Chọn MENU

Latency là gì? Ảnh hưởng của Latency đối với đường truyền mạng Wifi

Latency là một thông số kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên với nhiều người dùng phổ thông Latency vẫn là một thuật ngữ xa lạ. vậy Latency là gì? Có ảnh hưởng gì đến đường truyền mạng Wifi? Hãy cùng Viettuans.vn tìm hiểu chi tiết về khái niệm và ảnh hưởng của yếu tố này đối với chất lượng đường truyền internet thông qua bài viết ngay sau đây!

1. Latency là gì?

Latency là gì? Dịch ra tiếng Việt thì Latency là độ trễ - Một trong nhiều thông số kỹ thuật để xác nhận tốc độ đường truyền internet bạn đang dùng nhanh hay chậm. Cụ thể Latency biểu thị khoảng thời gian được tính khi yêu cầu được gửi đi (request sent) cho đến lúc kết quả được trả về (response received).

Độ trễ cao hơn 150ms là không tốt, trong khi độ trễ dưới 20ms là lý tưởng cho các tác vụ liên quan đến trò chơi trực tuyến, video streaming, hội nghị trực tuyến…

xác nhận tốc độ đường truyền internet bạn đang dùng nhanh hay chậm
Latency là độ trễ, xác nhận tốc độ đường truyền internet bạn đang dùng nhanh hay chậm

2. Cách thức tính độ trễ mạng Wifi

Hiện nay có bốn cách để tính độ trễ đường truyền internet, bao gồm:

  • RTT (Round Trip Time): Round Trip Time (RTT) là tổng thời gian mà một gói tin cần để đi từ nguồn đến đích và quay trở lại. 
  • Time To First Byte (TTFB): Time to First Byte là tổng thời gian từ khi yêu cầu HTTP được gửi từ trình duyệt đến máy chủ đến khi máy chủ trả về byte đầu tiên. TTFB là một chỉ số cực kỳ quan trọng để đánh giá hiệu suất của một trang web, vì nó thể hiện thời gian mà trình duyệt phải đợi để nhận được phản hồi từ máy chủ.
  • Ping: Ping cũng là cách thức khá thông dụng với đại đa số mọi người để đo đạc độ trễ của đường truyền internet. Quản trị viên mạng sử dụng Ping để đo thời gian gửi 32 byte dữ liệu đến địa chỉ đích cộng với thời gian cần để nhận lại phản hồi. 
Cách thức tính độ trễ mạng Wifi
Cách thức tính độ trễ mạng Wifi bằng Ping

Cú pháp của lệnh Ping là: ping [Địa chỉ IP hoặc tên miền]. Ví dụ: ping google.com. Khi gửi yêu cầu Ping, máy tính của bạn sẽ gửi một gói tin đến địa chỉ IP hoặc tên miền mà bạn đã chỉ định và đợi nhận lại phản hồi. Thời gian mà gói tin mất để đi từ máy tính của bạn đến địa chỉ đích và quay trở lại được tính là thời gian latency. Kết quả của lệnh Ping bao gồm thời gian latency trung bình và số lần gửi yêu cầu thành công.

  • Traceroute: Traceroute là một công cụ mạng được sử dụng để đo đường truyền và xác định các vị trí của các thiết bị trung gian trên đường truyền giữa hai điểm. Nó hoạt động bằng cách gửi một loạt các gói tin ICMP (Internet Control Message Protocol) đến đích mong muốn và đo thời gian mà các gói tin mất để đi qua mỗi nút trên đường đi. 

