Thiết bị đầu cuối là gì? Thiết bị đầu cuối là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong hệ thống mạng máy tính, viễn thông cũng như lĩnh vực công nghệ điện tử nói chung để chỉ các thiết bị của người dùng cuối. Để giúp bạn hiểu hơn về loại thiết bị này, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây cùng Việt Tuấn.
1. Thiết bị đầu cuối là gì?
Thuật ngữ “thiết bị đầu cuối” xuất hiện trong nhiều lĩnh vực công nghệ, vì vậy mỗi lĩnh vực lại có một quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, dù là lĩnh vực nào, thiết bị đầu cuối đều có những điểm tương đồng.
1.1 Sơ lược về thiết bị đầu cuối
Thiết bị đầu cuối - tiếng Anh là Terminal equipment hay Computer terminal là tên gọi chỉ một loại thiết bị phần cứng sử dụng trong lĩnh vực điện tử hoặc điện cơ. Cách vận hành chính của thiết bị đầu cuối là nhập dữ liệu vào và hiển thị hoặc cho ra dữ liệu dưới nhiều định dạng khác nhau từ một máy tính hoặc một hệ thống điện toán.
Thuật ngữ “thiết bị đầu cuối” xuất phát từ cách gọi trong quá trình những máy tính đầu tiên được dùng làm công cụ truyền tin hoặc lệnh tới các máy tính khác.
Các thiết bị nhập hoặc xuất lệnh như bàn phím, màn hình,... của máy tính sẽ có công dụng là nhập hoặc xuất lệnh, thông tin cần được gửi đi. Có thể coi nhập thông tin vào máy tính gửi là bước đầu vào và hiển thị thông tin trên màn hình của máy tính nhận là bước cuối, hoàn thành việc chuyển lệnh giữa các máy tính.
Ngoài ra, theo các định nghĩa khoa học viễn thông (telecommunication), loại thiết bị này còn dùng để chỉ những hệ thống và thiết bị như:
- Thiết bị dẫn truyền ở hai đầu dây giúp kết nối các mối liên lạc.
- Thiết dùng để thu và phát số liệu.
- Các tổng đài điện thoại hoặc điện tín (trung tâm chuyển mạch/ switchboards).
>> Tham khảo: Thiết bị mạng là gì?
1.2 Chức năng của thiết bị đầu cuối
Chức năng chính của các thiết bị đầu cuối là mã hóa và giải mã các lệnh, thông tin được truyền tới bởi một hệ thống hoặc một thiết bị khác. Từ nhu cầu sử dụng của khách hàng, mỗi thiết bị đầu cuối sẽ có một phương thức vận hành khác nhau. Có một số thiết bị sẽ chỉ dùng để hiển thị, cũng có một số thiết bị dùng để nhập dữ liệu.
Từ khi được ra đời cho đến nay, các loại thiết bị đầu cuối đã dần phát triển và tích hợp nhiều công nghệ mới hiện đại hơn. Đơn cử như loại thiết bị có khả năng xử lý những dữ liệu dùng để lập trình hoặc mã hóa các thông tin với mức độ phức tạp được gọi là "thiết bị đầu cuối thông minh" (fat client).
Trái ngược với dạng thiết bị độc lập, dạng thiết bị đầu cuối phụ thuộc vào máy chủ thì được gọi là "thiết bị đầu cuối câm" (thin client).
Ngoài ra, loại thiết bị đầu cuối được dùng nhiều hiện nay là laptop cũng có thể chạy một dạng phần mềm mô phỏng để sao chép các chức năng của thiết bị đầu cuối và truy cập vào hệ thống đầu cuối ở cách xa vị trí người dùng.
2. Thiết bị đầu cuối gồm những gì? Kể tên các loại thiết bị đầu cuối
Hiện nay, thiết bị đầu cuối được dùng trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ điện tử, mỗi lĩnh vực lại có những dạng thiết bị đầu cuối chuyên dùng khác nhau.
2.1. Các thiết bị đầu cuối trong mạng máy tính
Trong lĩnh vực mạng máy tính, thiết bị đầu cuối là thuật ngữ mô tả một nhóm thiết bị phần cứng, thường thấy nhất là bàn phím (gắn liền hoặc rời), màn hình (gắn liền bàn phím hoặc tách rời).
