Chọn MENU

AIoT là gì? Lợi ích khi kết hợp giữa AI và IoT

AIoT là khái niệm kết hợp giữa AI và IoT. AIoT mang đến nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, công nghiệp đô thị với tính tự động hoá cao, xử lý dữ liệu nhanh nhạy. Công nghệ này mở ra triển vọng phát triển cho cuộc sống tương lai về trí tuệ nhân tạo hay các thiết bị, hệ thống thông minh. Cùng Việt Tuấn tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ AIoT trong bài viết sau đây nhé. 

AIoT là gì? Lợi ích khi kết hợp giữa AI và IoT
AIoT là gì? Lợi ích khi kết hợp giữa AI và IoT

1. AIoT là gì?

AIoT hay còn gọi là Artificial Intelligence of Things, là sự kết hợp giữa hệ thống IoT và trí tuệ nhân tạo AI. AI là một lĩnh vực trong khoa học máy tính nhằm tạo ra các hệ thống và chương trình có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà trước đây chỉ có con người có thể làm. Trí tuệ nhân tạo hướng đến tạo ra máy tính và hệ thống thông minh, có khả năng học hỏi, suy nghĩ, phân tích thông tin, nhận biết hình ảnh và ngôn ngữ tự nhiên, và thực hiện các nhiệm vụ phức tạp. 

Các công nghệ AI bao gồm học máy (machine learning), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing), thị giác máy tính (computer vision) và nhiều phương pháp và thuật toán khác. AI được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xe tự lái, chăm sóc sức khỏe, dự báo thời tiết, tư vấn tài chính và nhiều ứng dụng khác.

gif-mui-ten Tìm hiểu thêm thuật toán GNNs của Machine learning : GNNs là gì? Khái niệm chi tiết và ứng dụng thực tế 

AIoT hay còn gọi là Artificial Intelligence of Things, là sự kết hợp giữa hệ thống IoT và trí tuệ nhân tạo A
AIoT hay còn gọi là Artificial Intelligence of Things là sự kết hợp giữa hệ thống IoT và trí tuệ nhân tạo A

IoT (Internet of Things) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một hệ thống trong đó các thiết bị được kết nối với nhau thông qua internet để chia sẻ thông tin và tương tác. Với IoT, các thiết bị có thể giao tiếp và làm việc cùng nhau, tạo nên một mạng lưới kết nối thông minh và mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng trong các lĩnh vực như nhà ở, công nghiệp, y tế, nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.

Có thể nói, với sự kết hợp AI vào các hệ thống IoT, AIoT không chỉ giới hạn trong việc thu thập và truyền thông tin mà có thể thực sự hiểu và phân tích dữ liệu, từ đó cải thiện hoạt động dịch vụ và kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. 

2. Lợi ích khi kết hợp giữa AI và IoT

Có nhiều lợi ích khi kết hợp AI với IoT, lợi ích quan trọng nhất là cải thiện hiệu suất và giảm chi phí.

Nâng cao hiệu suất hoạt động

Với AIoT, các doanh nghiệp/tổ chức có thể nâng cao hiệu suất hoạt động lên mức tối đa. Các hoạt động của máy móc, thiết bị đều được theo sát và kịp thời phát hiện, khắc phục sự cố cũng như thay thế các quá trình thủ công sang tự động hoá. 

AI cũng có thể giúp tiết kiệm nguồn nhân lực khi ứng dụng tự động hoá trong việc kiểm tra và kiểm soát chất lượng, giám sát và đảm bảo các hướng dẫn, quy định được thực hiện nghiêm ngặt. 

Các hoạt động của máy móc, thiết bị đều được theo sát và kịp thời phát hiện, khắc phục sự cố
Các hoạt động của máy móc thiết bị đều được theo sát và kịp thời phát hiện và khắc phục sự cố

Dễ dàng theo dõi thời gian thực

Việc theo dõi hệ thống máy móc theo thời gian chuẩn xác là cực kỳ quan trọng để kịp thời phát hiện các bất thường, sự cố và tìm hướng khắc phục nhanh chóng mà không cần sự can thiệp của con người. Giúp tối ưu thời gian và chi phí tối đa khi hoạt động kinh doanh bị gián đoạn. 

