Industrial Computer hay IPC dịch ra tiếng việt là Máy tính công nghiệp, được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp hiện nay. Vậy IPC là gì? IPC có những ưu nhược điểm gì? Các dòng sản phẩm IPC thông dụng hiện nay? Bạn đọc có thể tìm thấy những thông tin hấp dẫn trong bài viết ngay sau đây. Cùng tìm hiểu ngay!
Tổng quan về Máy tính công nghiệp là gì?
IPC (Industrial PC – industrial computer) là tên tiếng anh của máy tính công nghiệp. Đây là hệ thống máy tính chuyên dụng cho các môi trường công nghiệp, yêu cầu khả năng hoạt động 24/7 với hiệu suất cao, ổn định. Máy tính công nghiệp hay IPC được thiết kế với độ bền vượt trội so với các dòng PC dân dụng, khả năng hoạt động ổn định được những môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ cao, các điều kiện môi trường bụi bẩn, rung động mạnh…
IPC thường chạy trên các hệ điều hành cơ bản như Windows hoặc Linux, tương tự như máy tính văn phòng thông thường. Tuy nhiên, hệ điều hành của IPC cũng như phần mềm có thể được tùy chỉnh hoặc tối giản hóa để đáp ứng các yêu cầu công việc chuyên dụng trong môi trường công nghiệp.
Lịch sử ra đời của Industrial Computer
Máy tính công nghiệp được phát triển vào những năm 1990 khi các công ty về tự động hóa có xu hướng thiết kế phần mềm có khả năng mô phỏng hệ thống PLC chạy trên nền máy tính. Ban đầu, việc sử dụng thiết bị PC cho các tác vụ tự động hóa không đạt được hiệu quả khi vướng phải rất nhiều vấn đề về sự ổn định, hiệu suất hoạt động của hệ điều hành cũng như việc không tương thích trong môi trường công nghiệp.
Vì vậy, các hãng công nghệ ra sức cải tiến trong thiết kế của các IPC theo tiêu chuẩn công nghiệp, sử dụng hệ điều hành ổn định hơn cũng như phần cứng có độ tương thích cao và độ bền thiết kế được đảm bảo.
Các hệ thống IPC hay máy tính công nghiệp thường được trang bị các bộ vi xử lý vô cùng mạnh mẽ cũng như dung lượng lưu trữ và bộ nhớ RAM lớn hơn nhiều lần so với các mô hình PLC. Một trong những lợi thế của IPC nằm ở việc quản trị viên có thể chạy đồng thời cả ứng dụng HMI và chương trình điều khiển trên cùng một máy tính. Qua đó, tiết kiệm đáng kể về mặt chi phí đầu tư cũng như công sức triển khai.
Xem thêm: PLC là gì? Cấu tạo, vai trò và chức năng chính của PLC là gì?
Tổng hợp các dòng máy tính công nghiệp thông dụng hiện nay
Hiện nay, tại đơn vị Việt Tuấn chuyên cung cấp các dòng máy tính công nghiệp nổi bật như:
Máy tính công nghiệp kèm màn hình cảm ứng
Máy tính công nghiệp kèm màn hình cảm ứng là sự kết hợp của hệ thống Industrial Computer với màn hình cảm ứng công nghiệp. Máy tính công nghiệp kèm màn hình cảm ứng là sự lựa chọn hàng đầu trong các ứng dụng công nghiệp sử dụng giao diện HMI (Người và máy).
1 số lĩnh vực ứng dụng nổi bật như: Tự động hóa nhà máy, máy móc, thiết bị và IoT thông minh. Máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng giúp xử lý các thao tác nhanh gọn hơn, với màn hình cảm ứng giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh và thao tác trực tiếp để quản lý, điều khiển hệ thống.
Máy tính nhúng công nghiệp (Embedded Computer hay Embedded System)
Dòng sản phẩm này thường sẽ loại bỏ hoàn toàn quạt tản nhiệt (Fanless) để tối ưu kích cỡ sản phẩm, cũng như đơn giản hóa công đoạn lắp đặt, bố trí. Để bù đắp việc thiếu quạt tản nhiệt có thể gây ra tình trạng quá nhiệt gây suy giảm hiệu suất. Embedded Computer sẽ có phần vỏ máy sẽ đóng vai trò như 1 hệ thống tản nhiệt lớn, đảm bảo khả năng hoạt động ổn định ngay cả trọng môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ cao từ 20°C đến 70°C.
Các linh kiện của Máy tính nhúng công nghiệp được tích hợp sẵn trên mainboard. Ngoài ra, Embedded Computer cũng tích hợp sẵn nhiều cổng I/O, phục vụ cho các kết nối truyền thông công nghiệp quan trọng như: RS232, RS422, RS485, LAN (POE), Display, Digital Input/ Output. VGA, HDMI, DVI, DP, USB port type A…
Embedded Computer cũng hỗ trợ việc chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số và ngược lại thông qua các module chuyển đổi Analog-to-Digital Converter (ADC) và Digital-to-Analog Converter (DAC). Điều này cho phép máy tính nhúng công nghiệp có thể thu thập và điều khiển các tín hiệu analog trong các ứng dụng công nghiệp như dây truyền sản xuất tự động hóa từ xa, robot tự hành…
Máy tính IPC Rackmount/Wallmount/Desktop dạng 1U 2U 4U
IPC Rackmount/Wallmount/Desktop 1U 2U 4U là tổng hợp của các mẫu sản phẩm:
- Máy tính công nghiệp lắp trong tủ rack mạng với kích thước 1/2/4U.
