Chọn MENU

VPS là gì? Cách thức hoạt động - Mục đích sử dụng VPS Hosting là gì?

VPS là gì? VPS Hosting là gì? VPS là một máy chủ riêng ảo trên một hệ thống tài nguyên riêng. Vậy VPS hoạt động như thế nào? Được ứng dụng trong những môi trường nào? Hãy cùng Viettuans.vn tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

vps-la-gi.jpg
VPS là gì? Cách thức hoạt động - Mục đích sử dụng VPS Hosting là gì?

1. VPS là gì? 

VPS là gì? Trả lời cho câu hỏi này thì VPS là viết tắt của Virtual private server, được định nghĩa là máy chủ riêng ảo. VPS là một loại máy chủ cho phép người dùng tạo website hoặc ứng dụng trên một hệ thống tài nguyên riêng biệt. 

Người dùng có toàn quyền điều khiển VPS bằng quyền quản trị viên cao nhất (Superuser hoặc quyền Root) để cài đặt thiết lập hệ điều hành và phần mềm theo nhu cầu riêng. Lý do VPS được gọi là máy chủ ảo riêng là do người dùng sẽ sử dụng khối tài nguyên được tách biệt không dùng chung với người dùng khác, mặc dù trong cùng 1 hệ thống server vật lý của nhà cung cấp.

gif-mui-tenTìm hiểu thêm: VPN là gì?

vps
PS là một loại máy chủ cho phép người dùng tạo website hoặc ứng dụng trên một hệ thống tài nguyên riêng biệt

2. VPS hoạt động như thế nào?

VPS (Virtual Private Server) là một máy chủ ảo hoạt động giống như một máy chủ vật lý. Nó được sử dụng để lưu trữ các tệp và cơ sở dữ liệu, phục vụ cho các trang web. Khi người dùng truy cập trang web, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ và máy chủ này sẽ trả về các tệp cần thiết qua internet

VPS giống như một máy tính con được tạo ra trên một máy chủ thật, với các tài nguyên riêng được phân chia từ máy chủ vật lý của nhà cung cấp. Các công ty cung cấp dịch vụ thuê VPS sử dụng lớp ảo hóa để tạo ra những phần khác nhau trên server theo hệ điều hành và tiến hành chia sẻ tài nguyên cụ thể cho mỗi VPS. 

Các VPS này được cô lập với nhau trên cùng một hệ thống máy chủ vật lý, cho phép khách hàng tùy biến hệ điều hành và phần mềm trên VPS của họ. Quy trình này cung cấp nền tảng quản trị với quyền hạn cao nhất cho khách hàng. 

Theo thực tế, công nghệ VPS tương tự như việc bạn phân vùng ổ cứng trên máy tính để cài đặt và chạy nhiều hệ điều hành song song (ví dụ như cài đặt cả Linux và Windows) mà không cần phải khởi động lại.

gif-mui-tenTìm hiểu thêm thông tin về máy chủ (server) qua bài viết: Máy chủ là gì? Tìm hiểu kiến thức máy chủ (Server) bạn cần biết

cach-thuc-hoat-dong-cua-vps.jpg
Mô phỏng cách thức hoạt động của VPS

3. Ưu điểm và nhược điểm của VPS là gì?

Ưu điểm của VPS là gì? VPS Hosting hiện nay có những ưu điểm vượt trội so với các Server Shared Hosting ở các yếu tố như:

  • VPS hosting nhanh hơn và đáng tin cậy hơn shared hosting vì được đảm bảo về thông số server như bộ nhớ và sức mạnh vi xử lý, và không chia sẻ tài nguyên với người khác. Bạn có quyền superuser trên server và files và databases được khóa riêng tư. 
  • Nâng cấp dễ dàng bạn chỉ cần nâng cấp gói hosting, không yêu cầu phải tốn công chuyển dữ liệu hay chuyển server.
  • Dễ dàng tùy biến, phân bổ nguồn tài nguyên, miễn nằm trong mức giới hạn của máy chủ vật lý.
  • Từ 1 máy chủ vật lý của nhà cung cấp dịch vụ, có thể tạo ra nhiều máy chủ ảo. Qua đó tiết kiệm được chi phí đầu tư phần cứng, tiền điện vận hành máy chủ, không gian lắp đặt…
  • Các vấn đề về lượng truy cập đột biến tăng cao không ảnh hưởng đến site của bạn.
  • Sử dụng IP riêng, không lo bị ảnh hưởng bởi các dạng tấn công DDoS.
uu-diem-cua-vpn
VPS có nhiều ưu điểm nổi bật và được sử dụng phổ biến trong kỷ nguyên 4.0

