Chọn MENU

Máy trạm là gì? Sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường

Chắc hẳn bạn đọc không ít lần nghe qua về Workstation - Một dòng máy tính hay laptop có cấu hình hiện đại, chuyên sử dụng trong các tác vụ chuyên nghiệp về khoa học, công nghệ thông tin và thiết kế đồ họa hiện nay. Vậy máy trạm là gì? Vai trò của máy trạm là gì? Để hiểu rõ hơn về máy trạm workstation là gì bạn đọc đừng bỏ lỡ bài viết ngay sau đây.

may-tinh-cong-nghiep-la-gi-uu-diem-noi-bat-cua-may-tinh-cong-nghiep
Máy trạm là gì? Sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường

1. Máy trạm là gì?

Máy trạm (workstation) là một loại máy tính có cấu hình cao và được thiết kế để sử dụng trong các môi trường làm việc chuyên nghiệp như thiết kế đồ họa, lập trình, xử lý âm thanh và video. Máy trạm thường có nhiều CPU, bộ nhớ RAM lớn, ổ cứng dung lượng cao và các card đồ họa mạnh mẽ để xử lý các tác vụ phức tạp. Ngoài ra, máy trạm còn được trang bị nhiều cổng kết nối để đáp ứng nhu cầu của các chuyên gia công nghệ thông tin và thiết kế.

Máy trạm (workstation) là một loại máy tính có cấu hình cao
Máy trạm (workstation) là một loại máy tính có cấu hình cao

1.1 Máy trạm tiếng anh là gì?

Máy trạm có tên tiếng anh là Workstation, có sự khác biệt với máy tính thông thường đối với các tiêu chí về hiệu năng, sự ổn định và sự tương thích với các lĩnh vực chuyên nghiệp như thiết kế, công nghệ thông tin, đồ họa 3D, render video.

1.2 Laptop máy trạm là gì?

Laptop máy trạm hay Workstation laptop là phiên bản tiện lợi, di động cho phép các chuyên gia công nghệ có thể làm việc với hiệu năng tốt nhất ở mọi nơi thay vì ngồi yên một chỗ với một bộ máy cây đồ sộ. Laptop máy trạm vẫn sở hữu những công nghệ và chất lượng phần cứng tốt nhất, đủ để cung cấp cho người dùng hiệu năng để xử lý công việc. Tuy nhiên khi so sánh giữa dòng máy trạm laptop và máy trạm thông thường, hiệu năng của laptop vẫn thấp hơn bởi ảnh hưởng của một số yếu tố như hệ thống tản nhiệt, nguồn điện sử dụng…

Laptop máy trạm vẫn sở hữu những công nghệ và chất lượng phần cứng tốt nhất
Laptop máy trạm vẫn sở hữu những công nghệ và chất lượng phần cứng tốt nhất

2. Cấu tạo chi tiết của máy tính trạm

Nhìn chung máy trạm cũng là một hệ thống máy tính có đầy đủ các linh kiện giống như một chiếc máy tính thông thường. Tuy nhiên sự khác biệt ở đây chính là sự hiện đại và đắt tiền của hệ thống phần cứng cùng với đó là sự tương thích và mượt mà ở mức cao nhất đối với các tác vụ phần mềm. Qua đó những đối tượng chuyên sử dụng các dòng máy trạm workstation thường là các nhà lập trình; nhà thiết kế đồ hoạ, trò chơi; các nhà khoa học… Tất cả những đối tượng trên đều yêu cầu tốc độ xử lý vượt trội, hiệu năng đồ họa mạnh mẽ và sự tương thích cao mà chỉ có các dòng máy trạm mới có thể cung cấp được.

Cụ thể cấu tạo chi tiết của các dòng máy trạm, bạn đọc có thể tham khảo ngay sau đây:

  • Bộ vi xử lý (CPU): CPU là bộ vi xử lý, đóng vai trò xử lý các phép toán logic và số học, điều khiển các tác vụ được thực hiện trên máy tính. Thông thường với các dòng máy trạm hiện nay, các mẫu CPU được sử dụng thường là dòng Xeon, Core I7. Qua đó đảm bảo khả năng xử lý đa luồng với khối lượng dữ liệu khủng.
CPU được sử dụng thường là dòng Xeon, Core I7
CPU được sử dụng thường là dòng Xeon, Core I7
  • Bộ nhớ RAM: Là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu trong quá trình sử dụng máy tính. Máy trạm thường có dung lượng RAM lớn để xử lý nhiều tác vụ phức tạp cùng lúc (16GB - 64GB với tối thiểu 4 slot khe RAM). Đặc biệt bộ nhớ RAM của máy trạm được tích hợp chức năng tự kiểm tra & sửa lỗi ECC Memory - Tính năng hoàn toàn không có đối với các loại máy tính thông thường.
  • Ổ cứng: Các dòng Máy trạm PC hay máy trạm laptop thường sử dụng các dòng ổ cứng chính như: HDD, SAS và SSD để vừa đảm bảo dung lượng cao cho việc lưu trữ, vừa đảm bảo hiệu năng xử lý các tác vụ nặng về tính toán và đồ họa chuyên nghiệp. RAID là công nghệ được sử dụng khá phổ biến với các dòng máy trạm, mang tới nhiều lợi ích lớn về hiệu năng truy xuất dữ liệu, bảo vệ an toàn dữ liệu.
  • Mainboard: Các dòng bo mạch chủ được sử dụng cho máy trạm workstation thường sở hữu những điểm mạnh như: Sử dụng chipset cao cấp hơn; hỗ trợ lắp đặt nhiều CPU hay card đồ họa cùng lúc; có nhiều khe cắm RAM để mở rộng dung lượng; chipset hỗ trợ việc cài đặt nhiều loại RAID. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin về RAID tại đây.
bo mạch chủ được sử dụng cho máy trạm workstation
Mẫu bo mạch chủ được sử dụng cho máy trạm workstation
  • Card đồ họa: Là thành phần quan trọng trong việc xử lý đồ họa và video. Máy trạm thường được trang bị các card đồ họa mạnh mẽ để xử lý các tác vụ đồ họa, video chuyên nghiệp hay công nghệ AI hiện đại. Quadro của AMD và FirePro của AMD là 2 dòng Card đồ họa chuyên được sử dụng bởi các dòng Workstation laptop hay PC.
  • Nguồn điện: Các dòng máy trạm, nguồn điện có thể có công suất lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng các thiết bị phần cứng và card đồ họa mạnh mẽ.
  • Các cổng kết nối: Máy trạm thường có nhiều cổng kết nối để kết nối với các thiết bị khác như màn hình, máy in, thiết bị lưu trữ ngoài và các thiết bị mạng khác.
  • Bộ tản nhiệt: Là thành phần giúp giải nhiệt và làm mát cho các thành phần phần cứng bên trong máy tính. Với những linh kiện hiện đại và xử lý tác vụ tương đối nặng, không lạ gì khi nhiệt lượng tỏa ra từ workstation thường khá cao. Vì vậy máy trạm thường được trang bị các bộ tản nhiệt hiện đại và quạt làm mát để giảm nhiệt độ trong quá trình sử dụng.

gif-mui-tenXem thêm: Phần cứng máy tính là gì? Các phần cứng máy tính cơ bản

3. Ưu/ Nhược điểm của máy tính trạm là gì?

Các dòng máy trạm PC và máy trạm laptop đều sở hữu những ưu điểm đáng chú ý như:

  • Hệ thống hoạt động ổn định, ít lỗi vặt: Các hệ thống máy trạm hiện nay đều tích hợp sẵn công nghệ ECC RAM - Khả năng tự động kiểm tra, sửa lỗi cũng như điều khiển được dòng dữ liệu ra vào RAM và hạn chế lỗi xảy ra khi tín hiệu được truyền ở tốc độ cao.
  • Multiple Processor Cores: Sử dụng đồng thời nhiều bộ vi xử lý giúp máy trạm có thể xử lý các tác vụ mạnh mẽ hơn, nhanh hơn và xử lý được khối dữ liệu lớn hơn so với các dòng máy tính thông thường.
  • Khả năng mở rộng dung lượng, linh kiện mới cực kỳ dễ dàng. 
  • Tính tương thích cao giữa phần cứng, phần mềm mang tới sự mượt mà trong mọi tác vụ xử lý. Việc lựa chọn từng linh kiện trong máy trạm đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định khả năng xử lý công việc có mượt mà hay không.
  • Cung cấp hiệu năng xử lý đồ họa, xử lý dữ liệu vượt trội, máy trạm phù hợp với những nhà khoa học, chuyên gia phân tích, nhà thiết kế đồ họa hay quay dựng phim.

Tuy nhiên các dòng máy trạm vẫn tồn tại những giới hạn như:

  • Chi phí triển khai khá đắt đỏ do các linh kiện phần cứng được sử dụng là các dòng hiện đại nhất, mới nhất và nhiều tính năng tiên tiến.
  • Diện tích lắp đặt tương đối lớn đối với các dòng máy trạm PC, đối với máy trạm laptop khối lượng cũng tương đối nặng và cồng kềnh.

gif-mui-tenTham khảo thêm: Phần mềm máy tính là gì? Phân loại phần mềm máy tính

PC và máy trạm laptop đều sở hữu những ưu điểm
PC và máy trạm laptop đều sở hữu những ưu điểm

4. Lợi thế của máy tính trạm là gì?

Lợi thế của máy tính trạm là gì? Đối với các dòng máy tính thông thường hệ thống máy trạm sử dụng những linh kiện phần cứng tốt nhất, độ tương thích đồng bộ cao. Cụ thể:

Các dòng workstation hiện nay đều sử dụng ECC Memory Word size 72 bit trong đó có 64 bit dành cho xử lý dữ liệu và 8 bit dành cho mã ECC. Đó là lý do các mẫu máy trạm laptop hay máy trạm PC rất ít khi xảy ra các sự cố về hệ thống, lỗi màn hình xanh, reboot… Đặc biệt là trong quá trình xử lý dữ liệu nặng như quá trình Render video, export thiết kế 3D - 4D..

