Chọn MENU

Giải pháp tự động hóa trong kho hàng bằng cách ứng dụng router công nghiệp của Teltonika

Khi sử dụng wifi, có lẽ điều mà mọi người lo lắng nhất chính là điểm chết trong vùng phủ sóng wifi. Vấn đề này thường gặp phải nếu bạn không biết cách thiết lập và tận dụng các công nghệ sẵn có. Trong bài viết này, Việt Tuấn sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách khắc phục điểm chết wifi bằng công nghệ wifi mesh với router công nghiệp Teltonika.

giai-phap-tu-dong-hoa-trong-kho-hang-bang-router-cong-nghiep-teltonika.jpg
Giải pháp tự động hóa trong kho hàng bằng cách ứng dụng router công nghiệp của Teltonika

1. Điểm chết wifi là gì?

Điểm chết wifi được hiểu là những khu vực không có tín hiệu wifi. Khi sử dụng các thiết bị ở khu vực này, bạn sẽ không thể duyệt web, không thể gửi dữ liệu đến người dùng hay thiết bị khác. Chính vì vậy, điểm chết wifi gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.

Điểm chết wifi phổ biến nhất ở các toà nhà văn phòng và nhà ở hộ gia đình, tuy nhiên, cũng thường xuất hiện trên các ứng dụng trong công nghiệp. Trong công nghiệp, wifi là thứ không thể thiếu để truyền dữ liệu giữa các loại thiết bị, máy móc công nghiệp với nhau. Vì vậy, nếu xuất hiện các điểm chết wifi sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất hay vận hành máy móc công nghiệp.

2. Nguyên nhân gây ra điểm chết wifi

Nguyên nhân chính gây ra điểm chết wifi là vị trí đặt thiết bị phát wifi và các vật thể cản trở hoặc hấp thụ tín hiệu sóng wifi. Những vật thể cản trở sóng tín hiệu wifi thường gặp nhất là gạch và kim loại. Do hai vật liệu này thường được sử dụng làm tường, bê tông cốt thép của các công trình xây dựng và các đồ vật trang trí trong phòng.

Bên cạnh đó, vị trí đặt thiết bị phát sóng wifi cũng ảnh hưởng đến vùng phủ sóng của tín hiệu wifi. Nếu đặt thiết bị ở vị trí không phù hợp chắc chắn sẽ xuất hiện tình trạng điểm chết wifi. Ngoài ra, một nguyên nhân xuất hiện điểm chết wifi nữa là do các vật thể gây nhiễu ảnh hưởng đến khả năng phân phối tín hiệu. Ví dụ như các thiết bị điện tử: TV, tủ lạnh, lò vi sóng, bàn phím, máy in, máy fax,....

diem-chet-wifi.gif
Vị trí đặt thiết bị phát sóng wifi cũng ảnh hưởng đến vùng phủ sóng của tín hiệu wifi

3. Cách khắc phục điểm chết wifi

Qua những nguyên nhân đã đề cập kể trên, cách khắc phục đơn giản nhất là loại bỏ vật cản các thiết bị làm nhiễu sóng. Tuy nhiên, việc này không khả dĩ, vì bạn không thể thay đổi thiết kế, cấu trúc của toà nhà hay loại bỏ các thiết bị điện tử. Vậy làm thế nào để khắc phục điểm chết wifi?

Câu trả lời đó là sử dụng công nghệ wifi mesh hoặc các thiết bị kích sóng để tăng phạm vi phủ sóng wifi toàn bộ toà nhà. Khi kết hợp các bộ phát wifi bằng công nghệ wifi mesh cho phép vùng phủ sóng rộng hơn và đồng đều trong toàn bộ toà nhà. Không chỉ tăng phạm vi phủ sóng, công nghệ wifi mesh còn có rất nhiều tính năng mà có thể bạn chưa biết. Theo dõi phần sau đây để biết thêm những tính năng đó nhé.

gif-mui-tenTìm hiểu thêm: Wifi Mesh là gì? Nên dùng Mesh Wifi hay bộ kích sóng Repeater?