Theo dõi thời gian thực giúp tối ưu thời gian và chi phí tối đa khi hoạt động kinh doanh bị gián đoạn
Giúp tối ưu thời gian và chi phí tối đa khi hoạt động kinh doanh bị gián đoạn

Đảm bảo an toàn hệ thống và tối ưu chi phí hoạt động

Sử dụng AIoT trong các ứng dụng tự động hoá sẽ giúp tối ưu chi phí hoạt động đến mức tối đa. Ví dụ đơn giản như việc tự động điều chỉnh hệ thống đèn và nhiệt độ cho phù hợp để tiết kiệm, tự động ngắt khi không có người. Việc gián đoạn trong hoạt động kinh doanh và sản xuất sẽ tạo ra những tổn thất về kinh tế. Vì vậy việc AIoT giám sát, phân tích dữ liệu hệ thống và kịp thời phát hiện, khắc phục sự cố sẽ giúp hạn chế được tổn thất đến mức tối đa. Việc phát hiện kịp thời các sự cố cũng hạn chế các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra cho máy móc, thiết bị, nhà máy và cả con người. 

Tăng cường an ninh và bảo mật

Kết hợp AI với IoT giúp nâng cao an ninh và bảo mật trong các hệ thống. Các thuật toán AI có thể phân tích dữ liệu từ các thiết bị IoT để phát hiện các hoạt động đáng ngờ và phát hiện các nguy cơ mất an ninh đang tiềm ẩn. 

Ví dụ, trong các hệ thống nhà thông minh, AIoT có thể giám sát và bảo vệ khỏi các cuộc tấn công như xâm nhập, giả mạo thông tin hoặc truy cập trái phép.

gif-mui-tenTìm hiểu sâu hơn trong bài viết: Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là gì? Lợi ích và vai trò của ITS

Kết hợp AI với IoT giúp nâng cao an ninh và bảo mật trong các hệ thống
Kết hợp AI với IoT giúp nâng cao an ninh và bảo mật trong các hệ thống

Tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn

Kết hợp AI và IoT giúp cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. Các hệ thống AIoT có khả năng phân tích dữ liệu và điều chỉnh các thiết bị IoT để đáp ứng nhu cầu và sở thích của người dùng. Ví dụ, trong các hệ thống nhà thông minh, AIoT có thể tự động điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ và các thiết bị khác dựa trên thói quen và yêu cầu của người dùng. 
gif-mui-tenKhám phá lĩnh vực nhà thông minh: Nhà thông minh là gì? Cách thức vận hành của nhà thông minh

AIoT có khả năng phân tích dữ liệu và điều chỉnh các thiết bị IoT để đáp ứng nhu cầu và sở thích của người dùng
AIoT có khả năng phân tích dữ liệu và điều chỉnh các thiết bị IoT để đáp ứng nhu cầu và sở thích của người dùng

3. Nguyên lý hoạt động của AIoT

Các thiết bị IoT thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh thông qua các cảm biến và truyền dữ liệu đến hệ thống AI để phân tích. Công nghệ AI sử dụng các thuật toán và mô hình machine learning để xử lý và phân tích dữ liệu, tạo ra dự đoán và tự động học hỏi từ các tình huống đã xảy ra.

Kết quả của quá trình này là các hệ thống AIoT có khả năng tự động thích ứng, tăng cường khả năng dự đoán và đưa ra quyết định chính xác. Chúng có thể tự động điều chỉnh các thiết bị IoT, tối ưu hóa hoạt động, giảm thiểu lãng phí và tạo ra hiệu suất tốt hơn.

Các ứng dụng của AIoT rất đa dạng, từ quản lý năng lượng và tự động hóa trong các tòa nhà thông minh, quản lý giao thông trong thành phố thông minh, đến quy trình sản xuất tự động trong ngành công nghiệp. AIoT mang lại sự tiện ích, hiệu quả và sự thông minh cho các hệ thống mạng và công nghệ hiện đại.