Kết quả được hiển thị dưới dạng bảng với danh sách các thiết bị trung gian, địa chỉ IP và thời gian mà mỗi thiết bị trung gian đó mất để chuyển tiếp gói tin. Traceroute được tích hợp sẵn trong hầu hết các hệ điều hành và có thể được sử dụng thông qua dòng lệnh trên các thiết bị như máy tính.

gif-mui-tenTìm hiểu thêm: Ping là gì? Ý nghĩa và vai trò của chỉ số Ping trong hệ thống mạng

3. Các nguyên nhân chính gây ra độ trễ mạng Wifi là gì?

3.1 Đường truyền gói tin có quá nhiều vật cản

Đường truyền để một gói dữ liệu được gửi từ máy tính đến máy chủ không phải là một đường thẳng mà sẽ phải đi qua bao gồm rất nhiều vật cản như thiết bị router, bộ chuyển mạch switch, AP, tường lửa, ứng dụng bảo mật,...

Khái niệm “Hop” (bước nhảy) thể hiện một gói dữ liệu được truyền từ phân đoạn này sang phân đoạn khác trên một đường truyền mạng. ‘Hop count’ là khái niệm được dùng để thống kê số lượng thiết bị mạng mà gói dữ liệu phải đi qua trên đường truyền từ nguồn đến đích. Số lượng “Hop” trên đường truyền gói tin càng lớn thì độ trễ latency sẽ càng cao đồng nghĩa với trải nghiệm Internet thật mượt mà.

Đường truyền gói tin có quá nhiều vật cản
Mô phỏng một đường truyền gói tin trước khi đến được thiết bị đầu ra

3.2 Khoảng cách đường truyền quá xa

Hiện nay các website đều đặt máy chủ của mình trong và ngoài nước, vì vậy khoảng cách quá xa giữa thiết bị của bạn và server đích cũng là một trong những nguyên nhân gây ra độ trễ latency cao.

Cụ thể trên đường truyền, gói dữ liệu sẽ được gửi đi từ mạng này qua mạng khác thông qua các điểm trao đổi Internet (Internet Exchange Points). Tại những vị trí này, thiết bị router sẽ phải xử lý, tách nhỏ gói dữ liệu ấy theo đúng lộ trình cần thiết. Hãy tưởng tượng một đường truyền có hàng trăm điểm trao đổi internet với hàng trăm thiết bị mạng chắc chắn sẽ không thể tránh được độ trễ Latency.

Khoảng cách đường truyền quá xa
Khoảng cách giữa thiết bị và server đích quá xa cũng làm độ trễ bị tăng cao hơn

3.3 Website không được xây dựng một cách tối ưu

Website không được xây dựng một cách tối ưu về video hay hình ảnh có độ phân giải cao, sử dụng quá nhiều các Plugins hay ứng dụng bên thứ ba sẽ khiến cho trình duyệt của bạn phải mất khá nhiều thời gian để có thể hiển thị toàn bộ các tài nguyên của Website. 

Độ trễ khi truy cập website là nguyên nhân đầu tiên gây nên tỷ lệ thoát trang cao. Về lâu dài sẽ khiến cho các công cụ tìm kiếm như Google đánh giá thấp chất lượng website và đẩy chúng ra xa khỏi top tìm kiếm.

4. Ảnh hưởng của Latency đối với đường truyền mạng Wifi

Như đã đề cập ở phần trên, độ trễ Latency là một trong nhiều yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tốc độ kết nối mạng không dây Wifi. Nếu latency cao, thì thời gian mà các yêu cầu và phản hồi được truyền tải giữa các thiết bị trên mạng sẽ lâu hơn, dẫn đến việc giảm tốc độ truyền dữ liệu. 

Yếu tố về độ trễ Latency đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu cao như trò chơi trực tuyến, video streaming, hội nghị trực tuyến.... 

Có thể lấy ví dụ thực tế như trong trò chơi trực tuyến, độ trễ cao có thể dẫn đến việc hình ảnh, âm thanh và các thao tác của người chơi không được đồng bộ, gây ra trải nghiệm không mượt mà. Đối với các website chuyên video streaming, độ trễ cao có thể dẫn đến việc trải nghiệm xem phim bị gián đoạn hoặc chất lượng video giảm xuống gây khó chịu cho người xem.

