Chọn MENU

Hướng dẫn chi tiết cách thiết lập Wifi Mesh hiệu quả nhất

Wifi Mesh đã và đang là công nghệ sóng vô tuyến thông dụng nhất hiện nay, cho phép mở rộng phạm vi bao phủ của mạng Wifi tại nhà riêng, văn phòng, khu vui chơi, nhà hàng… Hầu hết các thương hiệu thiết bị mạng hiện nay đều phát triển công nghệ này trên các thiết bị router/ modem qua đó mang tới hiệu suất wifi tốt hơn, khả năng kết nối đa thiết bị. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thiết lập Wifi Mesh tại nhà, chưa biết làm gì. Chắc chắn sẽ không thể bỏ qua bài viết ngay sau đây!

thiet-lap-wifi-mesh.jpg
Hướng dẫn chi tiết cách thiết lập Wifi Mesh hiệu quả nhất

1. Wifi Mesh là gì?

Wifi Mesh là một công nghệ mạng không dây tiên tiến đã mang đến sự cải tiến đáng kể trong việc phân phối tín hiệu Wifi trong một không gian lớn. Thay vì dựa vào một thiết bị truyền tín hiệu duy nhất như trong hệ thống mạng Wifi truyền thống, Wifi Mesh sử dụng một mạng lưới các thiết bị truyền tín hiệu nhỏ gọi là "các node Mesh" để tạo ra một hệ thống mạng liên tục và mạnh mẽ. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các thông tin về wifi mesh qua bài viết: Wifi Mesh là gì?

wifi-mesh-la-gi
Wifi Mesh tạo ra một hệ thống mạng liên tục và mạnh mẽ

2. Lợi ích mà Wifi Mesh mang lại là gì?

Lợi ích của Wifi Mesh có thể kể đến như:

  • Một trong những ưu điểm nổi bật của Wifi Mesh chính là khả năng mở rộng tín hiệu mạng một cách linh hoạt, cải thiện phạm vi phủ sóng. Khi một thiết bị AP được thêm vào mạng, phạm vi phủ sóng Wifi sẽ được mở rộng thêm. Điều này cho phép tín hiệu Wifi có thể len lỏi đến từng ngóc ngách trong căn nhà của bạn, xóa bỏ hoàn toàn những điểm đen không thể truy cập wifi. 
  • Ngoài ra, Wifi Mesh cung cấp tính năng chuyển vùng nhanh, hỗ trợ các thiết bị khách có thể di chuyển giữa các node truyền tín hiệu một cách liền mạch mà không bị mất đường truyền internet. Khi một nút gặp sự cố hoặc tắt nguồn, các thiết bị khác trong mạng sẽ tự động đảm nhận trách nhiệm truyền tín hiệu. Điều này đảm bảo rằng tín hiệu Wifi vẫn được duy trì liên tục và không bị gián đoạn. 
  • Hiện nay việc thiết lập và quản lý Wifi Mesh không quá phức tạp, các hãng thiết bị hàng đầu hiện nay đã phát triển các trình quản lý cục bộ (phần mềm) và trình quản lý đám mây để người dùng có thể lựa chọn tùy vào nhu cầu sử dụng. Bạn cũng có thể sử dụng điện thoại hay tablet để theo dõi, cấu hình và quản lý hệ thống mạng Wifi Mesh tại nhà riêng, văn phòng mọi lúc mọi nơi.
  • Khi được định cấu hình, tất cả các thiết bị AP đều có cùng SSID và mật khẩu truy cập. Vì vậy bạn có thể di chuyển qua từng phòng với kết nối internet hoàn toàn ổn định thay vì phải đăng nhập lại mỗi lần di chuyển. 

gif-mui-tenTìm hiểu thêm: SSID là gì?

loi-ich-cua-wifi-mesh
Điểm nổi bật lớn nhất của wifi mesh là khả năng mở rộng tín hiệu mạng một cách linh hoạt

3. Bạn cần bao nhiêu thiết bị phát Wifi để thiết lập Wifi Mesh?

Phạm vi phủ sóng càng rộng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần đầu tư nhiều thiết bị phát wifi hơn. Tuy nhiên để tránh tiêu tốn quá nhiều chi phí đầu tư, bạn sẽ cần tính toán chính xác mức độ phủ sóng không dây mà bạn cần cho ngôi nhà của mình. 

