Router MikroTik CCR2004-16G-2S+ được biết đến là phiên bản tiếp theo của CCR1009-7G-1C-1S+. Với những nâng cấp về thiết kế, phần cứng CCR2004-16G-2S+ có thực sự xứng đáng là phiên bản kế nhiệm của CCR1009-7G-1C-1S+. Cùng Việt Tuấn tìm hiểu sự khác biệt giữa hai thiết bị trên về thiết kế, phần cứng và hiệu năng qua bài viết dưới đây. Hãy cùng đón xem nhé!

1. Điểm khác biệt về yếu tố thiết kế giữa CCR2004-16G-2S+ và CCR1009-7G-1C-1S+
Đầu tiên, Việt Tuấn sẽ nói đến yếu tố thiết kế giữa hai thiết bị router MikroTik CCR2004-16G-2S+ và CCR1009-7G-1C-1S+. Cả hai thiết bị router đều có dạng rackmount với kích thước gần giống nhau lần lượt là 443 x 210 x 44mm (CCR2004-16G-2S+) và 443 x 175 x 44mm (CCR1009-7G-1C-1S+). Có thể thấy với phiên bản về sau là CCR2004-26G-2S đã được MikroTik thiết kế dài hơn về phía sau so với phiên bản tiền nhiệm, tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể.

Về cơ bản CCR2004-16G-2S+ vẫn giữ được nét thiết kế tối giản với các đường nét vuông vắn và được làm hoàn toàn từ kim loại. Mặt trước của thiết bị là các cổng kết nối và hệ thống đèn LED báo hiệu trạng thái của thiết bị. Điểm khác biệt của CCR2004-16G-2S+ so với phiên bản tiền nhiệm CCR1009-7G-1C-1S+ là số cổng kết nối ở mặt trước và MIkroTik đã loại bỏ hoàn toàn màn hình LCD trên CCR2004-16G-2S+ nhằm tối ưu chi phí cho người dùng.

Cả hai thiết bị này đều được thương hiệu MikroTik trang bị hệ thống nguồn kép giúp thiết bị chuyển đổi linh hoạt khi một trong hai nguồn gặp sự cố. Qua đó, thiết bị sẽ được đảm bảo tính ổn định, không gặp gián đoạn trong suốt quá trình hoạt động.
Ngoài ra ở mặt sau của CCR2004-16G-2S+ và CCR1009-7G-1C-1S+ đều được trang bị hệ thống tản nhiệt với khe gió ở mặt trước và quạt tản nhiệt ở mặt sau. Cả hai thiết bị đều hỗ trợ 2 luồng không khí thụ động và chủ động. Không khí đi vào từ mặt trước sau đó luân chuyển luồng khí nóng bên trong khoang máy và ra ngoài thông qua quạt tản tại mặt sau.
Về cơ bản, thiết kế của CCR2004-16G-2S+ không có quá nhiều sự thay đổi so với bản tiền nhiệm, sự khác biệt của hai thiết bị chủ yếu đến từ cổng kết nối và phần cứng. Ngay sau đây sẽ là phần đánh giá sự khác biệt về cổng kết nối giữa MikroTik CCR2004-16G-2S+ với CCR1009-7G-1C-1S+. Hãy cùng theo dõi nhé!
Tham khảo thêm: [Tổng hợp] 10 Bước bảo vệ bộ định tuyến MikroTik an toàn nhất
2. Sự khác nhau về cổng kết nối
Tuy cả hai sản phẩm có thiết kế tương tự nhau, nhưng CCR1009-7G-1C-1S+ chỉ được trang bị 7 cổng Ethernet, 1 cổng SFP và 1 cổng SFP+. Trong khi đó, CCR2004-16G-2S+ được trang bị số cổng gấp đôi với 16 cổng Gigabit Ethernet, 2 cổng SFP+ 10G giúp người dùng dễ dàng thiết lập hạ tầng mạng quy mô lớn, kết nối với đa thiết bị nâng cao hiệu suất truyền tải cho doanh nghiệp.

