Chọn MENU

L2TP là gì? Quy trình thiết lập giao thức L2TP

L2TP là một giao thức mạng được sử dụng để tạo ra các kết nối an toàn và ổn định giữa các VPN. L2TP giúp tăng cường tính bảo mật và độ tin cậy trong việc truyền dữ liệu. Với khả năng tương thích với nhiều thiết bị và hỗ trợ các phương thức mã hóa, L2TP là một công nghệ quan trọng trong việc xây dựng hệ thống mạng VPN an toàn và linh hoạt.

L2TP là gì? Quy trình thiết lập giao thức L2TP
L2TP là gì? Quy trình thiết lập giao thức L2TP

1. L2TP là gì?

L2TP là viết tắt của cụm từ Layer 2 Tunneling Protocol. Đây là 1 giao thức được sử dụng phổ biến, với mục đích chủ yếu là để hỗ trợ kết nối trong các mạng VPN. L2TP là phiên bản nâng cấp và kế thừa của giao thức PPTP, với những cải tiến tích cực hơn. Khi hoạt động, L2TP thường được sử dụng cùng giao thức IPSec để tăng tính năng mã hoá và xác thực. 

Giao thức L2TP ra đời từ năm 2000 bởi Microsoft và Cisco với tiêu chuẩn RFC 2661. Vào năm 2005, L2TP đã được nâng cấp lên phiên bản L2TPv3. Bản nâng cấp này giúp cải thiện tốc độ truyền dữ liệu cho giao thức và được sử dụng phổ biến trong kết nối mạng VPN, kết hợp cùng IPSec. 

gif-mui-ten

Tham khảo bài viết: Protocol là gì? Kiến thức, các loại giao thức mạng Protocol

Giao thức L2TP ra đời từ năm 2000 bởi Microsoft và Cisco với tiêu chuẩn RFC 2661
Giao thức L2TP ra đời từ năm 2000 bởi Microsoft và Cisco với tiêu chuẩn RFC 2661

2. Cách thức hoạt động của giao thức L2TP

L2TP thường hoạt động bằng cách kết nối thiết bị máy tính của bạn với máy chủ VPN thông qua một đường truyền kết nối ảo. L2TP thường được sử dụng kết hợp cùng giao thức IPSec để đảm bảo tính bảo mật, IPSec sẽ có vai trò mã hoá và bảo vệ dữ liệu trước khi truyền đến điểm đích.

Khi dữ liệu được truyền qua 1 kết nối ảo giữa 2 điểm, L2TP sẽ sử dụng giao thức PPP để “đóng gói" dữ liệu cần chuyển tiếp, sau đó mã hoá trước khi tiếp tục gửi đi. Quá trình này giúp tăng độ bảo mật cho dữ liệu, tuy nhiên việc xử lý, giải mã dữ liệu có thể sẽ khiến tốc độ kết nối bị giảm sút. 

Cách thức hoạt động và bảo mật của giao thức L2TP
Cách thức hoạt động và bảo mật của giao thức L2TP 

3. Giao thức L2TP có tốc độ kết nối như thế nào?

Giao thức L2TP cần có sự kết hợp của giao thức IPSec để tăng cường bảo mật cho dữ liệu. Và khi 2 giao thức này hoạt động cùng nhau, tốc độ của L2TP cũng bị thay đổi khá nhiều, khả năng phản hồi có thể kém hơn các giao thức khác như PPTP. Vì vậy, người dùng cũng được khuyến cáo nên sử dụng L2TP với một thiết bị CPU có hiệu suất tốt. Cơ bản, L2TP không có tốc độ quá chậm, nhưng cũng không nằm trong danh sách các giao thức nhanh nhất.

4. Tìm hiểu về tính tương thích của L2TP khi hoạt động

Để xét về tính tương thích so với các giao thức khác thì L2TP có độ tương thích tương đương, thậm chí vượt xa các đối thủ của mình. L2TP được cài đặt sẵn ở hầu hết các hệ điều hành khác nhau, điều này cũng mang đến lợi thế khi L2TP có thể tương thích với nhiều hệ điều hành đa dạng như iOS, Android, Mac, Windows, Linux. 