Chức năng chính của bàn phím và màn hình máy tính là hỗ trợ người dùng giao tiếp với CPU (Central Processing Unit hay bộ xử lý trung tâm) của máy tính hoặc hệ thống xử lý của mạng máy tính.
Thiết bị đầu cuối dùng trong mạng máy tính ban đầu chỉ được dùng để làm công cụ truyền thông tin cho các máy tính khác thông qua một chương trình được viết tắt là TTY hoặc Giao diện dòng lệnh (Command-line interface - CLI).
Các thiết bị đầu cuối hoàn toàn có thể thay đổi các kiểu định dạng dữ liệu theo yêu cầu. Tuy nhiên hầu hết các thiết bị này đều bị giới hạn làm một công việc là nhập dữ liệu đầu vào hoặc hiển thị dữ liệu đầu ra chứ không thể làm cả hai công việc cùng một lúc.
Các thiết bị đầu cuối hiện nay đều phụ thuộc vào máy chủ để có thể nhận và xử lý dữ liệu. Nếu các máy tính cá nhân chạy phần mềm mô phỏng thì thiết bị đầu cuối sẽ có chức năng sao chép các phiên bản ở máy chủ và sử dụng đồng thời các chương trình với nhau.
Ngoài bàn phím và màn hình, trong mạng máy tính, thiết bị đầu cuối còn là tên gọi cho các thiết bị như: máy fax, máy in, máy quét, USB, thiết bị thu phát Bluetooth, laptop,... Những loại máy này đều có chức năng giải mã các tín hiệu từ trung tâm chuyển mạch và hiển thị chính xác thông tin được chuyển đến.
Bên cạnh các chức năng chính là giải mã, hiện nay một số phần mềm giúp thiết bị đầu cuối có thể đảm nhiệm vai trò của các thiết bị mạng khác như router và thiết bị tường lửa Firewall.
>> Tham khảo: Wifi 6 là gì?
2.2 Các thiết bị đầu cuối trong lĩnh vực viễn thông
Lĩnh vực viễn thông là ngành không thể thiếu các thiết bị đầu cuối trong quá trình vận hành. Hiện nay trong lĩnh vực này, có ba nhóm thiết bị đầu cuối là Điện thoại IP, Phần mềm Softphone dành cho máy tính và Phần mềm Softphone dành cho di động.
- Điện thoại IP
Điện thoại IP hay còn có tên gọi khác là điện thoại VoIP được dùng phổ biến tại các tổng đài viễn thông bằng đường mạng LAN, cắm trực tiếp ở thiết bị đầu cuối là điện thoại.
Từ khi ra mắt cho đến nay, điện thoại IP vẫn chiếm đến hơn 70% lựa chọn của người dùng cho môi trường làm việc văn phòng bởi tính ổn định cao và mức độ phù hợp cao.
Để tiết kiệm tối đa chi phí và duy trì sự ổn định, các văn phòng thường lựa chọn những dòng điện thoại IP phổ thông như: Grandstream GXP1610, Yealink sip-T21 E2, Yealink sip-29 E2,....
Ngoài ra, nếu không sử dụng đường dây mạng, vẫn có thể thay thế bằng dòng điện thoại kết nối wifi như Yealink W53P, Yealink W56P…
- Phần mềm Softphone trên máy tính
Softphone là tên gọi của một phần mềm được cài đặt trên máy tính, dùng để nghe hoặc gọi thông qua một tai nghe thông thường hoặc dạng tai nghe chuyên dụng Call Center (ví dụ: Jabra UC 150 Mono, Savi 8220 Office, Savi 8220 Office,....)
Phần mềm Softphone đóng vai trò như một đầu vào xử lý và giải mã các thông tin, lệnh được truyền tới cho bộ phận chăm sóc khách hàng hoặc xử lý trung tâm của mạng lưới viễn thông. Hầu hết các dòng Softphone hiện nay đều có thể sử dụng miễn phí trên PC hoặc laptop.
- Phần mềm Softphone trên di động
Tương tự như Softphone trên máy tính, Softphone dành cho di động cũng đóng vai trò như một đầu vào xử lý thông tin, giải mã chúng, sau đó gửi đến người đọc những thông tin đã nhận được. Có thể kể đến một số phần mềm Softphone phổ biến hiện nay như: Zalo, Viber, Messenger,... các ứng dụng này có thể cài đặt trực tuyến trên thiết bị Smartphone.