Nhìn chung về số lượng cổng kết nối CCR2004-16G-2S+ đã được MikroTik nâng cấp hơn đáng kể so với phiên bản trước đó, với 16 cổng người dùng có thể cấu hình linh hoạt LAN/ WAN tùy theo nhu cầu. Cùng với 2 cổng SFP+ so với 1 cổng trên CCR1009-7G-1C-1S+, MikroTik CCR2004-16G-2S+ giúp người dùng có thể kết nối với các thiết bị tốc độ cao hơn nâng cao hiệu quả làm việc.
Xem thêm: Hướng dẫn cấu hình cân bằng tải 2 WAN, nhiều WAN trên Router MikroTik

3. Khác biệt phần cứng trên CCR2004-16G-2S+ và CCR1009-7G-1C-1S+
Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật cơ bản giữa hai thiết bị CCR2004-16G-2S+ và CCR1009-7G-1C-1S+ Việt Tuấn mời bạn đọc tham khảo:
Đặc điểm |
CCR2004-16G-2S+ |
CCR1009-7G-1C-1S+ |
Bộ vi xử lý |
ARM-AL32400 64-bit, 1.7 GHz |
Tile-TLR4-00980 1.2 GHz |
Số lõi CPU |
4 |
9 |
RAM |
4 GB |
2 GB |
Ethernet Port |
16 cổng Ethernet 1 Gbps 2 cổng SFP+ 10Gbps |
7 cổng Ethernet 1 Gbps 1 cổng SFP+ 1 cổng SFP |
Công suất tiêu thụ |
35 W |
34 W |
Về hiệu suất có thể thấy CCR2004-16G-2S+ có hiệu suất vượt trội hơn hẳn so với thiết bị tiền nhiệm với bộ vi xử lý lõi tứ ARM-AL32400 64-bit mới hơn, tốc độ xung nhịp lên đến 1.7GHz, giúp tăng tốc độ xử lý các tác vụ như cân bằng tải, tường lửa và mã hóa. Trong khi đó, CCR1009-7G-1C-1S+ được MikroTik trang bị bộ vi xử lý lõi tứ Tile-TLR4-00980 và tốc độ xung nhịp chỉ đạt 1.2 GHz.