5. Ưu điểm và hạn chế của giao thức L2TP

Giao thức L2TP mang đến rất nhiều ưu điểm nổi bật, song cũng không thể tránh khỏi một số hạn chế nhất định, người dùng nên nhìn cả ưu lẫn nhược điểm để có lựa chọn phù hợp nhất.

5.1. Ưu điểm của giao thức L2TP

Bảo mật cao: Khi giao thức L2TP hoạt động cùng giao thức IPSec, dữ liệu sẽ được mã hoá, đảm bảo tính riêng tư và bảo mật.

Thân thiện với người dùng: L2TP là giao thức được tính hợp trong hầu hết các hệ điều hành phổ biến hiện nay nên rất dễ dàng để người dùng có thể thiết lập kết nối và điều chỉnh cài đặt cho giao thức L2TP. 

Linh hoạt: Các tổ chức có thể kết nối và chia sẻ các dữ liệu mạng giữa các địa điểm khác nhau, đồng thời hỗ trợ nhiều phương tiện truyền dữ liệu qua một mạng công cộng, còn giao thức PPTP chỉ hỗ trợ kết nối qua địa chỉ IP

Với L2TP dữ liệu sẽ được mã hoá đảm bảo tính riêng tư và bảo mật
Với L2TP dữ liệu sẽ được mã hoá đảm bảo tính riêng tư và bảo mật

5.2. Hạn chế của giao thức L2TP 

Firewall: Giao thức L2TP có thể gặp khó khăn trước bảo mật của firewall và khi đi qua cổng NAT (Network Address Translation). Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần thiết lập cấu hình đặc biệt cho giao thức L2TP để có thể vượt qua hàng rào firewall. 

Tốc độ kết nối: Khi kết hợp cùng giao thức IPSec, tuy có thể đảm bảo tính bảo mật cho dữ liệu, nhưng đồng thời cũng làm cho tốc độ đường truyền bị giảm xuống đáng kể.

Kém ổn định: Với tốc độ kết nối và bảo mật của firewall có thể khiến cho hoạt động của L2TP trở nên kém ổn định hơn so với các giao thức khác như OpenVPN hay WireGuard. 

6. Quy trình thiết lập giao thức L2TP

Với lợi thế khi được tích hợp sẵn ở hầu hết các thiết bị và hệ điều hành khác nhau, việc thiết lập và điều chỉnh cài đặt cho L2TP là khá dễ dàng. Hãy đăng ký VPN và kiểm tra xem mình có được hỗ trợ L2TP hay không. Đảm bảo rằng giao thức L2TP của bạn sẽ hoạt động cùng với giao thức IPSec để đảm bảo tính bảo mật cho dữ liệu. Việc thiết lập này có thể thực hiện một cách thủ công hoặc thiết lập tự động qua máy khách VPN.

gif-mui-tenCùng tìm hiểu: Hướng dẫn cấu hình VPN Client to Site sử dụng L2TP/ IPSEC

Mô hình thiết lập giao thức L2TP
Mô hình thiết lập giao thức L2TP

7. Giao thức L2TP được ứng dụng để làm gì?

 Từ khi ra mắt với vai trò phiên bản nâng cấp của giao thức PPTP với những cải tiến nhất định, L2TP được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau.

7.1. Thiết lập VPN

L2TP kết hợp cùng giao thức IPSec để mã hoá, tăng tính bảo mật cho dữ liệu trước khi truyền tin, tạo ra một kết nối VPN tiêu chuẩn và an toàn. L2TP cũng được tích hợp trong các hệ điều hành phổ biến hiện nay nên người dùng có thể thiết lập và điều chỉnh các cài đặt đơn giản. 

L2TP kết hợp cùng giao thức IPSec để mã hoá tạo ra một kết nối VPN tiêu chuẩn
L2TP kết hợp cùng giao thức IPSec để mã hoá tạo ra một kết nối VPN tiêu chuẩn

7.2. Mở rộng mạng LAN

L2TP tạo ra một mạng lưới đường truyền kết nối mạng giữa mạng LAN trung tâm với các thiết bị từ xa khác hoặc kết nối giữa các mạng LAN khác nhau. Điều này giúp hệ thống mạng LAN được mở rộng và liên kết giữa các chi nhánh, cơ sở của công ty/tổ chức ở nhiều địa điểm một cách dễ dàng. Đặc biệt thuận tiện với các mô hình làm việc từ xa. 

