Các thiết bị lưu trữ dữ liệu của máy tính bao gồm những loại nào? Đặc điểm, cách thức hoạt động của từng loại thiết bị lưu trữ của máy tính cũng sẽ được cung cấp đầy đủ trong bài viết ngay sau đây. Hãy cùng Viettuans.vn tìm hiểu!
1. Thiết bị lưu trữ dữ liệu của máy tính là gì?
Trước khi tìm hiểu các dòng thiết bị lưu trữ dữ liệu của máy tính, bạn đọc cần phải nắm rõ khái niệm. Thiết bị lưu trữ của máy tính là các loại linh kiện phần cứng được gắn trực tiếp trong hệ thống hoặc gắn ngoài nhằm lưu trữ các tệp dữ liệu bao gồm: ảnh, File âm thanh, video, game, hệ điều hành… trong một khoảng thời gian vô hạn.
Khác với bộ nhớ thông thường, thiết bị lưu trữ của máy tính sẽ không bị mất đi khi hệ thống bị tắt. Thiết bị lưu trữ dữ liệu trong máy tính là nguồn cung cấp tài nguyên để hệ điều hành khai thác trong các tác vụ hoạt động, đồng thời cũng cung cấp khả năng lưu trữ các file kết quả hay file hệ thống được sinh ra từ quá trình vận hành.
2. Vai trò của thiết bị lưu trữ dữ liệu trong máy tính
Vai trò của thiết bị lưu trữ dữ liệu trong máy tính bao gồm:
- Lưu trữ và bảo vệ các loại dữ liệu máy tính trong khoảng thời gian vô hạn, bao gồm: Ảnh, nhạc, video, hệ điều hành, file văn bản, phần mềm,...
- Cung cấp tài nguyên dữ liệu để đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống và ứng dụng diễn ra bình thường.
- Lưu trữ kết quả công việc, file cài đặt sau khi chỉnh sửa hệ thống.
- Backup, bảo vệ dữ liệu cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức.
- Chia sẻ dữ liệu máy tính trên các thiết bị khác.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về phần mềm máy tính: Phần mềm máy tính là gì? Phân loại phần mềm máy tính.
3. Tổng hợp các thiết bị lưu trữ dữ liệu của máy tính
Hiện nay thiết bị lưu trữ của máy tính được chia ra thành hai dòng chính: Các loại thiết bị lưu trữ dữ liệu trong máy tính và các thiết bị lưu trữ gắn ngoài. Chi tiết về từng loại thiết bị bạn đọc có thể tham khảo ngay sau đây:
3.1. Ổ cứng HDD
Ổ cứng HDD là một thiết bị lưu trữ của máy tính khá thông dụng hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ thông tin. HDD là viết tắt của "Hard Disk Drive" hay còn gọi là ổ đĩa cơ. Một ổ cứng HDD bao gồm nhiều đĩa được gắn cùng một trục, dữ liệu sẽ được đọc và ghi trên bề mặt đĩa bởi đầu ghi.
Đặc điểm của ổ cứng HDD là khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, các dòng HDD hiện nay có dung lượng lưu trữ từ vài trăm GB cho đến hàng chục TB, tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng cá nhân hay doanh nghiệp.
Ổ cứng HDD cũng được phân loại theo kích thước, từ 2.5 inch cho các ổ cứng di động đến 3.5 inch cho các ổ cứng desktop. Ổ cứng HDD có tốc độ quay của ổ đĩa thường là 5400 hoặc 7200 RPM. Đối với các loại ổ cứng cao cấp hơn có thể đạt đến 10000 hoặc 15000 RPM..
Một trong những ưu điểm của ổ cứng HDD là chi phí thấp, giá thành của nó rẻ hơn so với các loại ổ cứng khác song tốc độ đọc ghi không phải là điểm mạnh của dòng thiết bị lưu trữ này. Trung bình, tốc độ đọc và ghi của ổ cứng HDD hiện nay dao động từ khoảng 80 đến 160 MB/s, tùy thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng như: tốc độ quay của đĩa, độ dày của đĩa, tốc độ di chuyển của đầu đọc ghi, dung lượng bộ đệm và tốc độ truyền dữ liệu giữa máy tính và ổ cứng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng công nghệ lớn chuyên sản xuất và phân phối các dòng ổ cứng HDD như Western Digital, Samsung, Seagate, Lexar…
3.2 Ổ cứng SSD
Khác với việc lưu trữ HDD bằng cách đọc và ghi dữ liệu trên bề mặt đĩa, ổ cứng SSD sử dụng chip Flash để lưu trữ dữ liệu, qua đó đảm bảo khả năng lưu trữ dữ liệu tốt nhất ngay cả khi hệ thống máy tính không được cấp điện.
SSD là viết tắt của Solid State Drive - Dòng thiết bị lưu trữ trong máy tính được tạo ra nhằm thay thế cho ổ đĩa cứng truyền thống (HDD) với mục đích tăng tốc độ và giảm thời gian truy xuất dữ liệu. SSD không có các bộ phận cơ khí, như đĩa quay và đầu đọc ghi, thay vào đó, chúng dùng các bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu. Các loại SSD phổ biến hiện nay bao gồm ổ SSD dạng 2,5 inch và ổ SSD M.2.