Ảnh hưởng của Latency đối với đường truyền mạng Wifi
Latency cao thì thời gian mà các yêu cầu và phản hồi được truyền tải giữa các thiết bị trên mạng sẽ lâu hơn

5. Các cách cải thiện độ trễ mạng Wifi

Độ trễ mạng Wifi gây khó chịu cho hầu hết người dùng hiện nay. Bạn đọc có thể tham khảo các giải pháp sau để cải thiện mức độ Latency:

  • Cách thức đơn giản nhất để cải thiện độ trễ latency cho web server là sử dụng mạng CDN (Content Delivery Network – mạng phân phối nội dung). Cách thức hoạt động của CDN là phân tán nội dung website đến các máy chủ ở nhiều vị trí địa lý. Qua đó giảm khoảng cách truyền các gói thông tin giữa server và các thiết bị đầu cuối.
  • Nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng: Người dùng cá nhân hay doanh nghiệp có thể nâng cấp thiết bị router và bộ phát wifi, đăng ký gói mạng có chất lượng đường truyền tốt hơn hoặc chuyển qua sử dụng mạng cáp quang.
  • Sử dụng phần mềm VPN hay proxy để tăng tốc đường truyền.
  • Cập nhật thường xuyên phiên bản mới của firmware cho các thiết bị router, modem wifi.

6. Các yếu tố quan trọng khác để đánh giá tốc độ mạng wifi

Bên cạnh yếu tố Latency, tốc độ mạng wifi sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố quan trọng không kém như:

6.1 Tốc độ tải lên (Upload)

Tốc độ tải lên là thông số cũng quan trọng không kém latency khi bạn muốn biết chất lượng mạng wifi của mình đang nhanh hay chậm. Người dùng có thể kiểm tra tốc độ mạng wifi thông qua tốc độ dữ liệu được tải lên. 

Ví dụ, khi sao lưu tập tin vào dịch vụ đám mây như Drive, Onedrive, người dùng có thể so sánh tốc độ upload với thông số trong gói dịch vụ đăng ký để so sánh. Tuy nhiên tốc độ tải lên cũng còn phụ thuộc vào dung lượng dữ liệu cần lưu trữ. Vì vậy người dùng cần điều chỉnh kích cỡ dữ liệu sao cho phù hợp để đảm bảo tốc độ tải lên là nhanh nhất.

6.2. Tốc độ tải về (Download)

Tốc độ tải về là một chỉ số quan trọng để kiểm tra chất lượng đường truyền Internet wifi, Tốc độ download được đo bằng đơn vị Megabits trên giây (Mbps). Để đánh giá kết quả, người dùng cần biết tốc độ chính xác của gói dịch vụ đã đăng ký và so sánh với thông số kết quả nhận được.

7. Top 3 phần mềm đo độ trễ Latency tốt nhất hiện nay

Viettuans.vn đã tổng hợp top 3 phần mềm đo độ trễ Latency tốt nhất hiện nay, bao gồm:

7.1. Ứng dụng kiểm tra tốc độ wifi Speedtest by Ookla

Speedtest by Ookla là ứng dụng không còn quá xa lạ với người dùng internet hiện nay. Giao diện được thiết kế cực kỳ thân thiện, dễ sử dụng. Chỉ cần một lần chạm người dùng có thể nhanh chóng kiểm tra được tốc độ truyền tải của mạng wifi đang sử dụng bao gồm: độ trễ Latency, tốc độ Download và Upload.

Ưu điểm của App kiểm tra tốc độ wifi Speedtest by Ookla

  • Độ chính xác cao.
  • Chia sẻ thông tin và kết quả test trên đa nền tảng mạng xã hội.
  • Hỗ trợ trên đa nền tảng PC, Android, IOS .
  • Hỗ trợ kết nối VPN.
  • Hoàn toàn miễn phí!.

