Chọn MENU

SNMP là gì? Cơ chế hoạt động của giao thức SNMP

Giao thức SNMP là gì? Cơ chế hoạt động và lợi ích giao thức SNMP mang lại là gì? Nếu bạn đọc đang có những thắc mắc trên thì bài viết ngay sau đây dành cho bạn. Việt Tuấn đã tổng hợp đầy đủ kiến thức cung cấp cho bạn đọc cái nhìn chi tiết nhất về giao thức SNMP là gì!

giao-thuc-snmp.gif
SNMP là gì? Cơ chế hoạt động của giao thức SNMP 

1. SNMP là gì?

SNMP là gì? Giải đáp cho câu hỏi này thì SNMP là một giao thức quản lý mạng đơn giản được sử dụng rộng rãi trong các mạng doanh nghiệp và tổ chức để giám sát và quản lý các thiết bị mạng. Giao thức này cho phép các quản trị viên mạng thu thập thông tin dễ dàng, quản lý hiệu quả hơn tất cả các thiết bị mạng không có hệ điều hành trong cơ sở hạ tầng.

Một số khả năng của giao thức SNMP có thể kể đến như:

  • Quản lý tốc độ đường truyền của thiết bị router (thông tin về tổng số byte đã truyền/nhận).
  • Quản lý số lương ổ cứng, thông tin ổ cứng (Dung lượng đã sử dụng, dung lượng còn trống).
  • Tắt hoặc vô hiệu hóa các port trên switch khi một port bị down.

SNMP được thiết kế để chạy trên nền TCP/IP với vai trò quản lý các thiết bị có nối mạng TCP/IP. Các thiết bị mạng không nhất thiết phải là máy tính mà có thể là bộ chuyển mạch switch, router cân bằng tải hay thiết bị tường lửa firewall, adsl gateway. Sử dụng phần mềm SNMP, người quản trị mạng có thể quản lý, giám sát tập trung từ xa toàn bộ hệ thống mạng.

SNMP là gì
SNMP được thiết kế để chạy trên nền TCP/IP với vai trò quản lý các thiết bị có nối mạng TCP/IP

1.1. Lợi ích của giao thức SNMP là gì?

Sau khi đã nắm rõ SNMP là gì? Lợi ích của giao thức SNMP cũng là thắc mắc được nhiều người dùng quan tâm:

  • Tổ chức cấu trúc, quản lý mạng hiệu quả hơn: SNMP cho phép quản trị viên mạng giám sát, quản lý và điều khiển các thiết bị mạng từ một điểm duy nhất. Điều này giúp tăng hiệu quả quản lý mạng, giảm thời gian và chi phí quản lý mạng.
  • Giảm thời gian và chi phí bảo trì: SNMP cho phép quản trị viên mạng giám sát và phát hiện các vấn đề kỹ thuật trên các thiết bị mạng trước khi xảy ra sự cố. Điều này giúp giảm thời gian sửa chữa và chi phí bảo trì mạng.
  • Cải thiện tính sẵn sàng của mạng: SNMP cung cấp các thông tin liên quan đến tình trạng của các thiết bị mạng, giúp quản trị viên có thể phát hiện và giải quyết các vấn đề kỹ thuật kịp thời, tiêu biểu như vấn đề downtime.
  • Đánh giá hiệu suất mạng: SNMP cho phép quản trị viên mạng giám sát các thông số hiệu suất mạng như băng thông, tải trọng mạng, số lượng gói tin và thời gian hồi đáp. Qua đó có thể đánh giá hiệu suất mạng và phát hiện kịp thời các vấn đề hiệu suất.
  • Tăng tính bảo mật của mạng: SNMPv3 là phiên bản tốt nhất hỗ trợ các tính năng bảo mật như mã hóa và xác thực để bảo vệ các thông tin quan trọng trên mạng. 

gif-mui-tenXem thêm bài viết liên quan: IP Private là gì? Tìm hiểu kiến thức về địa chỉ IP Private

2. Cơ chế hoạt động của SNMP

2.1. Các thành phần của SNMP

Kiến trúc của SNMP bao gồm 5 thành phần chính trong 2 chủ thế riêng biệt gồm các trạm quản lý mạng (Network Management Station) và các thành phần trong mạng (network Element). Chi tiết về 5 thành phần chính:

  • SNMP Agent: Là phần mềm chạy trên các thiết bị mạng, cho phép các thiết bị này trao đổi thông tin với các Client thông qua giao thức SNMP. SNMP Agent chứa các thông tin về trạng thái hoạt động của thiết bị, bao gồm các thông tin về CPU, bộ nhớ, băng thông, tình trạng kết nối và các thông tin khác.
  • SNMP Manager: Là phần mềm chạy trên các máy tính hoặc thiết bị khác, được sử dụng để giám sát và quản lý các thiết bị mạng. SNMP Manager có khả năng truy cập và điều khiển các thông tin của SNMP Agent trên các thiết bị mạng.
  • Các thiết bị được SNMP quản lý: Đây là tập hợp các thiết bị hay phần tử mạng được quản lý và giám sát, ví dụ: router, switches, server, máy trạm, máy in.
  • Cơ sở thông tin quản lý (Management information base – MIB): Management information base là một file văn bản (có đuôi .mib) dùng để phân loại và mô tả thông tin của tất cả các đối tượng được sử dụng bởi một thiết bị cụ thể hỗ trợ và cho phép SNMP kiểm soát. Cơ sở dữ liệu này phải được tải vào SNMP Manager (NMS) để có thể xác định và theo dõi trạng thái của các thuộc tính này. Mỗi mục MIB được đính kèm với một định danh đối tượng (OID).
  • OID hay Object ID có nghĩa là Định danh đối tượng. Object ID được biểu diễn bằng các chuỗi số phân tách bằng dấu chấm. Cơ sở thông tin quản lý MIB quản lý 2 đối tượng chính: Scalar (Vô hướng): Các đối tượng được xác định bởi một cá thể đối tượng (tức là chỉ có thể có một kết quả.) và Tabular (Bảng): Các đối tượng được xác định bởi nhiều cá thể đối tượng có liên quan được nhóm trong các bảng MIB.

SNMP hoạt động bằng cách gửi các yêu cầu và nhận các phản hồi từ các thiết bị mạng, cho phép các quản trị viên mạng thu thập thông tin về trạng thái và hoạt động của các thiết bị cũng như thực hiện các thao tác quản lý như khởi động lại thiết bị, cấu hình các thông số mạng và nhiều hơn nữa. 

Cụ thể khi SNMP Manager muốn thu thập thông tin từ SNMP Agent trên một thiết bị mạng, nó sẽ gửi một yêu cầu (SNMP Get Request) đến SNMP Agent. Sau đó, SNMP Agent sẽ trả về các giá trị tương ứng với các thông tin được yêu cầu. 

Tương tự, khi SNMP Manager muốn cập nhật thông tin trên SNMP Agent, sẽ gửi một yêu cầu SNMP Set Request để cập nhật các giá trị của các thông tin.

gif-mui-tenĐọc thêm: Network là gì? Lợi ích, ứng dụng và các loại network (A-Z)

Các thiết bị được SNMP quản lý
Các thiết bị được SNMP quản lý

2.2. Cách thức hoạt động của SNMP

Cơ chế hoạt động của SNMP được thực hiện qua các bước cơ bản sau đây:

  • SNMP Get Request: SNMP Manager gửi yêu cầu Get Request tới SNMP Agent để lấy thông tin về một mục đích cụ thể.
  • SNMP GetNextRequest: SNMP Manager yêu cầu đối tượng tiếp theo trong cơ sở dữ liệu MIB. SNMP Manager có thể liên tục yêu cầu dữ liệu cho đến khi hết dữ liệu để nắm bắt được được tất cả dữ liệu có sẵn trên SNMP Agent.
  • SNMP GetBulkRequest: SNMP Manager yêu cầu truy xuất lượng dữ liệu lớn đồng thời từ các SNMP Agent.
  • SNMP Get Response: SNMP Agent trả về phản hồi Get Response chứa thông tin yêu cầu từ SNMP Manager.
  • SNMP Set Request: SNMP Manager gửi yêu cầu Set Request tới SNMP Agent để thay đổi giá trị của một mục đích cụ thể.
  • SNMP Set Response: SNMP Agent trả về phản hồi Set Response để xác nhận yêu cầu Set Request đã được thực hiện thành công.
  • SNMP Trap: SNMP Agent tự động gửi SNMP Trap để thông báo cho SNMP Manager về các sự kiện quan trọng như lỗi mạng hoặc cảnh báo mạng.
  • SNMP Inform: SNMP Agent gửi SNMP Inform để thông báo cho SNMP Manager về các sự kiện quan trọng như khắc phục lỗi mạng hoặc báo cáo tình trạng mạng.

gif-mui-tenXem thêm: SSH là gì? Tìm hiểu tất cả kiến thức về giao thức SSH chi tiết

Cách thức hoạt động của SNMP
Mô phỏng cách thức hoạt động của SNMP

3. Lịch sử và các phiên bản của SNMP

SNMP được phát triển bởi Lực lượng Chuyên trách về Kỹ thuật Liên mạng (Internet Engineering Task Force - IETF) vào những năm 1980 để giám sát các thiết bị mạng từ xa. Từ đó đến nay, SNMP đã được phát triển với 3 phiên bản cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Các phiên bản chính của giao thức SNMP bao gồm:

3.1 SNMPv1

Là phiên bản đầu tiên của SNMP, được ra mắt vào năm 1988. Phiên bản này được thiết kế để thu thập các thông tin cơ bản về trạng thái hoạt động của các thiết bị mạng, nhưng không cung cấp tính năng bảo mật. Phiên bản này chủ yếu được sử dụng để quản lý các thiết bị mạng cổ điển như router, switch, và các thiết bị lưu trữ dữ liệu Nas.