SSD có nhiều đặc điểm vượt trội so với HDD, trong đó đáng chú ý là kích thước nhỏ gọn, khả năng chịu sốc tốt hơn, tiêu thụ điện năng thấp hơn, tốc độ đọc ghi nhanh hơn và độ bền cao hơn. Bởi vì không có bộ phận cơ khí, SSD hoạt động rất êm ái và ít có tiếng ồn.
Tốc độ đọc ghi của SSD thường nhanh hơn rất nhiều so với HDD, do không cần chờ đợi để quay đĩa và đưa đầu đọc ghi lên trên đó. Trung bình, tốc độ đọc của ổ cứng SSD đạt tới 500MB/s - 550MB/s và tốc độ ghi vào khoảng 400MB/s đến 500MB/s. Đối với các loại SSD cao cấp hơn có thể đạt tới tốc độ đọc ghi lên đến hàng Gbps.. So sánh với HDD truyền thống, ổ cứng SSD đã và đang vượt trội hơn rất nhiều cả về độ bền lẫn hiệu năng sử dụng.
3.3 Thiết bị lưu trữ USB Flash
USB Flash cũng có lịch sử lâu đời như ổ cứng HDD, USB flash là một thiết bị lưu trữ dữ liệu sử dụng bộ nhớ flash (Một dạng vi mạch tích hợp bộ nhớ IC, hỗ trợ tháo lắp đơn giản), tích hợp với chuẩn giao tiếp USB (Universal Serial Bus). Hiện nay các chuẩn giao tiếp USB thông dụng như USB 2.0, USB 3.0, USB 4.0 và USB-C.
Hiện nay các dòng thiết bị lưu trữ USB Flash cung cấp cho người dùng rất nhiều lựa chọn đa dạng về dung lượng lưu trữ từ 1GB cho tới hàng TB. Các đặc điểm của USB Flash bao gồm:
- USB flash được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, có thể mang theo bên người một cách dễ dàng.
- Dễ dàng tháo lắp vào máy tính hay bất kỳ thiết bị trình chiếu hiện nay để truy xuất và chia sẻ dữ liệu.
- Đa dạng thiết kế, dung lượng và hãng sản xuất để người dùng lựa chọn như: Kingston, Sandisk, Transcend, HP…
- Tốc độ đọc ghi từ vài chục cho tới hàng trăm mb/s.
- Tuy nhiên các thiết bị USB flash có rủi ro mất hoặc hỏng hóc dữ liệu khá cao. Việc cắm thiết bị này vào bất kỳ hệ thống nào mà không quét virus có thể gặp rủi ro hỏng hóc dữ liệu và lây lan cho các hệ thống máy tính khác.
3.4 Thiết bị lưu trữ NAS
NAS là tên viết tắt của Network-Attached Storage, tạm dịch là ổ cứng lưu trữ gắn mạng. Khác với các dòng thiết bị lưu trữ đã kể trên, NAS là thiết bị lưu trữ có riêng một hệ điều hành để vận hành và điều khiển.
Có thể miêu tả thiết bị lưu trữ NAS với những đặc điểm chính như:
- Network-Attached Storage (NAS) là một hệ thống lưu trữ dữ liệu được kết nối trực tiếp với mạng.
- NAS thường được cấu hình như một máy tính độc lập (Có đầy đủ bộ vi xử lý CPU, RAM, hệ điều hành), thiết bị NAS cho phép việc kết nối và quản lý số lượng lớn ổ đĩa cứng để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu cho tất cả người dùng có quyền truy cập.
- NAS cho phép người dùng kết nối và khai thác dữ liệu trong mạng lưu trữ chung thông qua kết nối Ethernet và mạng không dây Wifi mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị thông minh (Laptop, PC, điện thoại, tablet…)
- Mỗi hãng sản xuất sẽ phát triển hệ điều hành riêng cho các hệ thống lưu trữ NAS: DSM của Synology, QTS và TOS.
- Số lượng bay trên các thiết bị NAS có thể dao động từ 1 bay cho tới 24 bays để lắp ổ đĩa cứng, dễ dàng mở rộng dung lượng lưu trữ và nâng cao hiệu suất ổ đĩa với các chuẩn RAID cao cấp.
- Thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS sử dụng các loại ổ cứng Nas như HDD và SSD tuy nhiên không phải tất cả các dòng ổ đĩa đều có thể dùng được cho NAS.
- Cùng cấp một không gian làm việc tập trung, cho phép nhiều người dùng truy cập cùng lúc. Nhiều thiết bị máy khách có thể cộng tác, chia sẻ dữ liệu và đồng thời làm việc để nâng cao hiệu quả công việc.
Bên cạnh tính năng lưu trữ dữ liệu thông thường, thiết bị lưu trữ NAS còn cung cấp một loạt những tính năng chuyên biệt như:
- Tính năng sao lưu dữ liệu: NAS cung cấp tính năng sao lưu dữ liệu tự động vào các thiết bị NAS khác và bộ nhớ lưu trữ đám mây để đảm bảo sự an toàn của dữ liệu.