Trong quá trình vận hành, các ứng dụng này sẽ kết nối với tổng đài IP chung thông qua mạng Internet. Người dùng cũng có thể nhập thông tin vào bằng bàn phím, micro.
2.3. Thiết bị đầu cuối trong lĩnh vực công nghệ điện tử nói chung
Bên cạnh một số loại thiết bị chuyên dùng cho các lĩnh vực, trong cuộc sống, thiết bị đầu cuối được sử dụng rất nhiều như: tivi thông minh, điều hòa thông minh, máy giặt thông minh, thiết bị nông nghiệp công nghệ cao, các camera an ninh thông minh,....
Những loại thiết bị đầu cuối trong công nghệ điện tử nói trên thường là đích đến của các lệnh được người dùng truyền đi bằng điều khiển. Sau khi thiết bị nhận lệnh, bộ xử lý chung sẽ truyền thông tin để kích hoạt các chức năng được yêu cầu trong lệnh đó.
Ngoài ra, một số thiết bị thông minh còn có thể thông qua cảm biến ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, giọng nói,... để nhận lệnh đầu vào, sau đó xử lý bằng những thiết bị IoT (Internet vạn vật).
3. Vai trò của thiết bị đầu cuối trong mạng máy tính là gì?
Như đã nói ở trên, công dụng chính của một thiết bị đầu cuối trong máy tính là hỗ trợ người dùng giao tiếp với bộ xử lý trung tâm một thiết bị mạng hoặc máy tính khác. Vì vậy có thể nhận định thiết bị đầu cuối đóng vai trò như một mắt xích không thể thiếu trong vận hành của mạng máy tính.
- Thiết bị đầu cuối khi kết nối vào hệ thống mạng máy tính sẽ có vai trò hỗ trợ phân bổ các thông tin, nhận các nguồn lệnh, chuyển lệnh và giải mã lượng thông tin nhận được từ máy tính khác.
- Vai trò thúc đẩy nhanh quá trình xử lý và phản hồi thông tin .Các thiết bị đầu cuối hiện nay ngày càng được nâng cao, tích hợp nhiều tính năng cải tiến so với ban đầu như: nhận cùng lúc nhiều lệnh, giải mã các lệnh với thời gian nhanh chóng, truyền lệnh chính chính xác tuyệt đối,...
- Vai trò đảm bảo tính thống nhất chung và bảo mật cho toàn bộ hệ thống.
4. Việt Tuấn - nhà cung cấp cung cấp thiết bị đầu cuối uy tín, chuyên nghiệp
Tuy có nhiều ưu điểm và là loại thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực nào, nhưng không phải bất kỳ thiết bị đầu cuối nào cũng đem lại hiệu quả cao. Vì vậy để đảm bảo chất lượng máy tốt nhất, người dùng cần tham khảo các dòng sản phẩm kỹ càng, cũng như lựa chọn nhà cung cấp đủ uy tín.
Việt Tuấn là một trong những thương hiệu phân phối các thiết bị công nghệ điện tử như giải pháp tổng đài - điện thoại IP được nhiều khách hàng tin tưởng trong suốt 10 năm qua.
Tất cả các thiết bị được cung cấp tại hệ thống của Việt Tuấn đều cam kết hàng chính hàng 100% từ những thương hiệu lớn trên thế giới. Với đội ngũ chuyên gia và nhân viên kỹ thuật có chuyên môn cao, đảm bảo mang đến trải nghiệm mua và dùng sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
Tổng kết
Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã gửi đến bạn những thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc thiết bị đầu cuối là gì. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm thiết bị đầu cuối, hãy truy cập website Viettuans.vn để mua sắm trực tuyến và được tư vấn tận tình. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
VIỆT TUẤN - NHÀ PHÂN PHỐI THIẾT BỊ MẠNG, WIFI, THIẾT BỊ LƯU TRỮ NAS CHÍNH HÃNG
- Website: https://viettuans.vn
- Hotline: 0903.209.123
- Email: sales@viettuans.vn
- Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Số 23 Tô Vĩnh Diện, P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettuans
Bài viết hay, rất hữu ích.