi.jpg
Mô phỏng cách thức hoạt động của wifi

5. Tổng hợp các chuẩn wifi mới nhất hiện nay

Sau khi đã nắm bắt được các kiến thức cơ bản về Wifi, ngay sau đây sẽ là các chuẩn kết nối wifi mới nhất đã được Viettuans.vn biên soạn:

5.1 Chuẩn WiFi đầu tiên 802.11

Năm 1997, IEEE hay The Institute of Electrical and Electronics Engineers (Viện Kỹ sư Điện và Điện tử) đã giới thiệu chuẩn WiFi đầu tiên cho mạng WLAN. 

Tuy nhiên, chuẩn 802.11 chỉ hỗ trợ băng tần mạng tối đa lên đến 2Mbps - Tương đối chậm không đáp ứng được hầu hết các ứng dụng. Vì vậy, các sản phẩm được sản xuất dựa trên chuẩn 802.11 ngày càng ít được sản xuất và dừng hẳn.

gif-mui-tenTìm hiểu thêm: Tổ chức IEEE là gì?

5.2 Chuẩn WiFi 802.11b (Wifi 1)

Vào tháng 7 năm 1999, IEEE đã nâng cấp dựa trên chuẩn 802.11 gốc để tạo ra chuẩn WiFi 802.11b (còn được gọi là WiFi 1). Băng thông hỗ trợ lên đến 11Mbps, tương đương với Ethernet truyền thống lúc này. 

Tuy nhiên, chuẩn 802.11b lại sử dụng tần số tín hiệu không được kiểm soát (2,4 GHz), dẫn đến khả năng bị nhiễu từ các thiết bị khác trong cùng dải tần số. Mặc dù vậy, 802.11b vẫn có ưu điểm là giá thành thấp và phạm vi tín hiệu tốt. Nhược điểm duy nhất của chuẩn này là nhiễu từ do các thiết bị gia dụng khác.

5.3 Chuẩn WiFi 802.11a (WiFi 2)

Song song chuẩn WiFi 802.11b, IEEE đã phát triển bản nâng cấp thứ hai cho chuẩn 802.11 và đặt tên là chuẩn WiFi 802.11a (còn được gọi là WiFi 2). 802.11a hỗ trợ băng thông lên tới 54 Mbps và sử dụng phổ tần số quy định quanh mức 5GHz. 

Dù tần số của 802.11a cao hơn rất nhiều so với 802.11b song phạm vi của chuẩn này hẹp hơn so với chuẩn 802.11b và khó xuyên qua các vật cản hơn. Vì giá thành cao hơn, chuẩn 802.11a phù hợp với các mạng doanh nghiệp, trong khi chuẩn 802.11b thích hợp hơn với thị trường mạng gia đình.

5.4 Chuẩn WiFi 802.11g (WiFi 3)

Chuẩn WiFi 802.11g (WiFi 3) được ra mắt vào năm 2002 và 2003, là một chuẩn mới được đánh giá cao trên thị trường sử dụng mạng không dây. 802.11g là sự kết hợp giữa các ưu điểm của chuẩn 802.11a và 802.11b. 

Băng thông hỗ trợ lên đến 54 Mbps và phạm vi rộng với tần số 2.4 Ghz. 802.11g có khả năng tương thích với các chuẩn trước đó như 802.11b, có nghĩa các điểm truy cập 802.11g sẽ hoạt động tốt với các adapter mạng không dây 802.11b và ngược lại.

Điểm mạnh của 802.11g là tốc độ truyền dữ liệu rất nhanh, phạm vi tín hiệu tốt và ít bị cản trở. Tuy nhiên, 802.11g lại có giá thành cao hơn so với 802.11b, việc nhiễu từ các thiết bị gia dụng vẫn là 1 điểm trừ lớn chưa được cải thiện.

gif-mui-tenXem thêm: Băng thông là gì? Tìm hiểu về băng thông mạng (Bandwidth)

5.5 Chuẩn WiFi 802.11n (WiFi 4)

Chuẩn WiFi 802.11n (còn gọi là WiFi 4) được thiết kế để cải thiện hiệu suất so với chuẩn 802.11g bằng cách sử dụng nhiều tín hiệu không dây và các anten công nghệ MIMO. Đề giải thích dễ hiểu cho bạn đọc thì thuật ngữ MIMO là viết tắt của Multiple Input, Multiple Output. Công nghệ MIMO cải thiện phạm vi và băng thông trên đồng thời 4 luồng.