- Truy cập từ xa: Với tính năng truy cập từ xa, người dùng có thể truy cập dữ liệu trên NAS từ bất kỳ đâu trên thế giới với yêu cầu duy nhất là sở hữu một thiết bị thông minh có kết nối internet.
- Chia sẻ dữ liệu: Hệ thống NAS cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu trên mạng một cách dễ dàng, đồng thời cung cấp khả năng quản lý quyền truy cập cho từng người dùng.
- Streaming Media: Một số thiết bị NAS còn được trang bị tính năng streaming media chất lượng cao với độ phân giải 4K -8K - 16k tiên tiến. Hỗ trợ người dùng quản lý, chia sẻ và phát các nội dung đa phương tiện như video, âm nhạc và hình ảnh trên mọi nền tảng thiết bị hiện nay.
- Quản lý tập tin: Hệ thống NAS cung cấp các tính năng quản lý tập tin và thư mục, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và sắp xếp dữ liệu.
- Quản lý, giám sát hệ thống Camera giám sát tại nhà riêng,văn phòng và công ty.
- Bảo vệ dữ liệu người dùng đặc biệt là các doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công ransomware, virus, mã độc.
- Nâng cao năng suất làm việc của tổ chức hay đội nhóm với không gian làm việc tập trung, dễ dàng cộng tác dễ dàng chia sẻ dữ liệu giữa các thành viên.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo Storage Pool, Volume trong Storage & Snapshots trên thiết bị lưu trữ nas QNAP
3.5 Ổ cứng di động
Ổ cứng di động cũng là một dòng thiết bị lưu trữ dữ liệu của máy tính hướng đến sự đơn giản, tiện lợi cho phép người dùng có thể mang theo và sử dụng mọi lúc mọi nơi. Ổ cứng di động có 2 dạng chính gồm:
- Box HDD hoặc Box SSD: Đây là một dạng ổ cứng di động bao gồm 3 thành phần chính: hộp đựng (Box), dây kết nối chuẩn USB 3.0 hoặc USB Type- C và ổ cứng HDD hoặc SSD thông thường có kích cỡ từ 2.5 Inch và 3.5 Inch. Đối với dạng Box HDD hay Box SSD, người dùng có thể tận dụng các loại ổ cứng thừa không dùng tới để biến chúng thành ổ cứng di động tiện lợi.
- Ổ cứng di động gắn ngoài: Người dùng có thể lựa chọn 2 dòng chính là HDD và SSD, với thiết kế cực kỳ nhỏ gọn dễ dàng bỏ vào túi hay balo và mang đi khắp nơi cho công việc. Ổ cứng di động gắn ngoài có kết nối USB chuẩn 3.0 hoặc USB Type - C.
Các tính năng đáng chú ý của ổ cứng di động:
- Thiết kế nhỏ gọn, đẹp mắt dễ dàng mang đi bên người, sử dụng mọi lúc mọi nơi cho lưu trữ và chia sẻ.
- Tốc độ đọc ghi không hề kém cạnh các dòng ổ cứng gắn trong truyền thống. Đối với các dòng ổ cứng di động SSD gắn ngoài, tốc độ đọc ghi lên tới hàng GB/s.
- Đa dạng hãng sản xuất để lựa chọn: Sandisk, Kingston, Western Digital, Seagate, Samsung.
- Backup dữ liệu dễ dàng, khả năng lưu trữ từ vài trăm GB cho tới hàng TB dữ liệu.
3.6 Thẻ nhớ lưu trữ
Thẻ nhớ lưu trữ có thể được kết nối với PC hoặc laptop thông qua trực tiếp khe thẻ nhớ (áp dụng cho Laptop) hoặc thông qua đầu đọc thẻ hoặc hub kết nối chuyên dụng. Thẻ nhớ là một trong nhiều thiết bị lưu trữ của máy tính có thiết kế nhỏ gọn, đi kèm với dung lượng lưu trữ khá lớn (lên tới 512GB). Người dùng có thể lưu trữ tất cả các loại dữ liệu cá nhân như: nhạc, video, hình ảnh, file hệ thống hay file văn bản… không khác là mấy so với các dòng ổ cứng lưu trữ.
Các dòng thẻ nhớ hiện nay bao gồm: SD, Micro SD, Compact, XD. Mỗi loại sẽ có giới hạn lưu trữ và tốc độ đọc ghi khác nhau, thông thường tốc độ đọc ghi của thẻ nhớ dao động từ 100MB/s - 200MB/s. Người dùng có thể lựa chọn các hãng sản xuất thẻ nhớ như: Sandisk, Samsung, Lexar, Kingston,
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết mà Viettuans.vn đã tổng hợp để cung cấp đến bạn đọc cái nhìn chi tiết nhất về các thiết bị lưu trữ dữ liệu của máy tính. Có thể nói các thiết bị lưu trữ trong máy tính cực kỳ đa dạng về chủng loại, thiết kế, dung lượng và tốc độ đọc ghi. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để được tiếp cận những kiến thức khoa học đầy bổ ích và mới lạ.
Bài viết hay, rất hữu ích.