Để bắt đầu, hãy tính diện tích của ngôi nhà của bạn và bất kỳ khu vực ngoài trời nào mà bạn muốn hệ thống Wifi Mesh chạm tới, đồng thời đừng quên tính đến khoảng cách giữa các tầng (nếu nhà bạn có nhiều hơn 2 tầng)

Đừng quên đọc kỹ thông số kỹ thuật của sản phẩm trước khi đặt mua, có một số những thông số bạn cần chú trọng chính là: băng tần phát sóng, cường độ tín hiệu, phạm vi truyền phát, công nghệ truyền tải… Đặc biệt khả năng xuyên tường, xuyên vật cản đóng vai trò quan trọng nếu nhà của bạn có rất nhiều đồ đạc, các cấu trúc như tường, cửa ra vào hay sàn nhà. Những yếu tố trên có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc truyền tín hiệu không dây.

gif-mui-tenĐọc thêm: Băng tần Wifi là gì? Các loại băng tần phổ biến nhất hiện nay

can-bao-nhieu-wifi-de-thiet-lap
Việc tính toán diện tích ngôi nhà sẽ giúp bạn biết được chính xác mình cần bao nhiêu thiết bị phát wifi

4. Thiết lập vị trí các node mạng trong Wifi Mesh

Trước khi thiết lập wifi mesh tại nhà riêng, bạn sẽ cần tải xuống và cài đặt các phần mềm quản trị dành cho laptop, PC hay điện thoại di động nếu bạn lựa chọn cách quản lý cục bộ bằng ứng dụng. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn quản lý thiết bị thông qua nền tảng đám mây của hãng. Một số ứng dụng hay nền tảng quản lý wifi mesh thông dụng hiện nay có thể kể đến như: UniFi Controller, Open Mesh CloudTrax, Cisco Meraki Dashboard, Ruckus Cloud.

Khi bạn đã tải xuống ứng dụng, bạn sẽ cần phải tạo tài khoản và mật khẩu quản trị viên. Hãy đảm bảo rằng bạn đã lưu hoặc ghi lại tài khoản để tránh phải thiết lập lại hệ thống của bạn sau này. Hầu hết các thương hiệu đều khuyến nghị rút phích cắm của modem hoặc bộ định tuyến trước khi thiết lập wifi mesh để hệ thống có thể tự đặt lại và gán địa chỉ IP hợp lệ cho các node thiết bị. 

Để bắt đầu thiết lập, hãy mở ứng dụng quản trị và làm theo hướng dẫn để thiết lập tính năng Wifi Mesh và thêm các node vệ tinh vào mạng lưới.

Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn cần chú trọng đó chính là vị trí lắp đặt của từng thiết bị AP (đóng vai trò node mạng) để có vùng phủ sóng Wifi tối ưu, hoàn toàn không có bất kỳ “vùng chết” nào trong ngôi nhà. 

Wifi Mesh luôn yêu cầu có một router wifi làm node chính, cung cấp kết nối internet cho tất cả các node vệ tinh khác. Hiện nay việc cấp nguồn cho thiết bị khá dễ dàng khi bạn có thể lựa chọn việc cấp nguồn thông qua adapter DC hoặc sử dụng tính năng PoE (cấp nguồn qua dây mạng, kết nối với router, modem PoE). Đối với những sơ đồ Wifi Mesh có quy mô lớn, Việt Tuấn sẽ khuyến khích bạn lựa chọn việc cấp nguồn thông qua PoE để cải thiện tính tiện lợi, dễ dàng triển khai, tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng.

thiet-lap-node-mang-trong-wifi-mesh
Wifi Mesh yêu cầu có một router wifi làm node chính để cung cấp kết nối internet cho các node vệ tinh 

Nếu bạn đang sử dụng nhiều hơn một node vệ tinh, hãy thiết lập theo quy tắc hai phòng. Đặt từng node gần ổ cắm điện (nếu bạn cấp nguồn qua DC) và cách xa sàn nhà, trên giá sách hoặc mặt bàn. 

Đối với những ngôi nhà nhiều tầng bạn cần cố gắng hạn chế khoảng cách giữa các node thiết bị ở tầng trên và tầng dưới không quá 30 feet.. Một số thiết bị AP hiện nay của hãng Ubiquiti, TP-Link hay Ruckus có tính năng thông báo trạng thái thiết bị thông qua đèn LED hoặc bạn cũng có thể giám sát đường truyền kết nối giữa các node thiết bị. Nếu thiết bị mất kết nối hay cường độ tín hiệu chập chờn, hãy lựa chọn lại vị trí đặt node và thực hiện kiểm tra lại độ mạnh của tín hiệu.

Khi định vị các node trong wifi mesh, bạn cũng cần lưu ý liệu vị trí đặt node có phù hợp để kết nối với các thiết bị như máy tính, TV, Playstation, Camera hay không. Đơn giản bởi các thiết bị này sẽ hoạt động tốt hơn nếu được kết nối với mạng có dây, cung cấp đường truyền internet tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn. Hầu hết các thiết bị AP hiện nay đều được trang bị ít nhất một cổng RJ45 cho phép bạn sử dụng kết nối có dây. Vì vậy hãy cố gắng đặt các node thiết bị trong khoảng cách dây cáp từ 6 đến 10 feet để thiết bị có thể hưởng lợi từ kết nối không dây.