Tuy nhiên VPS vẫn có một số nhược điểm như: 

  • Giá thành triển khai nhỉnh hơn shared hosting.
  • VPS phụ thuộc vào máy chủ vật lý. Nếu máy chủ vật lý không ổn định hay gặp sự cố hỏng hóc sẽ kéo theo VPS cũng bị ảnh hưởng.
  • Yêu cầu ít nhiều kiến thức kỹ thuật để quản lý.
  • Cấu hình server không đúng có thể tạo ra lỗ hổng bảo mật cho tin tặc khai thác.

4. Các yếu tố cần lưu ý khi thuê VPS Hosting là gì?

Hiện nay thị trường dịch vụ cho thuê VPS Hosting có rất nhiều nhà cung cấp. Tuy nhiên các yếu tố cần lưu ý khi thuê VPS Hosting là gì nếu bạn mới bắt đầu sử dụng? Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo:

4.1. Yếu tố đầu tiên: RAM

RAM là bộ nhớ chính được sử dụng trong máy tính. Khi mua dịch vụ máy chủ ảo, RAM là một trong những thông số quan trọng cần xem xét. Nếu VPS có RAM lớn, khả năng truy cập dữ liệu của bạn sẽ được cải thiện. RAM được sử dụng để xử lý các vấn đề như mã PHP, MySQL và các ứng dụng nhỏ đi kèm. Do đó, RAM là yếu tố cần thiết và ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của máy chủ ảo của bạn.

Hiện nay các dịch VPS Hosting sẽ cung cấp cho bạn các lựa chọn dung lượng RAM từ 512MB đến 16GB. Dựa trên lượng truy cập hàng ngày vào website hay nhu cầu sử dụng Wordpress của bạn thì có thể xác định được dung lượng RAM phù hợp.

vai-tro-cua-ram-trong-vps.jpg
Nếu VPS có RAM lớn, khả năng truy cập dữ liệu của bạn sẽ được cải thiện

4.2. Yếu tố thứ hai: SWAP

Mặc dù chúng ta ít sử dụng SWAP nhưng người dùng cũng nên tìm hiểu về nó nếu có nhu cầu sử dụng các dịch vụ máy chủ ảo Xen VPS. SWAP đóng vai trò như một bộ nhớ ảo dùng để lưu trữ các hoạt động xử lý cũ khi bộ nhớ RAM bị Overload hay quá tải. SWAP là không gian lưu trữ trên đĩa cứng, không phải bộ nhớ riêng. Tuy nhiên, chỉ có các máy chủ ảo Xen VPS mới hỗ trợ SWAP, không phải VPS nào cũng có chức năng này.

4.3. Yếu tố thứ ba: DISK

DISK hay ổ đĩa cứng có chức năng lưu trữ các file cài đặt hệ điều hành và mã nguồn website. Ổ đĩa cứng có 2 loại là HDDSSD:

  • HDD là ổ đĩa từ cực kỳ thông dụng trên máy tính, còn SSD thì là ổ cứng bán dẫn thế hệ mới có tốc độ truy xuất dữ liệu cao hơn HDD lên tới 300 lần. 
  • Giá thành ổ cứng SSD thường cao hơn ổ HDD trên VPS. 
  • Tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ HDD khoảng 80mb/s trong khi đó, ổ cứng SSD có tốc độ trên 400mb/s.
synology-enterprise-16t-duoc-thiet-ke-voi-do-tin-cay-cao
DISK hay ổ đĩa cứng có chức năng lưu trữ các file cài đặt hệ điều hành và mã nguồn website

4.4. Yếu tố thứ tư CPU Core

CPU Core nghĩa là lõi xử lý của CPU. Một thiết bi máy chủ vật lý sẽ có lượng core nhất định và chia cho các VPS. Thường thì số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu của VPS càng tốt.

