Chọn MENU

VPN là gì? Ưu nhược điểm, cách hoạt động, công dụng của VPN

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc như hiện nay, khái niệm VPN đã trở nên quen thuộc hơn với người dùng Internet. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ VPN là gì? Cách thức hoạt động và công dụng của VPN như thế nào? 

Bài viết hôm nay, Việt Tuấn sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin chi tiết nhất về VPN, mời các bạn theo dõi!

1. VPN là gì?

VPNVirtual Private Network, được dịch nghĩa là mạng riêng ảo, là công nghệ cho phép người dùng thiết lập một mạng riêng ảo với một mạng khác trên Internet.

VPN được sử dụng để truyền tải dữ liệu một cách an toàn và ẩn danh, bảo vệ hoạt động trình duyệt web qua các mạng công cộng. Thông qua VPN, người dùng có thể truy cập các trang web bị chặn truy cập về mặt vị trí địa lý.

VPN được sử dụng để truyền tải dữ liệu một cách an toàn và ẩn danh
VPN được sử dụng để truyền tải dữ liệu một cách an toàn và ẩn danh

VPN hoạt động bằng cách ẩn địa chỉ IP của người dùng và mã hoá dữ liệu để chỉ những đối tượng được cấp quyền nhận dữ liệu mới có thể đọc được. VPN sẽ chuyển tiếp toàn bộ lưu lượng Network Traffic của bạn đến hệ thống. Hệ thống này giúp bạn có thể truy cập các trang web từ xa và bypass hoạt động kiểm duyệt của Internet.

>> Tìm hiểu: Network là gì?

2. Cách thức hoạt động của VPN

Khi các thiết bị cá nhân như máy tính, điện thoại,... của bạn được kết nối với mạng riêng ảo VPN, các thiết bị này sẽ hoạt động tương tự một mạng kết nối cục bộ như VPN. Toàn bộ lưu lượng mạng sẽ được gửi thông qua một hệ thống kết nối an toàn đến VPN.

Các thiết bị của bạn đang hoạt động trên hệ thống mạng riêng ảo, do đó bạn được phép truy cập nguồn tài nguyên cục bộ mà không bị giới hạn về khoảng cách địa lý.

Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng kết nối Internet như thể bạn đang có mặt tại vị trí của VPN. Điều này rất có lợi trong trường hợp bạn đang sử dụng Wifi công cộng hoặc muốn truy cập vào trang web bất kỳ bị hạn chế về mặt địa lý.

Khi trình duyệt web của bạn được kết nối với một VPN bất kỳ thì thiết bị của bạn sẽ liên hệ với trang web thông qua kết nối VPN đã được mã hoá. VPN chuyển tiếp yêu cầu cho bạn và chuyển lại phản hồi từ trang web thông qua hệ thống kết nối an toàn.

>> Mua thiết bị tường lửa Firewall Fortinet chuyên dụng bảo mật cao

3. Công dụng của VPN là gì?

Công dụng của VPN là gì? VPN là một công cụ đơn giản nhưng lại đem đến nhiều tiện ích cho người dùng. Dưới đây là một số công dụng của VPN:

3.1. Bảo mật tuyệt đối khi kết nối Wifi công cộng

Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu kết nối Wifi của người dùng tăng lên, bạn dễ thấy Wifi Free có thể xuất hiện ở mọi nơi. Wifi Free là một con dao hai lưỡi với người dùng. Khi bạn phản hồi email công việc tại tiệm bánh hay vô thức lướt đa phương tiện tại nhà hàng, rất có thể mọi hoạt động trực tuyến của bạn đang bị ai đó theo dõi.

Lúc này, VPN sẽ phát huy vai trò của mình, bảo vệ mọi dữ liệu khi bạn truy cập những kết nối mạng bên ngoài, ẩn trình duyệt, các thông tin cá nhân cũng như một số mật khẩu quan trọng tránh bị tin tặc xâm hại.

3.2. Bảo mật dữ liệu khỏi những ứng dụng và dịch vụ

Một số ứng dụng và dịch vụ Internet hiện nay rất đáng quan ngại, điển hình như Facebook, Youtube hay Shopee,...những ứng dụng này có thể thu thập và sử dụng dữ liệu của người dùng. VPN có công dụng ngăn chặn những ứng dụng này theo dõi, thu thập vị trí, dữ liệu truy cập và hành vi sử dụng của bạn trên các ứng dụng đó.