- Industrial Computer gắn tường (Wallmount).
- Hệ thống IPC để bàn (Desktop).
Các dòng sản phẩm trên đều có điểm chung là phần cứng tích hợp cực kỳ mạnh mẽ, bao gồm:
- CPU I3/I5/I7/I9/ Xeon đa nhân, đa luồng, xung nhịp cao. 1 số model hỗ trợ tới 2 CPU để nâng cấp hiệu suất xử lý.7
- Nhiều khe cắm RAM khả dụng, hỗ trợ lên tới hàng trăm thậm chí hàng TB dung lượng RAM.
- Hỗ trợ nguồn kép song song, chuyển đổi dự phòng, Hotswap linh hoạt.
- Cổng mạng tốc độ cao, card mạng quang học SFP/SFP+ 1/10G
- Hỗ trợ số lượng lớn ổ cứng lưu trữ (HDD, SSD, M.2 NVMe) với dung lượng khả dụng lên tới hàng Petabyte. Hỗ trợ các chuẩn ổ cứng SAS, SATA.
- Bo mạch chủ Mainboard ATX/MicroATX hỗ trợ nhiều tùy chọn nâng cấp với khe cắm PCIe.
- Hệ thống cổng kết nối đa dạng: RS232, RS422, RS485, LAN (POE), Display, Digital Input/ Output. VGA, HDMI, DVI, DP, USB port type A…
Ứng dụng nổi bật của Industrial Computer
Máy tính công nghiệp IPC hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều mô hình công nghiệp như:
- Hệ thống tự động hóa nhà máy
- Trạm thu phí giao thông
- Trạm thu phí bãi xe ô tô
- Hệ thống lưu trữ CCTV
- Trạm quan trắc môi trường
- Lắp trên các xe quan trắc, xe lưu động..
Khác biệt giữa máy tính công nghiệp và máy tính văn phòng
Máy tính công nghiệp (IPC) có các chức năng tương tự như một chiếc máy tính văn phòng bình thường (PC); tuy nhiên máy tính công nghiệp sẽ khác máy tính văn phòng ở phần cứng:
- Độ bền và độ ổn định: IPC được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao, rung động, sóc và bụi bẩn, với thời gian hoạt động liên tục 24/24 giờ trong môi trường công nghiệp. Điều này đòi hỏi các thành phần phần cứng bền bỉ và có khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt.
- Hiệu suất và khả năng mở rộng: IPC thường được trang bị với các CPU chuyên dụng như Intel Xeon, cùng với hệ thống bộ nhớ RAM có dung lượng lớn và hỗ trợ công nghệ ECC để đảm bảo tính ổn định và độ tin cậy cao trong quá trình hoạt động. Khả năng mở rộng và nâng cấp cũng là điểm mạnh của IPC để đáp ứng các yêu cầu công việc khác nhau.
- Hệ điều hành và phần mềm: IPC thường sử dụng các hệ điều hành cơ bản như Windows hoặc Linux, giống như máy tính văn phòng thông thường. Tuy nhiên, các ứng dụng và phần mềm cụ thể có thể được tùy chỉnh hoặc tích hợp để đáp ứng các yêu cầu công việc đặc biệt trong môi trường công nghiệp.
Mua máy tính công nghiệp IPC chính hãng, giá tốt nhất?
Việt Tuấn hiện đang là nhà phân phối chính hãng uy tín của các thương hiệu máy tính công nghiệp lớn trên thế giới như HP, Dell, Advantech, Asus... Chúng tôi cam kết giá máy tính công nghiệp tại Việt Tuấn luôn có giá tốt, hỗ trợ cho các đối tác cũng như dự án lớn toàn quốc với nguồn hàng chính hãng 100%
Đơn vị Việt Tuấn cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm máy tính công nghiệp chất lượng, hỗ trợ support trước và sau dự án tận tâm nhất. Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, sẽ hỗ trợ xử lý triệt để các vấn đề khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng thiết bị.
Vì vậy, Việt Tuấn chính xác là địa chỉ mua máy tính công nghiệp hàng đầu dành cho khách hàng doanh nghiệp toàn quốc. Chúng tôi cam kết:
- Sản phẩm máy tính công nghiệp giá rẻ, chính hãng được nhập khẩu từ nhiều thương hiệu lớn.
- Đầy đủ giấy tờ kiểm định, hồ sơ nhập khẩu CO/CQ, hợp đồng mua bán…
- Bảo hành theo đúng tiêu chuẩn hãng, hỗ trợ kỹ thuật, lắp đặt thực tế theo yêu cầu của khách hàng.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin bạn đọc cần biết về máy tính công nghiệp hay IPC (Industrial computer). Đừng quên liên hệ cho Công nghệ Việt Tuấn để được tư vấn, báo giá máy tính công nghiệp IPC phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp bạn!
Xem thêm