SNMPv1
SNMPv1 là phiên bản đầu tiên của SNMP ra mắt năm 1988

3.2 SNMPv2

SNMPv2 hay Simple Network Management Protocol version 2 là một phiên bản nâng cấp của SNMP v1. SNMP v2 được phát hành vào năm 1993, và bao gồm nhiều cải tiến và mở rộng so với phiên bản trước đó. Các cải tiến của SNMPv2 bao gồm sự mở rộng của bộ phận MIB (Management Information Base), các loại PDU (Protocol Data Unit) mới và các khả năng mạng mới hơn.

Một số đặc tính chính của SNMPv2 bao gồm:

  • Mở rộng MIB: SNMPv2 mở rộng bộ phận MIB để cung cấp thông tin quản lý chi tiết hơn về các thiết bị mạng. MIB của SNMP v2 cung cấp một bộ sưu tập các đối tượng quản lý mới, bao gồm cả các đối tượng thời gian, đối tượng vật lý và đối tượng bảo mật.
  • Loại PDU mới: SNMPv2 bao gồm hai loại PDU mới là GetBulkRequest và Inform Request. GetBulkRequest cho phép SNMP Manager lấy nhiều thông tin về các đối tượng quản lý cùng lúc, giảm thiểu số lượng truy vấn mạng. Inform Request cho phép SNMP Agent gửi thông báo về các sự kiện quan trọng đến SNMP Manager.
  • Các khả năng mạng mới hơn: SNMP v2 hỗ trợ nhiều giao thức truyền thông hơn, bao gồm cả giao thức User Datagram Protocol (UDP) và Transport Control Protocol (TCP). SNMP v2 cũng hỗ trợ sự bảo mật mạng tốt hơn với sử dụng giao thức Security Protocol (SNMPv2c).

gif-mui-tenTìm hiểu thêm: TCP/IP là gì? Chức năng, kiến thức về giao thức mạng TCP/IP

SNMPv1
SNMPv2 bao gồm sự mở rộng của bộ phận MIB, các loại PDU mới và các khả năng mạng

3.3 SNMPv3

Là phiên bản hiện tại của SNMP, được ra mắt vào năm 2002. Phiên bản này có các tính năng bảo mật mạnh mẽ hơn, bao gồm các phương thức xác thực, mã hóa và quản lý truy cập để bảo vệ thông tin trên mạng. Ngoài ra, SNMPv3 còn cung cấp nhiều tính năng mới, được thiết kế để cung cấp tính bảo mật và quản lý mạng tốt hơn so với các phiên bản trước đó.

Một số đặc tính chính của SNMPv3 bao gồm:

  • Bảo mật tốt hơn: SNMPv3 cung cấp tính năng bảo mật mạng tốt hơn với sử dụng các giao thức mã hóa như AES (Advanced Encryption Standard) và SHA (Secure Hash Algorithm). SNMPv3 cũng cung cấp khả năng xác thực người dùng bằng cách sử dụng các thông tin đăng nhập như tên người dùng và mật khẩu.
  • Quản lý mạng tốt hơn: SNMPv3 cung cấp các tính năng quản lý mạng mới hơn bao gồm các cấu hình bảo mật và quản lý thông tin người dùng. SNMPv3 cũng cung cấp tính năng phân quyền, cho phép quản trị viên mạng xác định quyền truy cập của từng người dùng hoặc nhóm người dùng vào các đối tượng quản lý trên mạng.
  • Hỗ trợ nhiều giao thức: SNMPv3 hỗ trợ nhiều giao thức truyền thông hơn bao gồm cả giao thức User Datagram Protocol (UDP) và Transport Control Protocol (TCP). SNMPv3 cũng cung cấp khả năng định tuyến mạng, cho phép các thiết bị mạng phát hiện và chuyển tiếp thông tin quản lý đến SNMP Manager.
SNMPv3
SNMP có các tính năng bảo mật mạnh mẽ hơn, bao gồm các phương thức xác thực, mã hóa và quản lý truy cập

4. Tổng kết

Tóm lại SNMP là giao thức mạng đơn giản, hỗ trợ cực kỳ hiệu quả các doanh nghiệp và tổ chức trong quá trình giám sát và quản lý các thiết bị mạng trong cơ sở hạ tầng. Hi vọng rằng thông qua bài viết của Việt Tuấn, bạn đọc đã có cái nhìn chi tiết về giao thức SNMP là gì cùng lợi ích mà giao thức này có thể mang lại.

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123