Chọn MENU

Máy chủ là gì? Tìm hiểu kiến thức máy chủ (Server) bạn cần biết

Khi thời đại công nghệ 4.0 bao trùm lên toàn bộ mọi hoạt động của đời sống, bất kể là doanh nghiệp nào cũng cần phải ứng dụng công nghệ phù hợp với xu thể vào hoạt động. Và một trong số những ứng dụng đó là Server. Vậy Server hay máy chủ là gì? Công nghệ này có vai trò và mục đích gì? Trong bài viết dưới đây, Việt Tuấn sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích xoay quanh thuật ngữ này. 

Máy chủ là gì? Tìm hiểu kiến thức máy chủ (Server) bạn cần biết
Máy chủ là gì? Tìm hiểu kiến thức máy chủ (Server) bạn cần biết

1. Máy chủ là gì?

Máy chủ - Server, là tên gọi của một loại thiết bị máy tính có kết nối với hệ thống mạng máy tính hoặc qua Internet. Thiết bị này phải có IP tĩnh và năng lực xử lý cao. Trên một máy chủ, sẽ được cài đặt sẵn những phần mềm có chức năng phục vụ các máy tính trong hệ thống có thể truy cập để yêu cầu cung cấp những dịch vụ và tài nguyên.

Server là tên gọi của một loại thiết bị máy tính có kết nối với hệ thống mạng máy tính hoặc qua Internet
Server là tên gọi của một loại thiết bị máy tính có kết nối với hệ thống mạng máy tính hoặc qua Internet

Hiểu một cách đơn giản máy chủ sẽ được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn và có khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn hơn rất nhiều so với những loại máy tính thông thường. Máy chủ được coi là nền tảng của mọi dịch vụ trên hệ thống Internet như Website, ứng dụng, trò chơi,….

2. Lịch sử hình thành và phát triển của máy chủ

Server được hình thành và phát triển từ một loại thuật toán “Quere” hay quen thuộc hơn là “Black-box”. Thuật toán này được xây dựng cách vận hành theo nguyên tắc khi có dữ liệu đầu vào thì nó sẽ thông qua trình xử lý của thuật toán và cho ra sản phẩm cho người dùng. 

Sau khi trải qua thời gian hình thành và phát triển, máy chủ đã được nâng cấp với nhiều vai trò khác nhau. Tuy nhiên có một số nhận định cho rằng server chỉ có vai trò trung gian giữa hai đầu dữ liệu. Những nhận định này chưa hoàn toàn chính xác bởi các dữ liệu thông qua máy chủ đều được xử lý một cách phù hợp với yêu cầu của các máy khách chứ không chỉ đơn thuần là cầu nối. 

gif-mui-ten  Xem thêm: DHCP là gì? Tìm hiểu các kiến thức về giao thức DHCP

3. Các loại máy chủ (Server)

Hiện nay do nhu cầu của người dùng, máy chủ được phát triển thành nhiều phân loại khác nhau. Tuy nhiên có hai nhóm chính thông dụng hiện nay là nhóm phân loại theo phương pháp tạo ra máy chủ và phân loại theo chức năng. 

2.1. Phân loại theo phương pháp tạo ra máy chủ

Máy chủ riêng – Dedicated

Máy chủ riêng hay máy chủ vật lý là một hệ thống được hoạt động trên phần cứng. Ngoài ra, máy chủ này cũng được hỗ trợ bởi các thiết bị chuyên biệt khác như: HDD, CPU, RAM, Card mạng,…. 

Hầu hết các máy chủ riêng thường được đặt ở những vị trí trung tâm dữ liệu (data center) với đầy đủ những điều kiện. Mục đích chính là để đảm bảo được hiệu năng và mức độ an toàn đối với những máy chủ. 

Máy chủ ảo – Virtual Private Server (VPS)

Máy chủ ảo là một loại máy chủ được tách ra từ nhóm máy chủ vật lý. Tuy có một số điểm tương đồng nhưng máy chủ ảo được sử dụng công nghệ ảo hóa, vậy nên được tách biệt khỏi nhóm máy chủ vật lý. 

Máy chủ ảo – Virtual Private Server (VPS)
Máy chủ ảo – Virtual Private Server (VPS)

Cụ thể, khi máy chủ ảo hoạt động, từ những hệ thống máy chủ riêng, có thể tách được nhiều máy chủ ảo khác nhau. Chúng vừa có thể đảm bảo các chức năng tương tự như loại máy chủ vật lý nhưng đồng thời cũng chia sẻ nguồn tài nguyên ở trên máy chủ vật lý gốc. 

Máy chủ đám mây – Cloud Server

Loại máy chủ là là một sản phẩm kết hợp từ nhiều thiết bị máy chủ vật lý gốc khác nhau. Và thêm vào đó những hệ thống lưu trữ SAN cùng với nhiều loại máy chủ đám mây được xây dựng dựa trên các nền tảng công nghệ điện toán đám mây. 