4. Tại sao nên sử dụng wifi mesh?

Với router công nghiệp Teltonika, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng giải bài toán về vấn đề điểm chết wifi. Router công nghiệp Teltonika RUTX10 sở hữu công nghệ wifi mesh cho phép bạn có thể cấu hình các node wifi với các cài đặt giống nhau trên nhiều thiết bị. Từ đó đảm bảo sự thống nhất các cài đặt trên tất cả các node. Không những thế, việc ứng dụng RUTX10 còn giúp đơn giản hoá quy trình quản lý tổng thể cũng như thời gian và nhân sự quản lý.

Bên cạnh đó, RUTX10 còn cho phép bạn thiết lập cấu trúc mạng, định tuyến lại lưu lượng truy cập trong trường hợp một hoặc nhiều thiết bị trong mesh gặp sự cố. Từ đó giúp kiểm soát hiệu suất làm việc của các thiết bị tốt hơn. Công nghệ wifi mesh trên RUTX10 còn cho phép các thiết bị có thể tự động lựa chọn channel tối ưu nhất, giúp giảm thiểu tình trạng nhiễu hay nghẽn mạng xảy ra.

tai-sao-nen-su-dung-wifi-mesh.gif
Sơ đồ mô phỏng hệ thống wifi mesh khi sử dụng RUTX11

5. Hướng dẫn cấu hình wifi mesh trên router công nghiệp Teltonika

Hầu hết các router công nghiệp Teltonika đều được trang bị công nghệ wifi mesh, ngoại trừ một số mã như RUT300, RUTX08 và RUTX09 sẽ không hỗ trợ wifi mesh.

Ở bài viết trước, chúng tôi đã hướng dẫn bạn đọc cách cấu hình wifi mesh trên router Teltonika từng bước chi tiết thông qua RutOS. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ không đề cập đến từng bước hướng dẫn nữa, tránh lan man. Bạn có thể xem chi tiết bài viết tại đây.

Sơ đồ dưới đây là ví dụ cho ứng dụng công nghệ wifi mesh trên các thiết bị của Teltonika. Trong ví dụ này sẽ bao gồm cấu hình cho cả cổng mesh, một thiết bị chính hoạt động như một máy chủ DHCP và cầu nối giữa các mạng WAN và LAN. Thiết bị chính sẽ chịu trách nhiệm quản lý và định tuyến lưu lượng giữa mạng WAN và LAN và các thiết bị còn lại sẽ được cấu hình vào mesh, hoạt động như các node thông thường.

cau-hinh-wifi-mesh-tren-router-cong-nghiep.jpg
Mô phỏng cách hoạt động của wifi mesh khi sử dụng hệ thống router công nghiệp Teltonika

6. Giải pháp ứng dụng wifi mesh Teltonika

Chắc hẳn khi tìm hiểu về wifi mesh trên mạng hay chính bài viết trên blog của Việt Tuấn, nôm na bạn sẽ hiểu rằng sẽ có 1 thiết bị kết nối dây trực tiếp với mạng, sau đó, các thiết bị khác sẽ kết nối không dây với thiết bị chính.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của công nghệ wifi mesh Teltonika, Việt Tuấn xin chia sẻ đến bạn đọc case study ứng dụng công nghệ wifi mesh Teltonika trong tự động hoá công nghiệp.

6.1. Vấn đề đặt ra

Trong các nhà máy hiện nay, quy trình vận hành trong nhà kho được ứng dụng tự động hóa ngày càng nhiều. Việc ứng dụng tự động hoá giúp giảm đáng kể những sai sót khi hoạt động bằng con người, giảm thời gian xử lý và chi phí nhân sự. Không những thế, ứng dụng tự động hoá còn giúp tăng đáng kể năng suất hoạt động và tối ưu không gian.

Nổi bật nhất trong việc ứng dụng tự động hoá tại kho hàng là xe tự hành, xe nâng hàng tự động. Đây là 2 loại xe được lập trình để di chuyển hàng hoá trong kho từ vị trí này sang vị trí khác một cách chính xác. Hai thiết bị này sử dụng cảm biến, máy ảnh và CPU để di chuyển theo lập trình có sẵn. Từ đó tối ưu hoá hiệu suất hoạt động cũng như tiết kiệm không gian.