7.3. Sử dụng trong mạng ISP

L2TP được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) có thể sử dụng L2TP để chia sẻ dung lượng mạng và điều hướng lưu lượng truy cập cho khách hàng cá nhân. Khi khách hàng sở hữu giao thức L2TP, họ có thể điều khiển lưu lượng truy cập từ máy tính của mình mà không cần phải thông qua máy chủ của ISP. 

Điều này được đảm bảo bằng cách sử dụng mã hóa thông qua giao thức IPSec để bảo vệ thông tin dữ liệu khi truyền qua mạng cho khách hàng cá nhân. 

7.3. Sử dụng trong mạng Wi-Fi công cộng

L2TP thường có vai trò tạo ra nhiều điểm truy cập từ một mạng WiFi, giúp tối ưu chi phí cung cấp internet cho từng điểm truy cập. Đồng thời cũng đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho mạng WiFi công cộng. L2TP được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong các địa điểm như sân bay, thư viện, trường học,...

8. Tại sao nên sử dụng giao thức L2TP?

Kết nối an toàn

L2TP hoạt động với các thuật toán mã hóa AES và 3DES, giúp đảm bảo kết nối an toàn. Các dữ liệu được truyền tải qua L2TP/IPsec không thể bị thay đổi trên đường truyền từ người gửi đến người nhận.

Các sản phẩm RUT cung cấp kết nối an toàn với L2TP/IPsec
Các sản phẩm RUT cung cấp kết nối an toàn với L2TP/IPsec

Thiết lập liên kết đáng tin cậy

L2TP sử dụng các cổng UDP 1701, 500 và 4500 để thiết lập liên kết. Điều này giúp đảm bảo việc thiết lập liên kết đáng tin cậy và ổn định.

Mã hoá dữ liệu an toàn

L2TP sử dụng các phương pháp mã hóa từ IPSec giúp đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu được truyền qua giao thức này. Ngoài ra, L2TP cũng sử dụng IPSec để cung cấp tính bảo mật bổ sung, đảm bảo sự bảo vệ dữ liệu tốt hơn so với PPTP.
gif-mui-tenXem thêm bài viết: TFTP là gì? Tìm hiểu tổng quan về giao thức TFTP

Thiết lập cấu hình đơn giản

L2TP được tích hợp trên nhiều hệ điều hành phổ biến nên việc thiết lập và cấu hình cho giao thức này trở nên nhanh chóng và tiện lợi, cung cấp các tính năng an toàn và đáng tin cậy. 

9. L2TP thế nào khi hoạt động cùng IPSec?

L2TP thường được sử dụng cùng với IPSec để tăng cường tính bảo mật. Khi hoạt động cùng IPSec, L2TP không mã hóa dữ liệu trực tiếp, mà tạo ra đường truyền kết nối dữ liệu và “đóng gói" chúng trước khi được mã hoá. Sau đó, IPSec thực hiện mã hóa dữ liệu và đảm bảo tính riêng tư và bảo mật khi chúng được truyền đến điểm cuối.

Bằng cách kết hợp L2TP và IPSec, chúng ta có một giải pháp hiệu quả để bảo vệ dữ liệu trong quá trình truyền dữ liệu. Nếu tính bảo mật quan trọng hơn tốc độ thì việc sử dụng giao thức L2TP/IPSec có thể là lựa chọn tốt hơn. 
gif-mui-tenXem cơ chế hoạt động của IPSec: IPSec là gì? Vai trò và cách thức hoạt động của IPSec

PSec thực hiện mã hóa dữ liệu và đảm bảo tính riêng tư và bảo mật khi chúng được truyền đến điểm cuối
PSec thực hiện mã hóa dữ liệu và đảm bảo tính riêng tư và bảo mật khi chúng được truyền đến điểm cuối

Tạm kết

L2TP là một giao thức cho phép truyền dữ liệu qua các kết nối mạng VPN một cách linh hoạt, bảo mật và an toàn khi kết hợp cùng giao thức IPSec. Tuy nhiên giao thức này cũng tồn tại một số nhược điểm nhỏ về tốc độ và sự ổn định. Vì vậy người dùng nên xem xét nhu cầu sử dụng của mình, nếu yêu cầu về bảo mật được ưu tiên hơn tốc độ thì L2TP có thể là một lựa chọn tốt. 

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123