Ở các gói máy chủ ảo trung bình bạn sẽ được chọn từ loại 1 core đến 3 cores. Lấy 1 ví dụ đơn giản, nhà cung cấp có một máy chủ vật lý với CPU 6 cores/12 threads sẽ tạo ra 3 VPS khác nhau với thông số 2 cores/4 threads và mỗi gói VPS đó sẽ tạo ra 50 gói shared host cho nhiều người dùng cùng sử dụng chung khối tài nguyên từ máy chủ riêng ảo 2 cores/4 threads này. 

Việc người dùng cần làm chính là phân phối, phân chia lượng tài nguyên từ cấu hình này để sử dụng và không quá mức xử lý cho phép của VPS 2 cores/4 threads.

vai-tro-cua-cpu-core-trong-vps
Một thiết bi máy chủ vật lý sẽ có lượng core nhất định và chia cho các VPS

4.5. Yếu tố về Bandwidth/transfer

Bandwidth (Băng thông) hay Transfer đều biểu thị tốc độ truyền tải dữ liệu mà mỗi người dùng được phép sử dụng. Ví dụ, nếu bạn đang lưu một tệp có dung lượng 1GB trên VPS, thì khi một người dùng tải xuống tệp này, bạn sẽ sử dụng mất 1GB băng thông. Tương tự, các tệp khác như hình ảnh, CSS và JS cũng sẽ sử dụng băng thông khi được tải xuống.

vai-tro-cua-bang-thong-trong-vps.jpg
Bandwidth (Băng thông) hay Transfer đều biểu thị tốc độ truyền tải dữ liệu mà mỗi người dùng được phép sử dụng

4.6. Yếu tố về IP

IP là viết tắt của Internet Protocol, biểu thị cho số lượng địa chỉ IP mà nhà cung cấp dịch vụ VPS cấp cho người sử dụng. Những dãy địa chỉ IP này sẽ được nhà cung cấp chọn ngẫu nhiên, và thường sẽ có cùng một class A và B nếu người sử dụng mua nhiều IP khác nhau. Trên đây Viettuans.vn đã tổng hợp 6 thông số cơ bản của 1 máy chủ riêng ảo VPS để bạn đọc có thêm những lưu ý trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp và lựa chọn gói VPS phù hợp với nhu cầu sử dụng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.

gif-mui-tenTham khảo: Địa chỉ IP là gì

5. Các lựa chọn hệ điều hành khi sử dụng VPS

Hiện nay VPS có thể chạy trên hai hệ điều hành phổ biến, đó là Linux và Window. Linux thông dụng nhất, có độ tương thích cao và tiết kiệm chi phí hơn so với Window. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc với các môi trường lập trình như DotNet hoặc Visual Studio, nên lựa chọn VPS chạy hệ điều hành Window để sử dụng tốt hơn.

Viettuans.vn đã tông hợp một số hệ điều hành Linux phổ biến nhất. Các bạn có thể cân nhắc sử dụng cho VPS như: Hệ điều hành Debian, hệ điều hành Ubuntu, hệ điều hành CentOS, hệ điều hành Fedora.

6. Cách lựa chọn Control Panel cho VPS

Dưới đây là một số những Control Panel miễn phí và tính phí để bạn có thể lựa chọn cho gói VPS tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng:

6.1 Control Panel có tính phí 

Chức năng chính của Control Panel là hỗ trợ người dùng cấu hình webserver, tạo ra các gói hosting nhỏ. Đối với người cung cấp thì Control Panel sẽ hỗ trợ họ trong việc bán hosting. Việc sử dụng Control Panel trả phí sẽ yêu cầu bạn bỏ ra 1 lượng chi phí dao động từ $8 đến $15 mỗi tháng. 

Hiện nay có cPanel, DirectAdmin và Parallels Plesk là 3 Control Panel tính phí hiện nay được sử dụng rộng rãi với các dạng VPS.

vps-la-gi-9.jpg

Bảng so sánh các tính năng 

Tiêu chí

DirectAdmin

cPanel

Plesk 

Hỗ trợ hệ điều hành    

Linux

Linux

Window & Linux

Mức sử dụng tài nguyên 

Nhanh và nhẹ

Khá cao

Cao

Độ bảo mật     

Trung bình

Cao

Trung bình

Phương thức quản trị      

Qua câu lệnh

Qua giao diện

Qua giao diện

Multi server cluster 

Không

6.2 Control Panel miễn phí cho VPS

Bên cạnh những Control Panel tính phí cũng sẽ có những bảng điều khiển miễn phí mà người dùng có thể sử dụng như:

Bảng so sánh các tính năng 

Tiêu chí

ISPConfig

Sentora

CWP Control Panel

Hỗ trợ hệ điều hành    

  • RHEL/CentOS 5 – 7.
  •  Debian 5 – 7.
  • Ubuntu 8 – 14.04.
  • OpenSuse 11 – 13.