Bên cạnh những ưu điểm và hiệu quả mà hai thiết bị này mang lại, yêu cầu để có thể vận hành trơn tru là phải có thiết bị kết nối không dây M2M giữa các phần mềm điều khiển từ xa và công nghệ trên xe.

Trong nhà kho chứa hàng, các loại giá kệ thường được chế tạo từ kim loại gây ảnh hưởng đến đường truyền tín hiệu internet không dây. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng tín hiệu bị nhiễu, từ đó đảm bảo hiệu suất cho hệ thống vận hành tự động? Cùng Việt Tuấn theo dõi ngay case study ở phần dưới đây nhé.

gif-mui-tenXem thêm: Cảm biến là gì? Có bao nhiêu loại cảm biến hiện nay

6.2. Giải quyết vấn đề

Anit Otomasyon là công ty công nghệ tại Thổ Nhĩ Kỳ, họ cung cấp các giải pháp sáng tạo cho tự động hóa công nghiệp. Với yêu cầu thiết kế hệ thống tự động hoá cho hệ thống máy móc, phần mềm tích hợp cho khả năng liên lạc M2M và quản lý từ xa tại kho hàng. Sau khi nghiên cứu, Anit Otomasyon đã lựa chọn router công nghiệp RUTX10 và RMS của Teltonika.

Để giảm thiểu vấn đề nhiễu sóng do các kệ hàng trong kho, Anit Otomasyon đã lắp đặt các router công nghiệp RUTX10 trong kho và trong xe tự hành. Bằng cách kết nối trực tiếp với CPU thông qua cáp Ethernet, RUTX10 cho phép xe tự hành hoạt động trơn tru theo các mã lệnh đã được lập trình sẵn.

Việc lắp đặt RUTX10 ở nhiều vị trí trong nhà kho nhằm kích hoạt tính năng wifi mesh của thiết bị. Từ đó giúp đảm bảo tín hiệu luôn ổn định, không bị gián đoạn ngay cả khi một vài thiết bị xảy ra lỗi. Giúp cho hệ thống xe tự hành trong kho có thể hoạt động ổn định cho việc di chuyển hàng hoá trong kho.

Ngoài ra, với hệ thống wifi mesh, bạn chỉ cần phải cấu hình một thiết bị, sau đó sẽ được tự động áp dụng cấu hình đó cho tất cả các thiết bị khác trong hệ thống. Từ đó tiết kiệm đáng kể thời gian cũng như nhân sự cho việc lắp đặt và cấu hình.

Bên cạnh đó, RUTX10 còn có khả năng chuyển vùng nhanh, cho phép xe tự hành có thể tự động chuyển sang thiết bị có tín hiệu internet mạnh nhất trong quá trình hoạt động.

Phần bên trên đã giải quyết xong vấn đề đường truyền tín hiệu, vậy việc quản lý từ xa của giải pháp thì sao? 

Giống như các thiết bị router công nghiệp hay gateway công nghiệp của Teltonika khác, RUTX10 có thể sử dụng hệ thống quản lý từ xa (RMS). Với RMS management, bạn có thể giám sát hiệu suất làm việc của hệ thống và giải quyết các vấn đề gặp phải từ phòng kỹ thuật. Với RMS Connect, hệ thống có thể truy cập vào CPU của xe tự hành, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập hành trình di chuyển một cách tối ưu nhất.

Tổng kết

Trên đây là bài viết giải pháp tự động hoá trong kho hàng bằng cách ứng dụng router công nghiệp của Teltonika. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích trong quá trình thiết lập hệ thống tự động trong kho hàng hay nhà máy sản xuất. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi blog của Việt Tuấn để có thể cập nhật những giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

Bình luận & Đánh giá

Vui lòng để lại số điện thoại hoặc lời nhắn, nhân viên Việt Tuấn sẽ liên hệ trả lời bạn sớm nhất

Đánh giá
Điểm 5/5 trên 1 đánh giá
(*) là thông tin bắt buộc

Gửi bình luận

    • Rất hữu ích - 5/5 stars
      HT
      Huy Tùng - 06/08/2022

      Bài viết hay, rất hữu ích.

    0903.209.123
    0903.209.123