Mô hình hoạt động chung của các thiết bị IoT
Mô hình hoạt động chung của các thiết bị IoT

4. Ứng dụng và ví dụ thực tiễn của AIoT 

Mặc dù chưa phổ biến nhưng AIoT (Trí tuệ nhân tạo và Internet of Things) đã hiện diện trong nhiều lĩnh vực xung quanh chúng ta, cả trong kinh doanh lẫn cuộc sống cá nhân.

4.1. Smart Building

Các toà nhà hiện đại đang dần khai thác và ứng dụng công nghệ AIoT trong vận hành. Phổ biến như sử dụng để điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, điều hoà, hay sử dụng vân tay để mở cửa,... Tạo ra môi trường an toàn và thoải mái hơn cho người sử dụng. 

4.2. Smart City 

Trong thành phố, nhiều ứng dụng AIoT cũng đang được sử dụng rộng rãi. Ví dụ như quản lý hệ thống đèn tín hiệu giao thông, đèn đường, khu vực đỗ xe, điểm sạc điện,... giúp thành phố hoạt động hiệu quả hơn, giảm các tác động xấu đối với môi trường. 
gif-mui-tenTìm hiểu thêm về Smart City: Smart City là gì? Smart City vận hành như thế nào?

AIoT tương lai sẽ sử dụng phổ biến trong Smart City
AIoT tương lai sẽ sử dụng phổ biến trong Smart City

4.3. Smart Industry

Trong ngành công nghiệp, AIoT được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống, máy móc thiết bị giúp tăng hiệu suất, tiết kiệm tài nguyên, giảm lượng khí thải CO2. AIoT có thể được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, nhiều quy mô doanh nghiệp khác nhau đến cả các công ty đa quốc gia. Công nghệ này thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, giúp dễ dàng quản lý và đưa ra quyết định tốt hơn dựa trên các dữ liệu được cung cấp chính xác. 

máy móc thiết bị giúp tăng hiệu suất, tiết kiệm tài nguyên, giảm lượng khí thải CO2
Công nghệ được sử dụng giúp máy móc thiết bị giúp tăng hiệu suất, tiết kiệm tài nguyên, giảm lượng khí thải CO2

5. Tiềm năng phát triển trong tương lai của AIoT?

Với sự tích hợp của trí tuệ nhân tạo và IoT, AIoT tạo ra một hệ thống thông minh và chủ động hơn. Mục tiêu là để các hệ thống này có thể đưa ra những quyết định chính xác mà không cần sự can thiệp của con người. Một trong những đổi mới có tiềm năng lớn trong AIoT là sự kết hợp với công nghệ 5G. 5G được thiết kế để cho phép truyền các dữ liệu lớn nhanh hơn trong các thiết bị IoT, thông qua băng thông cao hơn và độ trễ thấp hơn. 

5G được thiết kế để cho phép truyền các dữ liệu lớn nhanh hơn trong các thiết bị IoT
5G được thiết kế để cho phép truyền các dữ liệu lớn nhanh hơn trong các thiết bị IoT 

AIoT có thể giúp giải quyết những vấn đề vận hành hiện tại, chẳng hạn như chi phí quản lý nhân sự hiệu quả hoặc sự phức tạp của chuỗi cung ứng và mô hình giao hàng.

Tạm kết 

AIoT là sự kết hợp đột phá giữa Trí tuệ nhân tạo (AI) và IoT. Điều này mang lại những lợi ích to lớn cho các ngành công nghiệp, từ tăng cường hiệu suất vận hành đến tối ưu chi phí. AIoT cho phép các hệ thống máy móc tự động thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu, tạo ra những hệ thống tự động thông minh và hiệu quả hơn. Với tiềm năng phát triển không giới hạn, AIoT đang mở ra cánh cửa cho sự cải tiến và sáng tạo đáng kể trong tương lai.

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123