2.2. Phân loại theo chức năng

Bên cạnh nhóm máy chủ dựa trên cách xây dựng, máy chủ cũng được phân theo chức năng chính. 

Máy chủ Web (Web server)

Máy chủ web là một dạng máy chủ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu hoặc thông tin tại các website và tạo ra môi trường để kết nối. Nhờ đó mà máy khách có thể truy cập website thuận tiện hơn. 

Máy chủ web sử dụng giao thức chính là HTTP (Giao thức truyền siêu văn bản) kết nối máy chủ với máy khách. Nội dung của một trang web thường được hiển thị dưới dạng tài liệu HTML.

Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server)

Máy chủ cơ sở dữ liệu là máy chủ được thiết kế phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, điều này có thể giúp cho việc xử lý, quản lý và truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn. Các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng bao gồm Microsoft SQL Server, MySQL, Oracle…

Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server)
Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server)

Máy chủ Email (Mail Server)

Máy chủ Email sẽ cho phép người dùng gửi và nhận email. Khi người dùng ứng dụng email khách trên máy tính của mình, phần mềm này sẽ kết nối với máy chủ POP hoặc IMAP để tải xuống thư trực tiếp và máy chủ SMTP cũng sẽ hỗ trợ gửi lại thư qua máy chủ email.

Máy chủ FTP (FTP Server)

Đây là một loại máy chủ sử dụng giao thức FTP truyền tệp từ máy tính này sang máy tính khác qua mạng TCP hoặc hệ thống mạng Internet. Thông qua giao thức FTP, người dùng có thể truyền hình ảnh, tài liệu, tệp phương tiện và các dữ liệu khác...

Máy chủ DHCP (DHCP Server)

Máy chủ DHCP là một dạng máy chủ có chức năng gán địa chỉ IP, tạo cổng mặc định và định cấu hình các tham số mạng cho thiết bị khách. Để trả lời các máy khách, những máy chủ DHCP thường sử dụng một loại giao thức mặc định gọi là DHCP, chức năng chính của giao thức này là gán địa chỉ IP cho các thiết bị mạng.

Máy chủ DNS (DNS Server)

Máy chủ DNS là một máy chủ sở hữu chức năng phân giải các tên miền. Loại máy chủ này sẽ chịu trách nhiệm dịch địa chỉ IP thành các tên miền và ngược lại. 

3. Vai trò, chức năng của Server

Máy chủ là một trong những mắt xích quan trọng đối với hệ thống các dịch vụ trên Internet, bởi nó có những vai trò và chức năng đặc biệt. 

3.1. Vai trò của máy chủ

Vai trò chính của các máy chủ là lưu trữ, phục vụ và xử lý những dữ liệu và truyền liên tục 24/7 các dữ liệu về máy trạm thông qua mạng LAN, Internet cho người dùng hoặc các tổ chức. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, hầu hết các máy chủ được thiết kế để chạy trong thời gian dài mà không gặp gián đoạn. Nó chỉ tạm dừng hoạt động khi có sự cố cần bảo trì.

Khi các doanh nghiệp sử dụng máy chủ, họ thường có xu hướng tập trung vào những khả năng liên quan đến lưu trữ, quản lý dữ liệu và chạy phần mềm doanh nghiệp. Theo cách này, doanh nghiệp chỉ cần tối ưu những phần cứng cho hệ thống máy chủ mà không cần phải bỏ ra quá nhiều chi phí đầu tư nhỏ cho những máy trạm cá nhân khác.

Máy chủ là một trong những mắt xích quan trọng đối với hệ thống các dịch vụ trên Internet,
Máy chủ là một trong những mắt xích quan trọng đối với hệ thống các dịch vụ trên Internet

Một số ví dụ cụ thể cho vai trò của máy chủ là để kiểm soát truy cập mạng, hệ thống email và quản lý in ấn, lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, một số máy chủ được sử dụng để phục vụ các công việc chuyên biệt và thậm chí đóng vai trò là máy chủ web, quản trị mạng cho các hệ thống đặc thù của doanh nghiệp.

Còn với những người dùng cá nhân hoặc một số doanh nghiệp quy mô nhỏ. Máy chủ sẽ đóng vai trò để lưu trữ dữ liệu và điều hành. Ví dụ, những người xây dựng và thiết kế trang web, họ đều cần thuê máy chủ lưu trữ. Hay như việc vận hành một cửa hàng trực tuyến cũng yêu cầu chủ cửa hàng cần sử dụng một máy chủ để kết nối với các máy trạm khác.