Chuẩn WiFi 802.11n được ra mắt vào năm 2009 với khả năng cung cấp băng thông tối đa lên đến 600 Mbps. Phạm vi tín hiệu của tiêu chuẩn này cũng tốt hơn so với các chuẩn Wifi trước đó với cường độ tín hiệu được tăng lên và khả năng tương thích ngược với các thiết bị adapter chuẩn 802.11b, 802.11g.

Có thể nói điểm mạnh của chuẩn 802.11n đến từ tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhất và phạm vi tín hiệu tốt nhất, cũng như khả năng chống nhiễu tốt hơn từ các nguồn bên ngoài. Tuy nhiên, giá thành của 802.11n lại cao hơn 802.11g. Việc ứng dụng nhiều tín hiệu không dây có thể gây nhiễu loạn các mạng chuẩn 802.11b và 802.11g ở gần.

5.6 Chuẩn WiFi 802.11ac (WiFi 5)

802.11ac là chuẩn kết nối wifi mới nhất được sử dụng rộng rãi hiện nay. Sử dụng công nghệ không dây băng tần kép, chuẩn Wifi 802.11ac hỗ trợ kết nối đồng thời trên cả 2 băng tần 2.4 GHz và 5 GHz. 

Tiêu chuẩn này có khả năng tương thích ngược với các tiêu chuẩn khác như 802.11b, 802.11g, 802.11n. Băng thông đạt được đến 1.300 Mbps trên băng tần 5 GHz và 450 Mbps trên băng tần 2.4 GHz.

gif-mui-tenĐọc thêm: Wifi 5Ghz là gì? Sự khác biệt giữa Wifi 5Ghz với 2.4Ghz truyền thống

cac-chuan-wifi.jpg
Lịch sử phát triển của các chuẩn wifi từ đời đầu đến thế hệ thứ 5

5.7 Wifi 6/ Wife 6E - Chuẩn kết nối wifi 2019 - 2020

WiFi 6 hay chuẩn IEEE 802.11ax được ra mắt vào năm 2020 và trở thành chuẩn kết nối wifi mới nhất và phổ biến trong suốt năm 2020. Cho đến cuối năm 2020, Wifi 6E ra đời mang tới khả năng kết nối Wifi với bằng tần mới nhất 6Ghz. Tìm hiểu thêm thông tin về wifi 6 qua bài viết: WiFi 6 là gì? 7 ưu điểm nổi bật của chuẩn WiFi 6 bạn cần biết

Khi WiFi 6E được triển khai, sẽ có 14 kênh 80MHz mới và 7 kênh 160MHz được tạo ra, giúp tăng dung lượng mạng đáng kể cho người dùng. Những khu dân cư đông đúc hay các tòa nhà doanh nghiệp tắc nghẽn sẽ được sử dụng đường truyền Wifi tốt hơn, giảm thiểu hiện tượng nhiễu loạn và băng thông gấp 4 lần băng thông có sẵn của kết nối Wifi. 

Các tính năng mà Wifi 6 sở hữu bao gồm:

  • Mô hình 8x8 đường lên/đường xuống MU-MIMO.
  • Công nghệ OFDMA và BSS Color để cung cấp khả năng xử lý, phân bổ tài nguyên tới nhiều thiết bị hơn gấp bốn lần.
  • Cải thiện hiệu quả mạng và tuổi thọ pin của thiết bị, trong đó có thời lượng pin của các thiết bị IoT.
  • Chế độ điều chế biên độ vuông góc 1024 (1024-QAM) tăng thông lượng cho các hoạt động sử dụng nhiều băng thông bằng cách truyền nhiều dữ liệu hơn trong cùng một lượng phổ.

gif-mui-tenXem thêm bài so sánh: So sánh Wifi 5 và Wifi 6: 10 điểm khác biệt chính bạn cần biết

cac-chuan-wifi-4
Wifi 6 mang đến nhiều công nghệ mới cũng như tốc độ được cải thiện nhiều hơn so với chuẩn wifi tiền nhiệm

5.8 Wifi 7 - Kỷ nguyên mới của mạng không dây

Wifi 7 hay chuẩn IEEE 802.11be là chuẩn Wifi mới nhất được phát triển dựa trên sự đổi mới của WiFi 6 và WiFi 6E. Một kỷ nguyên không dây mới khi Wifi 7 mang tới các tính năng cực đắt giá như:

  • Tăng tốc độ kết nối: Việc áp dụng các kênh 320 MHz có kích thước gấp đôi các thế hệ Wifi trước đây. Công nghệ điều chế biên độ vuông 4K QAM cho phép tín hiệu nhúng 1 lượng dữ liệu lớn hơn so với QAM 1K.
  • Tốc độ trên lý thuyết cực cao: Với việc chấp thuận gấp đôi cả băng thông, số lượng luồng spatial streams cùng phương pháp điều chế mới 4K-QAM. Tốc độ lý thuyết của chuẩn 802.11be có thể đạt tới sẽ gấp 4.8 lần so với tốc độ 9.6 Gbps trên Wifi 6, tức là 46 Gbps!
  • Công nghệ OFDMA giúp tối ưu hóa quá trình truyền tải và phân bổ tài nguyên
  • Độ rộng băng thông 320 MHz giúp tăng gấp đôi thông lượng tối đa so với chuẩn Wifi 6. Đồng thời các kênh 160 + 160 MHz hay 80 + 80 MHz trên mạng Wifi chuẩn AC cũng được ứng dụng để mở rộng hóa băng thông truyền tải.
  • MU-MIMO viết tắt của Multi-User Multiple Input and Multiple Output sẽ giúp nâng cấp đáng kể hiệu quả phổ tần. Với 16 luồng spatial streams của chuẩn 802.11be sẽ tăng gấp đôi thông lượng trong lý thuyết.

gif-mui-tenTìm hiểu sâu hơn về chuẩn wifi 7 qua bài viết: Wifi 7 là gì? Khám phá công nghệ Wifi 7 có gì vượt trội

6. Bảng so sánh các chuẩn kết nối Wifi hiện nay

Chuẩn IEEE

Chuẩn 802.11

Chuẩn 802.11b (WiFi 1)

Chuẩn 802.11a (WiFi 2)

Chuẩn 802.11g (WiFi 3)

Chuẩn 802.11n (WiFi 4)

Chuẩn 802.11ac (Wifi 5)

Chuẩn 802.11ax (Wifi 6)

Chuẩn Wifi 6E

Chuẩn Wifi 7

Năm phát hành

1997

1999

1999

2003

2009

2013

2019

2020

2022

Tần số

2.4 GHz

2.4 GHz

5 GHz

2.4 GHz

2.4/5 GHz

2.4 GHz

5 GHz

2.4 GHz

5 GHz

2.4 GHz

5 GHz

6 GHz

2.4 GHz

5 GHz

6 GHz

Tốc độ tối đa

2 Mbps

11 Mbps

54 Mpbs

54 Mpbs

600 Mbps

1730 Mbps

600–9608 Mbps

600–9608 Mbps

~46 Gbps

7. Chuẩn Wifi nào được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam?

Tất cả các chuẩn WiFi đều được sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hai chuẩn phổ biến nhất hiện nay là 802.11g và 802.11n, với 802.11n là chuẩn được sử dụng nhiều nhất. Chuẩn 802.11n hoạt động trên cả hai dải tần 2.4GHz và 5GHz.

Hiện nay, một số thiết bị mới được sản xuất tại Việt Nam đã sử dụng chuẩn 802.11ac. Tuy nhiên, số lượng này vẫn chưa nhiều (trái ngược với tình hình sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển). Một phần lý do là do chưa phù hợp với hạ tầng mạng hiện tại của Việt Nam, vẫn còn hạn chế.

8. Một số công nghệ không dây khác 

Ngoài các chuẩn WiFi đã đề cập, còn tồn tại một số công nghệ mạng không dây khác.

Các chuẩn trong nhóm 802.11, như 802.11h và 802.11j, là các mở rộng của công nghệ WiFi, mỗi chuẩn đều phục vụ các mục đích cụ thể.

Bluetooth là một công nghệ mạng không dây khác. Nó hỗ trợ trong phạm vi hẹp (khoảng 10m) và băng thông thấp (1-3Mbps), được thiết kế cho các thiết bị di động và tiết kiệm năng lượng. Bluetooth có giá thành sản xuất thấp, khiến nó trở nên hấp dẫn cho các hãng sản xuất. Bluetooth thường được sử dụng trong kết nối giữa PDA, điện thoại di động và máy tính PC, nhưng hiếm khi được sử dụng cho kết nối mạng WLAN nói chung do phạm vi và tốc độ truyền dữ liệu.

gif-mui-tenXem thêm bài viết: BLE là gì? Sự vượt trội Bluetooth Low Energy mang lại

công nghệ không dây Bluetooth
Lịch sử phát triển công nghệ không dây Bluetooth 

Tạm kết

Cho đến nay đã có khá nhiều đời Wifi được cải tiến, với mỗi cải tiết các thiết bị wifi mới sẽ cho người dùng khả năng truy cập nhanh hơn, truyền tải dữ liệu ổn định và tối ưu hơn. Hi vọng rằng thông qua bài viết các chuẩn wifi trên của Việt Tuấn bạn đọc đã có cái nhìn rõ nét hơn về các chuẩn Wifi mới nhất hiện nay. 

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123