Khi bạn đã cài đặt xong các node thiết bị trong Wifi Mesh, hãy kiểm tra lại hiệu suất tốc độ mạng Wifi để xử lý các vấn đề còn tồn đọng. Ví dụ kiểm tra tốc độ mạng của bạn có tương đồng với tốc độ mà gói cước nhà mạng cam kết cung cấp cho bạn hay không…

gif-mui-tenXem thêm: RJ45 là gì?

thiet-lap-node-mang-trong-wifi-mesh-2
Vị trí đặt node cần phù hợp để kết nối với các thiết bị như máy tính, TV, Playstation, Camera....

5. Lựa chọn Backhaul có dây hay không dây?

Backhaul trong Wifi Mesh là khái niệm để chỉ kết nối truyền dẫn dữ liệu giữa các node vệ tinh và node chính trong Wifi Mesh. Backhaul đóng vai trò quyết định khả năng giao tiếp và chia sẻ dữ liệu giữa các node trong Wifi Mesh có hiệu quả hay không.

Có hai loại backhaul phổ biến trong hệ thống Wifi Mesh:

  • Wired Backhaul: Đây là kết nối dây trực tiếp giữa các node vệ tinh và thiết bị node chính, sử dụng cáp Ethernet. Kết nối có dây này cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu cao và tính ổn định cao. Wired Backhaul thường được sử dụng trong các cài đặt mạng cần hiệu suất cao, như các văn phòng lớn hoặc nhà có nhiều tầng.
  • Wireless Backhaul: Đây là kết nối không dây giữa các node trong Wifi Mesh. Thông qua việc sử dụng sóng không dây, dữ liệu được truyền qua các nút Mesh liên kết với nhau để đến thiết bị trung tâm. Kết nối không dây khá tiện lợi và linh hoạt nhưng tốc độ và sự ổn định có thể bị ảnh hưởng bởi các vật cản và khoảng cách giữa các node trong mạng.

Sự lựa chọn giữa wired backhaul và wireless backhaul phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của mạng. Wired backhaul thường được ưu tiên trong các môi trường đòi hỏi tốc độ và độ ổn định cao, trong khi wireless backhaul là một lựa chọn linh hoạt và dễ dàng triển khai trong các môi trường không thể sử dụng dây cáp Ethernet. Đọc thêm thông tin về Ethernet tại đây.

backhaul-co-day-hay-khong-day
Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của mạng mà người dùng sẽ lựa chọn wired hay wireless backhaul

6. Thiết lập các tính năng nâng cao cho hệ thống Wifi Mesh

Sau khi hệ thống lưới Wi-Fi của bạn được cài đặt, đã đến lúc thiết lập các tính năng nâng cao. Một số tính năng tiện lợi trên Wifi Mesh có thể kể đến như:

  • Tính năng kiểm soát của phụ huynh: Cho phép các bậc phụ huynh tạo hồ sơ cho từng thành viên trong gia đình, giới hạn quyền truy cập vào một số trang web nhất định và tự động ngắt kết nối vào những thời điểm cụ thể trong ngày như giờ đi ngủ và giờ ăn tối. 
  • Cài đặt QoS: Nếu bạn là một game thủ hay một streamer, công việc của bạn yêu cầu phải sử dụng tốc độ mạng cao hơn. Hãy sử dụng cài đặt QoS (Quality of Service) để phân bổ băng thông ở những vị trí node mạng cần thiết nhất. QoS cho phép bạn sắp xếp các ứng dụng, phần mềm hay tác vụ theo các mức độ ưu tiên băng thông bao gồm: Cao, Trung bình và Thấp. Hiện nay các phần mềm quản trị đã được phát triển trở nên thân thiện hơn với người dùng, cung cấp cho người dùng một loạt các cài đặt QoS tự động, tối ưu nhanh chóng trải nghiệm: xem phim, game online, duyệt web và trò chuyện video trực tuyến.
  • Thiết lập mạng lưới IoT cho các thiết bị thông minh trong nhà: Một tính năng nổi bật được khai thác tối đa trên Wifi Mesh chính là thiết lập mạng lưới quản lý các thiết bị thông minh IoT. Với Wifi Mesh, bạn có thể dễ dàng kết nối các thiết bị thông minh trong nhà như đèn chiếu, điều hòa, quạt, camera, chuông cửa và điều khiển dễ dàng thông qua trình quản trị thiết bị.