3.2. Chức năng của các loại máy chủ

  • Máy chủ chuyên dụng: Có chức năng dự trữ tài nguyên và dữ liệu để đảm bảo an ninh cho toàn bộ hệ thống
  • Máy chủ VPS: Là một VPS có thể lưu trữ, quản lý hàng trăm máy chủ khác. Được tối ưu hóa để thực hiện chức năng xây dựng hệ thống máy chủ thư, máy chủ web hoặc máy chủ sao lưu/lưu trữ.
  • Máy chủ đám mây: Phục vụ các trang web có lưu lượng truy cập cao mà không làm gây gián đoạn.
  • Máy chủ ứng dụng: Ứng dụng máy chủ web (chương trình máy tính chạy trên trình duyệt web) cho phép người dùng trên hệ thống sử dụng mà không cần cài đặt thêm bản sao trên máy tính của họ.
  • Máy chủ trò chơi: Cho phép các máy tính cá nhân hoặc thiết bị chơi trò chơi trong hệ thống thông qua mạng.
  • Máy chủ web: Là nơi lưu trữ các trang web, một máy chủ web có thể tạo thành World Wide Web (www) và mỗi trang web có thể có một hoặc nhiều máy chủ web.
  • Máy chủ in: Một máy tính được kết nối với máy in.
  • Máy chủ thư: Có thể gửi email giống như bưu điện gửi chúng bằng ứng dụng gửi thư email. 
  • Máy chủ tệp: Các tệp và thư mục được chia sẻ, các tệp và thư mục sẽ được lưu trữ trong không gian lưu trữ thông qua một hệ thống nhất định hoặc cả hai.
  • Máy chủ cơ sở dữ liệu: Có chức năng duy trì và chia sẻ một số dạng dữ liệu trên hệ thống.

gif-mui-ten Tìm hiểu: IP Private là gì? Tìm hiểu kiến thức về địa chỉ IP Private

4. Mô hình hoạt động của hệ thống máy chủ Server

Về cách thức hoạt động, trong mô hình client-server, máy tính khách sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ và cho phép máy chủ xử lý yêu cầu, sau đó trả lại kết quả cho máy khách. Và máy chủ sẽ chấp nhận tất cả các yêu cầu Internet hợp lệ và trả kết quả về máy tính đã gửi yêu cầu. Khi máy tính thực hiện công việc gửi yêu cầu đến máy chủ và chờ phản hồi, chúng được coi là máy khách.

Giao thức chính được sử dụng là một tập hợp các quy tắc mà cả máy khách và máy chủ phải tuân theo để chúng giao tiếp với nhau. Có thể kể đến như: HTTPS, FTP, TCP/IP và các giao thức được sử dụng phổ biến khác.

5. Các tiêu chí lựa chọn máy chủ

Để có một máy chủ hoạt động hiệu quả, bạn cần lựa chọn được một loại máy chủ phù hợp. Bạn có thể tham khảo những tiêu chí dưới đây. 

Các tiêu chí lựa chọn máy chủ

5.1. Hiệu quả

Nếu bạn cần tính hiệu năng và tốc độ cao thì nên chọn máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server) để tránh được tình trang nghẽn mạng và nhiều rủi ro so với dùng máy chủ cùng tài nguyên (Shared Hosting).

5.2. Chi phí

Nếu bạn là một cá nhân hoặc một doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu sử dụng máy chủ, bạn chỉ cần sử dụng những gói lưu trữ giá rẻ như lưu trữ doanh nghiệp hoặc cho thuê VPS vì chúng có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí và dễ quản lý.

5.3. Tính linh hoạt và khả năng nâng cấp mở rộng

Nếu bạn biết máy chủ của mình được sử dụng vào mục đích gì và không quan tâm đến mức độ hiệu suất mà quan tâm đến tính linh hoạt và quy mô làm việc thì thuê VPS là lựa chọn đúng đắn vì nó có thể được chuyển đổi và nâng cấp để xử lý lưu lượng truy cập cao hơn.

5.4. Bảo mật

Hiện tại, một số công ty lưu trữ đã thêm dịch vụ bảo vệ DDoS và một số dịch vụ lưu trữ đã tích hợp công nghệ này. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đảm bảo trang web của mình hoạt động trơn tru và không bị xâm nhập bởi kẻ xấu hoặc kẻ gửi thư rác, bạn nên lưu ý các kỹ thuật tấn công DDoS trong các máy chủ. 

Tổng kết

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến câu hỏi máy chủ là gì? Việc bạn hiểu rõ được những thông tin liên quan đến thuật ngữ này sẽ giúp bạn sử dụng và vận hành tốt hơn các hệ thống mà mình đang quản lý. Hy vọng, những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn.

VIỆT TUẤN - NHÀ PHÂN PHỐI THIẾT BỊ MẠNG, WIFI, THIẾT BỊ LƯU TRỮ NAS CHÍNH HÃNG

  • Website: https://viettuans.vn
  • Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Số 23 Tô Vĩnh Diện, P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân
Chia sẻ

Việt Tuấn

Biên tập viên nội dung tại Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT.

Bình luận & Đánh giá

Vui lòng để lại số điện thoại hoặc lời nhắn, nhân viên Việt Tuấn sẽ liên hệ trả lời bạn sớm nhất

Đánh giá
Điểm 5/5 trên 1 đánh giá
(*) là thông tin bắt buộc

Gửi bình luận

    • Rất hữu ích - 5/5 stars
      HT
      Huy Tùng - 06/08/2022

      Bài viết hay, rất hữu ích.

    0903.209.123
    0903.209.123