3.3. Bảo mật dữ liệu khỏi nhà cung cấp mạng

Kết nối Wifi tại nhà sẽ hạn chế tối đa khả năng bị xâm nhập và đánh cắp dữ liệu. Tuy nhiên, một mối lo ngại khác là ISP, nhà cung cấp mạng có thể truy cập hệ thống dữ liệu để định vị bạn ở đâu, đang làm gì và sử dụng mạng của họ như thế nào.

Những dữ liệu này có thể được thu thập và bán ra cho những nhà tiếp thị/quảng cáo ngay cả khi trang web của bạn đã được kích hoạt chức năng bảo mật. VPN sẽ là nhân tố quan trọng bảo vệ địa chỉ IP của bạn khỏi ISP bằng cách ẩn định vị.

>> Tìm hiểu: Proxy là gì? Các tính năng, hướng dẫn cài đặt Proxy Server

3.4. Truy cập trang web mọi lúc mọi nơi

Với tính năng ẩn định vị, bạn có thể kết nối với các máy chủ ở bất kỳ nơi nào. Nhờ vậy mà bạn có thể truy cập mọi trang web, nội dung từ quốc tế và không bị giới hạn về quốc gia. 

Bên cạnh đó, tính năng mã hoá của VPN cũng rất hữu ích, giúp bảo vệ thông tin một cách an toàn và hiệu quả.

3.5. Download ẩn danh

Download phần mềm/ứng dụng là nhu cầu thiết yếu của người dùng. Tuy nhiên, quá trình này gặp nhiều hạn chế liên quan đến các phần mềm độc hại, mã độc, virus. VPN có công dụng như một tấm khiên chắn, bảo vệ người dùng download an toàn.

4. Ưu điểm và nhược điểm của VPN

VPN là một giải pháp không tốn quá nhiều chi phí nhưng lại đem đến nhiều công dụng tuyệt vời. Bên cạnh đó, VPN cũng có những hạn chế nhất định. Dưới đây, Việt Tuấn sẽ liệt kê những ưu nhược điểm của VPN bạn có thể tham khảo.

4.1. Ưu điểm của VPN

  • VPN có giao diện thân thiện, đơn giản và dễ dùng.
  • VPN giúp bảo mật thông tin và mã hoá các lưu lượng cá nhân khi truyền qua Internet, nhờ vậy giúp đảm bảo an toàn trong không gian mạng.
  • Ngăn chặn sự tấn công của tin tặc.
  • An tâm khi truy cập mạng công cộng, không cần lo lắng đến vấn đề bị đánh cắp dữ liệu
  • Truy cập các website bị hạn chế ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và thiết bị của bạn sẽ ở trong trạng thái ẩn danh.

4.2. Nhược điểm của VPN là gì?

Mọi loại sản phẩm hay dịch vụ bất kỳ đều sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, VPN không là ngoại lệ. Vậy nhược điểm của VPN là gì?

  • Tuỳ thuộc vào kiểu mạng VPN mà bạn có thể gặp nhiều trở ngại tương ứng trong quá trình thiết lập giao thức bảo mật. Nếu thao tác sai sót, việc bảo mật sẽ không đem lại hiệu quả tốt, thậm chí có thể làm rò rỉ thông tin.
  • Trong quá trình thiết lập VPN nếu xảy ra trục trặc, các DNS và địa chỉ IP của bạn có thể dễ dàng bị lộ ra ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho hacker xâm nhập và đánh cắp thông tin.
  • Để đảm bảo sự an toàn tối đa khi sử dụng công nghệ VPN bạn sẽ cần thanh toán thêm một khoản phí nữa thay vì sử dụng phiên bản miễn phí.

5. Làm thế nào để thiết lập VPN?

Hiện nay, có hai cách thiết lập VPN cá nhân, cụ thể như sau:

5.1. Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ VPN

Bạn có thể lựa chọn dịch vụ VPN cho phép truy cập thông qua trình duyệt hoặc tải ứng dụng/phần mềm xuống thiết bị của mình. Một số dịch vụ theo gói đăng ký thường sẽ yêu cầu trả phí tính theo mỗi thiết bị sử dụng dịch vụ. Do đó, việc thiết lập VPN có thể tốn nhiều chi phí. Đồng thời, các thiết bị sẽ đòi hỏi các cấu hình riêng biệt.