Bên cạnh đó CCR2004-16G-2S+ có khả năng xử lý dữ liệu lên đến 120 Gbps, gấp 7 lần so với MikroTik CCR1009-7G-1C-1S+. Giúp thiết bị này có thể xử lý nhiều lưu lượng hơn, thích hợp với nhiều ứng dụng đòi hỏi cao về hiệu suất như ISP, máy trạm workstation và các doanh nghiệp lớn.
Về bộ nhớ RAM, MikroTik trang bị cho CCR2004-16G-2S+ 4 GB bộ nhớ RAM, trong khi CCR1009-7G-1C-1S+ chỉ có 2 GB bộ nhớ RAM. Về cơ bản với 2GB RAM các doanh nghiệp có thể sử dụng cho hầu hết các ứng dụng. Tuy nhiên với những ứng dụng đòi hỏi cao hơn về hiệu suất thì CCR2004-16G-2S+ sẽ đáp ứng tốt hơn.
Về cơ bản, phần cứng của của CCR2004-16G-2S+ mạnh mẽ hơn CCR1009-7G-1C-1S+. MikroTik đã cải tiến cho sản phẩm đời sau nhiều hơn về CPU, cổng kết nối giúp người dùng dễ dàng sử dụng các ứng dụng đòi hỏi cao về hiệu suất cũng như tăng khả năng kết nối đa thiết bị.
Đọc thêm: Hướng dẫn cấu hình Router MikroTik đúng chi tiết nhất (Các bước A-Z)
4. Hiệu suất truyền tải trên hai thiết bị
Dưới đây sẽ là bài test kiểm tra hiệu suất truyền tải trên hai thiết bị MikroTik CCR2004-16G-2S+ và CCR1009-7G-1C-1S+.
4.1 Bài test kiểm tra hiệu suất IPSec
CCR2004-16G-2S |
Hiệu suất IPSec |
||||||
Chế độ |
Cấu hình bảo mật |
1400 byte |
512 byte |
64 byte |
|||
kpps |
Mbps |
kpps |
Mbps |
kpps |
Mbps |
||
Single tunnel |
AES-128-CBC + SHA1 |
203 |
2273.6 |
204.1 |
836 |
202.2 |
103.5 |
256 tunnels |
AES-128-CBC + SHA1 |
232.4 |
2602.9 |
230.5 |
944.1 |
222.2 |
113.8 |
256 tunnels |
AES-128-CBC + SHA256 |
232.4 |
2602.9 |
230.5 |
944.1 |
222.2 |
113.8 |
256 tunnels |
AES-256-CBC + SHA1 |
232.3 |
2601.8 |
227.3 |
931 |
238.1 |
121.9 |
256 tunnels |
AES-256-CBC + SHA256 |
232.3 |
2601.8 |
227.3 |
931 |
238.1 |
121.9 |
CCR1009-7G-1C-1S+ |
Hiệu suất IPSec |
||||||
Chế độ |
Cấu hình bảo mật |
1400 byte |
512 byte |
64 byte |
|||
kpps |
Mbps |
kpps |
Mbps |
kpps |
Mbps |
||
Single tunnel |
AES-128-CBC + SHA1 |
130.5 |
1461.6 |
123.4 |
505.4 |
115.4 |
59.1 |
256 tunnels |
AES-128-CBC + SHA1 |
237.4 |
2658.9 |
278.2 |
1139.5 |
293.0 |
150.0 |
256 tunnels |
AES-128-CBC + SHA256 |
237.4 |
2658.9 |
278.2 |
1139.5 |
293.0 |
150.0 |
256 tunnels |
AES-256-CBC + SHA1 |
240.5 |
2693.6 |
275.5 |
1128.4 |
292.7 |
149.9 |
256 tunnels |
AES-256-CBC + SHA256 |
240.5 |
2693.6 |
275.5 |
1128.4 |
292.7 |
149.9 |
Trong bài kiểm tra thông lượng IP Sec, Việt Tuấn đo lường hiệu suất truyền tải dữ liệu mã hóa trên hai thiết bị với các gói tin có kích cỡ lần lượt là 64, 512 và 1400 Byte. Đầu tiên sẽ là kiểm tra hiệu suất Single Tunnel với cấu hình bảo mật AES-128-CBC + SHA1 được áp dụng trên cả hai thiết bị MikroTik. Kết quả cho thấy, CCR2004-16G-2S+ cung cấp mức hiệu suất cao hơn so với MikroTik CCR1009-7G-1C-1S+
Tuy nhiên, ở các bài test chế độ 256 Tunnels cùng các cấu hình bảo mật cao hơn (AES-128-CBC + SHA256 và AES-256-CBC + SHA256), MikroTik CCR2004-16G-2S+ lại cung cấp mức hiệu suất thua thiệt khá nhiều so với ứng cử viên còn lại của MikroTik.
4.2 Bài test kiểm tra hiệu suất truyền tải mạng
Tiếp theo là bài kiểm tra hiệu suất truyền tải mạng trong chế độ Bridging mode và Routing.
Đầu tiên là sử dụng chế độ Bridging mode, sử dụng cấu hình không bảo mật trên cả hai thiết bị MikroTik, kết quả cho thấy CCR2004-16G-2S+ có hiệu suất cao hơn so với CCR1009-7G-1C-1S+ khi truyền tải các gói tin có kích cỡ 512 và 1518 Byte. Với gói tin kích cỡ 64 Byte, CCR1009-7G-1C-1S+ lại có hiệu suất tốt hơn.
Trong các bài test tiếp theo ở chế độ Routing trên cả hai thiết bị router MikroTik, sử dụng cấu hình không bảo mật. Một lần nữa hiệu suất của MikroTik CCR2004-16G-2S+ tốt hơn so với CCR1009-7G-1C-1S+ đối với kích cỡ gói tin 512 ~ 1518 Byte và kết quả ngược lại đối với kích cỡ tệp 64 Byte.
Khi áp dụng các cấu hình bảo mật 25 bridge filter rules và 25 ip filter rules, MikroTik CCR2004-16G-2S+ đã cho kết quả khả quan hơn khi hiệu suất của thiết bị này đã hoàn toàn nhỉnh hơn so với CCR1009-7G-1C-1S+ với tất cả các gói tin.
5. Tổng kết
Trên đây là bài so sánh MikroTik CCR2004-16G-2S+ và CCR1009-7G-1C-1S+ do Việt Tuấn biên soạn. Có thế thấy CCR2004-16G-2S+ đã được MikroTik nâng cấp và cải tiến hơn rất nhiều so với thiết bị tiền nhiệm, xứng đáng là một thiết bị router với hiệu năng mạnh mẽ, khả năng kết nối đa dạng linh hoạt để người dùng đầu tư và sử dụng. Nếu bạn đọc có thắc mắc hay nhu cầu sử dụng sản phẩm hãy liên hệ ngay với Việt Tuấn - Nhà phân phối thiết bị router hàng đầu hiện nay để nhận được tư vấn cũng như hỗ trợ tận tình nhất từ chúng tôi. Xin cảm ơn!
Bài viết hay, rất hữu ích.