Bộ vi xử lý chuyên nghiệp Xeon hàng đầu tới từ Intel: Mọi dòng workstation cao cấp đều sử dụng Xeon với những ưu điểm vượt trội so với các dòng CPU Core thông thường:

  • CPU cache có dung lượng cao: Bộ nhớ lưu trữ tạm thời có tốc độ trích xuất dữ liệu, thông tin nhanh hơn nhiều lần so với bộ nhớ RAM.. Hầu hết các bộ vi xử lý Xeon sẽ có bộ nhớ Cache L3 lên tới 15 - 45MB, cao hơn  so với các dòng chip Core thông dụng với máy tính truyền thống hiện nay. Bộ nhớ cache là một trong những lợi thế của CPU Xeon giúp tốc độ xử lý dữ liệu của máy trạm nhanh hơn rất nhiều so với các dòng Desktop hiện nay.
  • Hỗ trợ RAM ECC - Giảm thiểu tối đa rủi ro lỗi hệ thống. Tự động phát hiện và sửa chữa hư hỏng dữ liệu nhằm đảm bảo hiệu suất tổng thể ổn định hơn. Chỉ có bộ vi xử lý Xeon hỗ trợ ECC RAM.
  • CPU nhiều lõi hơn, khả năng lắp đặt đồng thời nhiều CPU trên mainboard. Các bộ vi xử lý Xeon v4 mới nhất hiện nay có tối đa 60 lõi CPU và sau khi siêu phân luồng có thể lên tới 120. Đây là lý do tại sao các dòng CPU Xeon lại được ưa chuộng cho những công việc đồ họa nặng hay phân tích dữ liệu chuyên sâu. 

gif-mui-tenTìm hiểu thêm: CPU server là gì? Sự khác biệt của CPU server với CPU truyền thống

Lợi thế của máy tính trạm
Lợi thế của máy tính trạm

5. Tiêu chí lựa chọn máy trạm là gì?

Lựa chọn máy trạm cho cá nhân và doanh nghiệp, bạn đọc cần quan tâm đến các tiêu chí như:

5.1 Mục đích sử dụng

Hiện nay các dòng máy trạm PC hay máy trạm laptop được sử dụng để lập trình, thiết kế đồ họa, dựng 3D, CAD hay dựng phim chuyên nghiệp. Dựa vào mục đích sử dụng bạn có thể tự mình lắp ráp hệ thống máy trạm với việc chọn lọc từng linh kiện hoặc lựa chọn những bộ máy trạm đã được lắp đặt sẵn được cung cấp bởi các hãng máy tính chuyên nghiệp.

5.2 Ngân sách cá nhân

Ngân sách triển khai đóng vai trò quan trọng thứ hai nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng máy trạm. Tùy vào ngân sách có thể bỏ ra, bạn có thể lựa chọn hãng nào cung cấp giá tốt nhất trên thị trường. Đối với đối tượng doanh nghiệp, có thể nhận rất nhiều lợi ích khi đặt mua số lượng lớn máy trạm tại một đơn vị cung cấp, bao gồm:

  • Được hưởng các chương trình giảm giá, chính sách hỗ trợ khi triển khai số lượng lớn máy chủ.
  • Được bên cung cấp hỗ trợ đầy đủ và lâu dài các giải pháp hệ thống, giúp tối đa hiệu năng sử dụng.

5.3 Lựa chọn thương hiệu sản xuất máy trạm PC hay laptop máy trạm

Hiện nay có ba cái tên nổi bật nhất trong thị trường máy trạm có thể kể đến như HP, Dell, IBM. Người dùng cá nhân hay doanh nghiệp có thể chủ động chọn lọc từng linh kiện phần cứng hoặc lựa chọn những bộ máy trạm đã được thiết lập và cài đặt sẵn với từng cấu hình phục vụ cho từng yêu cầu sử dụng. 

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin Viettuans.vn đã tổng hợp xoay quanh chủ đề máy trạm là gì. Có thể nói hiệu năng của những hệ thống Workstation trong khoa học hay đồ họa hiện nay là không thể bàn cãi. Hãy đón đọc những bài viết mới nhất của chúng tôi để nắm bắt được nhiều công nghệ trong mọi lĩnh vực đời sống hiện nay.

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123