5.2. Sử dụng thiết bị định tuyến VPN

Sử dụng thiết bị định tuyến VPN bạn sẽ cần mua bộ định tuyến đã cài đặt sẵn kết nối VPN hoặc tự cài phần mềm VPN trên thiết bị Router tại nhà. Cách thức này có ưu điểm là mọi thiết bị truy cập mạng thông qua bộ định tuyến sẽ được bảo vệ tự động.

6. Doanh nghiệp sử dụng VPN như thế nào?

Doanh nghiệp sử dụng VPN theo ba hình thức dưới đây:

6.1. Site to site VPN

Site-to-site VPN hoạt động tương tự một mạng riêng cục bộ cho các doanh nghiệp có nhiều vị trí riêng biệt về địa lý. Dịch vụ này kết nối nhiều mạng cục bộ khác nhau thành một hệ thống liền mạch và bảo mật, cho phép nhân viên có thể trao đổi/chia sẻ tài nguyên giữa các mạng cục bộ khác nhau.

AWS Site-to-Site VPN là dịch vụ VPN được quản lý hoàn toàn, mạng văn phòng và tài nguyên AWS sử dụng đường hầm IPSec để thiết lập kết nối bảo mật. Với những ứng dụng được phân phối toàn cầu thì dịch vụ này mang đến hiệu năng vượt trội. Dịch vụ này có thể nâng cấp lên lưu lượng VPN định tuyến thông minh tới nút cuối mạng lưới AWS ở vị trí có khoảng cách gần nhất.

Bên cạnh đó, dịch vụ này còn có khả năng kết nối trung tâm dữ liệu của một công ty và các văn phòng chi nhánh tới ứng dụng/dịch vụ thông qua đám mây mà không làm lộ dữ liệu nội bộ.

6.2. Client VPN hay Open VPN

Đối với Client VPN, quản trị viên mạng chịu trách nhiệm tạo lập và cấu hình cho dịch vụ VPN. Tiếp đó, tệp cấu hình sẽ được chuyển đến cho khách hàng hay người dùng cuối cần quyền truy cập. Sau đó, khách hàng có thể thiết lập kết nối VPN từ thiết bị máy tính cục bộ tới mạng của doanh nghiệp. 

AWS Client VPN là một giải pháp VPN truy cập từ xa được quản lý hoàn toàn, nhân viên được phép dùng giải pháp này để truy cập tài nguyên một cách an toàn trên cả AWS và hệ thống mạng lưới kinh doanh tại chỗ. Lợi thế của giải pháp này là tính linh hoạt toàn phần và có thể tăng/ giảm tự động quy mô tùy theo nhu cầu.

6.3. SSL VPN - Mạng riêng ảo tầng ổ bảo mật 

Thiết lập SSL VPN giúp doanh nghiệp an tâm hơn về vấn đề bảo mật dữ liệu. SSL VPN cấp quyền truy cập từ xa, bảo mật thông qua cổng web gà đường hầm được SSL bảo vệ giữa mạng văn phòng và thiết bị cá nhân. Với các nhóm làm việc từ xa quy mô lớn, thì việc doanh nghiệp phải cung cấp một thiết bị tiêng sẽ tốn kém rất nhiều chi phí. Với trường hợp này, SSL VPN trở thành lựa chọn tốt nhất giúp tối ưu chi phí.

Tổng kết 

Có thể thấy, để hệ thống thông tin nội bộ được thiết lập bảo mật, an toàn mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm việc cho nhân viên bên ngoài văn phòng chi nhánh thì VPN là giải pháp thiết yếu cho doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin Việt Tuấn chia sẻ trên bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn VPN là gì và những lợi ích nó đem lại cho đời sống công nghệ, qua đó lựa chọn được loại VPN phù hợp với nhu cầu bản thân.

Chúc các bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết! Đừng quên cập nhật Viettuans.vn thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức mạng, quản trị mạng nhé.

VIỆT TUẤN - NHÀ PHÂN PHỐI THIẾT BỊ MẠNG, WIFI, THIẾT BỊ LƯU TRỮ NAS CHÍNH HÃNG

  • Website: https://viettuans.vn
  • Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Số 23 Tô Vĩnh Diện, P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân
Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123