Điểm yếu duy nhất của App kiểm tra tốc độ wifi Speedtest by Ookla là không hỗ trợ tiếng Việt. Tuy nhiên với giao diện dễ hiểu, việc sử dụng ứng dụng này không quá khó khăn đối với phần lớn người dùng hiện nay.

gif-mui-tenTham khảo thêm: Những cách kiểm tra tốc độ wifi mới nhất mà bạn nên biết

phan-mem-test-toc-do-mang

7.2. Phần mềm kiểm tra tốc độ mạng Internet Speed Meter Lite

Internet Speed Meter Lite là phần mềm kiểm tra tốc độ mạng Internet được phát triển bởi công ty DynamicApps. Internet Speed Meter Lite cung cấp cho người dùng cái nhìn chi tiết nhất về độ trễ mạng Wifi cùng nhiều yếu tố tốc độ khác. 

Internet Speed Meter Lite sẽ trực tiếp hiển thị tự động trên thanh thông báo trạng thái của thiết bị di động. Người dùng sẽ không cần phải tương tác với ứng dụng mà vẫn có thể theo dõi được tình trạng tốc độ mạng wifi trong thời gian thực. Các tính năng đáng chú ý của ứng dụng này bao gồm:

  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ trong đó có tiếng việt, giúp thuận tiện cho việc sử dụng của phần đông người Việt Nam hiện nay.
  • Tính năng gửi thông báo theo dõi tốc độ mạng hằng ngày. 
  • Hỗ trợ hiển thị lịch sử kiểm tra tốc độ mạng qua từng ngày. Qua đó người dùng dễ dàng nhận biết những mốc thời gian đường truyền mạng có vấn đề.
  • Tương thích với các thiết bị Android tuy nhiên chưa có một phiên bản chính thức nào dành riêng cho IOS.

phan-mem-test-toc-do-mang-2

7.3. Phần mềm test tốc độ mạng Dr. Wifi: speed & signal test

Nếu bạn muốn kiểm tra độ trễ mạng Wifi đang sử dụng, Dr. Wifi: speed & signal test sẽ là công cụ phân tích Wifi toàn diện được phát triển bởi Trend Micro - Công ty phần mềm an ninh mạng đa quốc gia của Nhật Bản. Một loạt các tính năng chuyên dụng của ứng dụng này như:

  • Kiểm tra nhanh chóng và chính xác các yếu tố quyết định tốc độ Wifi như: độ trễ Latency, băng thông và tốc độ tải lên/tải xuống.
  • Tìm nơi có tín hiệu WiFi mạnh nhất trong khu vực của bạn.
  • Đánh giá mức độ bảo mật Wifi, phát hiện các lỗ hổng của mạng Wifi để bảo vệ quyền riêng tư của bạn.
  • Liệt kê tất cả các thiết bị hay người dùng đang kết nối với mạng Wifi của bạn.
  • Thay đổi DNS để truy cập vào nội dung web bị hạn chế hay tăng tốc trải nghiệm duyệt web của bạn.

8. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin xoay quanh chủ đề Latency là gì được Viettuans.vn biên soạn. Có thể nói rằng độ trễ Latency là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá chất lượng đường truyền mạng wifi bạn đang sử dụng. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những giải pháp phù hợp để cải thiện độ trễ mạng Wifi. Nếu bạn đọc đang gặp bất kỳ vấn đề nào về độ trễ quá cao gây ảnh hưởng cho trải nghiệm internet, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được giải pháp tốt nhất!

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

Bình luận & Đánh giá

Vui lòng để lại số điện thoại hoặc lời nhắn, nhân viên Việt Tuấn sẽ liên hệ trả lời bạn sớm nhất

Đánh giá
Điểm 5/5 trên 1 đánh giá
(*) là thông tin bắt buộc

Gửi bình luận

    • Rất hữu ích - 5/5 stars
      HT
      Huy Tùng - 06/08/2022

      Bài viết hay, rất hữu ích.

    0903.209.123
    0903.209.123