Khi băng tần 6GHz lần đầu tiên được phát hành để sử dụng cho mạng Wifi vào năm 2020, có vẻ như thời đại hoàng kim của mạng không dây Wifi cuối cùng đã tới. Trong bài viết ngay sau đây, Việt Tuấn sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về băng tần 6GHz qua góc nhìn của kiến trúc sư giải pháp sản phẩm cấp cao của RUCKUS Networks - Jim Palmer. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu!
1. Đôi nét về băng tần 6GHz
Bộ phát Wifi không còn quá xa lạ với hầu hết người dùng hiện nay, mang lại kết nối mạng không dây nhanh chóng, tiện lợi, bảo mật cho rất nhiều công việc, giải trí, giám sát an ninh của người dùng cá nhân, doanh nghiệp và gia đình hiện nay. 2.4GHz và 5GHz là 2 phổ tần chính hỗ trợ truyền phát tín hiệu trên thiết bị thu phát Wifi.
Cho đến năm 2020, Tổ chức Wifi Alliance đã công bố một dải tần số mới, mở rộng khả năng phát Wifi sang băng tần 6GHz. Với mục đích cải thiện những hạn chế về mặt ổn định của 2 băng tần truyền thống, giúp giải quyết tình trạng nhiễu sóng và nghẽn mạng. Kết nối WiFi 6GHz sẽ mang lại tốc độ nhanh hơn với độ trễ được giảm đi đáng kể, mang lại trải nghiệm hoàn hảo hơn cho người dùng.
Đối với băng tần 2.4GHz, bạn bị giới hạn ở 11 kênh truyền tải, độ rộng kênh tối đa 20MHz. Ngoài ra chỉ có 3 trong số các kênh truyền tải không bị chồng chéo lên nhau gồm kênh 1, 6 và 11. Các thiết bị phát Wifi hiện đại ngày này đã và đang được trang bị công nghệ phân tích không gian RF, tự động phát hiện nguồn nhiễu sóng và tự động chọn sang kênh truyền tải tối ưu nhất, không bị nhiễu sóng hay tắc nghẽn.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm sự khác nhau giữa wifi 5GHz và 2.4GHz qua bài viết tại đây
Đối với băng tần 5GHz, bạn sẽ có nhiều kênh truyền tải hơn với 24 channels không bị chồng chéo. Băng tần 5GHz cũng hỗ trợ độ rộng kênh cao hơn, cung cấp tốc độ dữ liệu cao hơn cùng khả năng kháng nhiễu trong các khu vực có thiết bị phát sóng vô tuyến đông đúc. Đến với sự xuất hiện của Wifi 6, băng tần 6GHz đã được bổ sung tới 14 kênh 80MHz mới và 7 kênh truyền tải siêu rộng 160MHz. Với tốc độ truyền tải thực tế không cao hơn so với 2 băng tần còn lại, tuy nhiên hiệu quả giảm nhiễu, truyền tải đa kênh của băng tần 6GHz mang tới hiệu quả gấp tới 4 lần.
Đọc thêm: Băng tần Wifi là gì? Các loại băng tần phổ biến nhất hiện nay
2. Hiệu quả thực tế của băng tần 6GHz
Thời đại hoàng kim của Wifi cuối cùng đã đến với sự xuất hiện của băng tần 6GHz. Như một thói quen, điều mà tất cả chúng ta đều làm sau khi cài đặt thiết bị phát Wifi mới chính là kiểm tra tốc độ truyền tải. 1 số bộ phát Wifi hỗ trợ Wifi 6 hiện nay ghi trong thông số kỹ thuật với tốc độ truyền tải lên tới 9.6Gbps. Đây thực sự là mức hiệu năng cực khủng, đồng nghĩa với việc bạn có thể tải xuống trung bình 2 bộ phim trên Netflix với độ phân giải cao nhất trong mỗi giây.
Tuy nhiên, có rất nhiều người dùng kiểm tra thực tế và kết quả trả về chỉ giao động từ 5Gbps - Tức chỉ bằng 50% so với tốc độ PHY tối đa là 9,6 Gbps. Sẽ có rất nhiều người thất vọng hay đánh giá thấp hiệu quả truyền tải trên băng tần 6GHz. Đơn giản bởi, tốc độ là yếu tố quan trọng mà tất cả người dùng hay chuyên gia quan tâm trong mỗi lần các thương hiệu phát hành phần cứng mới, phải không?
Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng: Sẽ còn rất lâu nữa mới có 1 thiết bị di động có thể đạt được thông lượng truyền tải tối đa là 5Gbps qua mạng, chưa nói đến tốc độ PHY là 9,6 Gbps.
Wifi Mesh cũng là 1 công nghệ khá quen thuộc trên hầu hết các dòng sản phẩm bộ phát Wifi hiện nay, cho phép kết nối đa thiết bị để tạo thành 1 mạng lưới phủ sóng rộng hơn. Wifi Mesh thực tế là công nghệ kém hiệu quả và lãng phí băng thông. Để đảm bảo đường truyền Downlink ổn định, chất lượng, băng tần 5GHz sẽ được sử dụng cho kết nối Wifi Mesh. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc tất cả các thiết bị khách sẽ phải sử dụng phổ tần 2,4 GHz với độ rộng kênh 20MHz, tốc độ PHY thấp hơn và tình trạng nhiễu từ cao hơn.
Vì vậy, việc chuyển mạng backhaul sang băng tần 2.4GHz sẽ cho phép thiết bị khách kết nối với băng tần 5GHz và nhận được tốc độ PHY cao hơn.
Hiện nay, việc áp dụng băng tần thứ 3 là băng tần 6GHz trên các bộ phát Wifi có thể giúp phát huy hết tiềm năng của mạng Wifi Mesh.
Sử dụng băng tần 6GHz làm đường truyền mạng Backhaul, bạn có thể khai thác độ rộng kênh lên tới 320 MHz với 8 luồng không gian truyền tải. Ngay lúc này, mạng Wifi Mesh có thể triển khai đồng thời cả 2 băng tần 2.4/5GHz cho người dùng và khách hàng sử dụng. Qua đó mở ra tiềm năng xử lý đa kết nối thiết bị cùng lúc, cung cấp mức thông lượng truyền tải cao hơn và độ phủ sóng rộng hơn.
Bạn cần thiết lập hệ thống không dây đủ khả năng bao phủ cả một khán phòng lớn? Các bộ phát Wifi AP cao cấp của Ruckus như R760 hay R560 hoàn toàn có thể đảm nhiệm công việc này một cách trơn tru. Các thiết bị thông minh IoT và các thiết bị khác sẽ được kết nối tín hiệu trên băng tần 2.4 GHz, Wifi tốc độ cao phục vụ khách hàng sử dụng phổ tần 5GHz, và mạng Backhaul sẽ sử dụng băng tần 6GHz làm đường truyền chính.
Tham khảo thêm: Độ rộng kênh Wifi là gì? Sự khác biệt giữa Wifi 20MHz và Wifi 40MHz
3. Tổng kết
Bài viết tới đây là kết thúc, Việt Tuấn đã tổng hợp về băng tần 6GHz với góc nhìn khác của kiến trúc sư giải pháp sản phẩm cấp cao của RUCKUS Networks - Jim Palmer. Hi vọng rằng bạn đọc đã có những thông tin bổ ích về băng tần 6GHz. Đừng quên đón đọc những bài viết mới nhất của Việt Tuấn trong thời gian sắp tới, hứa hẹn sẽ có nhiều chủ đề hấp dẫn đang chờ đón bạn!
Bài viết hay, rất hữu ích.