CentOS 6, CentOS 7, Ubuntu 12.04, Ubuntu 14.04.

RHEL/CentOS 6.x và CloudLinux 6.x.

Chức năng chính 

  • Quản lý và tạo máy chủ ảo.
  • Hỗ trợ tạo 4 loại tài khoản khác nhau bao gồm Admin, Reseller, User, Email Manager.
  • Quản lý nhiều máy chủ trên cùng một control panel.
  • Tạo ra nhiều gói host nhỏ.
  • Quản lý giới hạn các tính năng trên từng user.
  • Hỗ trợ API để kết nối với dịch vụ thứ ba.
  • Hỗ trợ module trả phí.
  • Hỗ trợ tạo tài khoản Reseller.
  • Dễ dàng tùy biến giao diện.
  • Có đầy đủ các thiết lập quan trọng.
  • Hỗ trợ quản lý tường lửa trong control panel.
  • Có thể tạo ra nhiều gói host khác nhau.

Công nghệ sử dụng  

  • Apache và NGINX.
  • Postfix.
  • DoveCot.
  • MySQL.
  • PureFTPD.
  • Apache Webserver
  • PHP. ProFTPD.
  • MySQL/MariaDB.
  • Postfix.
  • phpMyAdmin. DoveCot.
  • Apache.
  • Varnish Cache.
  • MySQL.
  • CSF Firewall.
  • TeamSpeak 3.
  • Tomcat 8 server management.
  • ProFTPD.
  • Khôi phục dữ liệu từ cPanel nhanh chóng.

7. Các loại VPS thông dụng hiện nay để bạn lựa chọn

Trước khi thuê VPS Hosting, bạn sẽ có 2 lựa chọn về loại hình triển khai là managed VPS và unmanaged VPS.

7.1. Managed VPS là gì?

Managed VPS là dịch vụ cung cấp VPS đi kèm với dịch vụ quản trị. Bạn sẽ được hỗ trợ cài đặt, cấu hình hay tư vấn về VPS theo nhu cầu của mình. Quản trị viên sẽ hỗ trợ tối ưu cho VPS và bảo đảm an ninh.

Tuy nhiên, giá dịch vụ triển khai Managed VPS thường khá cao do quá trình quản trị VPS không hề đơn giản. Dịch vụ này khá phù hợp với những cá nhân hay tổ chức không có kinh nghiệm quản trị VPS, nhưng vẫn muốn sử dụng VPS.

Managed-VPS
Managed VPS là dịch vụ cung cấp VPS đi kèm với dịch vụ quản trị

7.2. Unmanaged VPS là gì?

Unmanaged VPS còn được gọi là VPS không quản trị. Đây là dịch vụ cho thuê VPS không bao gồm quản lý. Nhà cung cấp chỉ đảm bảo sự ổn định của VPS không bị gián đoạn hay xử lý các sự cố xảy ra từ máy chủ chính. 

Cá nhân hay tổ chức sử dụng phải tự cài đặt web server, cấu hình phần mềm và bảo mật, vv… Có thể nói Unmanaged VPS là cách triển khai VPS mà người sử dụng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các cài đặt của mình. 

Không kèm tính năng hỗ trợ quản lý nên Unmanaged VPS có giá thành khá rẻ so với Managed tuy nhiên sẽ yêu cầu ở phía người dùng vốn kiến thức nhất định về VPS.

8. Tạm kết 

Thông qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh chủ đề VPS là gì và VPS Hosting là gì. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi! Việt Tuấn hứa hẹn sẽ có nhiều kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ hiện nay.

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

Bình luận & Đánh giá

Vui lòng để lại số điện thoại hoặc lời nhắn, nhân viên Việt Tuấn sẽ liên hệ trả lời bạn sớm nhất

Đánh giá
Điểm 5/5 trên 1 đánh giá
(*) là thông tin bắt buộc

Gửi bình luận

    • Rất hữu ích - 5/5 stars
      HT
      Huy Tùng - 06/08/2022

      Bài viết hay, rất hữu ích.

    0903.209.123
    0903.209.123