gif-mui-tenTham khảo thêm: IOT là gì? Tại sao IOT lại quan trọng trong thời đại 4.0?

smart-home
Nhờ có wifi mesh việc thiết lập mạng lưới IoT cho các thiết bị thông minh trong nhà trở nên dễ dàng

7. Những lưu ý để cải thiện hiệu suất của hệ thống Wifi Mesh

Để cải thiện hiệu suất của hệ thống Wifi Mesh, bạn đọc có thể tham khảo các giải pháp ngay sau đây:

  1. Thiết lập sơ đồ triển khai các node mạng một cách chiến lược: Vị trí đặt các thiết bị AP có vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất. Hãy đảm bảo rằng các node mạng được đặt ở những vị trí chiến lược trong ngôi nhà hoặc không gian làm việc của bạn để tối ưu hóa phạm vi phủ sóng và độ mạnh của tín hiệu.
  2. Xác định số lượng node thiết bị phù hợp: Số lượng thiết bị AP cần thiết phụ thuộc vào diện tích và cấu trúc không gian của nhà bạn. Bạn cần đảm bảo số lượng thiết bị để đảm bảo tín hiệu phủ sóng rộng rãi và mạnh mẽ trong toàn bộ khu vực. 
  3. Kết nối backhaul có dây: Nếu có khả năng, sử dụng backhaul có dây (wired backhaul) thay vì wireless backhaul. Kết nối có dây giữa các node thiết bị trong wifi mesh sẽ cung cấp tốc độ và độ ổn định tốt hơn, giúp cải thiện hiệu suất của mạng.
  4. Đảm bảo firmware và phần mềm được cập nhật: Đảm bảo rằng firmware và phần mềm thiết bị được cập nhật phiên bản mới nhất. Các bản cập nhật thường bao gồm các cải tiến hiệu suất, bảo mật và sửa lỗi, giúp tối ưu hóa hoạt động của mạng Wifi Mesh.
  5. Tối ưu hóa kênh Wifi: Kiểm tra và tùy chỉnh kênh Wifi của các node thiết bị để tránh xung đột tín hiệu. Sử dụng công cụ quét Wifi hoặc Wireless Map để phân tích bản đồ thiết bị và cường độ tín hiệu. 
  6. Quản lý thiết bị kết nối: Kiểm soát số lượng thiết bị kết nối đồng thời với mạng Wifi Mesh. Nếu có quá nhiều thiết bị đồng thời, nó có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất mạng. Xác định các thiết bị không sử dụng hoặc không cần thiết và ngắt kết nối để giảm tải cho mạng.
  7. Sử dụng các tính năng tối ưu hóa: Nếu hệ thống Wifi Mesh của bạn có các tính năng tối ưu hóa tự động, hãy sử dụng nó. Các tính năng như Beamforming và QoS (Quality of Service) có thể cải thiện hiệu suất và ưu tiên lưu lượng dữ liệu cho từng tác vụ cụ thể.
  8. Kiểm tra và tối ưu hóa môi trường mạng: Xem xét các yếu tố ngoại vi như tường, vật cản, thiết bị điện tử hoạt động gần mạng Wifi. Chắc chắn rằng không có những yếu tố này làm giảm hiệu suất mạng.
  9. Sau khi thiết lập thành công hệ thống Wifi Mesh bạn cần kiểm tra định kỳ hiệu suất mạng, các sự kiện an ninh hay nâng cấp thường xuyên các bản firmware mới. Việc này sẽ giúp hệ thống Wifi Mesh của bạn hoạt động ổn định, cải thiện tốc độ và cường độ tín hiệu mạng Wifi hay bổ sung thêm các tính năng mới từ nhà sản xuất.
he-thong-wifi-mesh
Thiết lập sơ đồ các node mạng một cách có chiến lược sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu suất của wifi mesh

8. Tổng kết

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết cách thiết lập Wifi Mesh hiệu quả nhất tại nhà riêng và văn phòng làm việc của bạn. Wifi Mesh là một công nghệ mạng không dây đột phá, mang đến sự linh hoạt và hiệu suất vượt trội cho mạng Wifi. Công nghệ này sử dụng nhiều node phát sóng được phân bố trong không gian, tạo thành một mạng lưới liên kết để đảm bảo vùng phủ sóng rộng hơn, cải thiện cường độ tín hiệu wifi. Hi vọng rằng bạn đọc đã có đầy đủ những thông tin cần thiết nhất để chủ động thiết lập hệ thống Wifi Mesh hiệu quả. Đừng quên đón đọc những bài viết mới nhất của Việt Tuấn để tiếp cận những kiến thức CNTT mới nhất!

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123