Data Center là gì? Tại sao hiện nay các doanh nghiệp cần sử dụng data center? Các thành phần của data center bao gồm những gì? Hãy cùng Việt Tuấn tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, các thành phần cũng như vai trò của data center trong thời đại 4.0 qua bài viết này nhé!

1. Data Center là gì?
Data center (trung tâm dữ liệu) là một cơ sở vật lý hoặc không gian lưu trữ đám mây được sử dụng để lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệu. Data Center là khu vực chuyên biệt, tập trung các máy chủ, thiết bị mạng và hạ tầng công nghệ thông tin để hỗ trợ và phân phối tài nguyên cho các hoạt động và dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức.
Các Data Center thường được thiết kế và xây dựng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất, độ tin cậy, bảo mật và quản lý dữ liệu. Một trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn sẽ bao gồm các thành phần chính như phòng máy chủ, hệ thống làm mát, hệ thống cung cấp điện, hệ thống mạng, hệ thống lưu trữ dữ liệu, các biện pháp bảo mật và không thể thiếu nhân viên điều hành - Những người sẽ có nhiệm vụ thiết lập, điều phối dữ liệu trong Data Center để phục vụ cho công việc của doanh nghiệp, tổ chức.
Xem thêm: Máy trạm là gì? Sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường
2. Các thành phần chính của Data Center là gì?
Các thành phần chính của một data center bao gồm:
- Phòng máy chủ (Server Room): Đây là không gian vật lý được sử dụng để đặt các hệ thống máy chủ và thiết bị mạng. Phòng máy chủ thường được thiết lập với các điều kiện cực kỳ khắt khe về môi trường, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm để đảm bảo độ bền của các linh kiện và hệ thống phần cứng máy chủ. Data center là một trong những hệ thống cơ sở dữ liệu được xếp vào hàng đầu những cơ sở tiêu tốn nhiều điện năng nhất thế giới, bởi quá trình hoạt động 24/24 giờ liên tục không ngừng nghỉ.
- Hệ thống làm mát (Cooling System): Data center yêu cầu hệ thống làm mát để giữ nhiệt độ trong khoảng lý tưởng cho các thiết bị hoạt động. Hệ thống này bao gồm máy lạnh, hệ thống điều hòa không khí,quạt thông gió, máy sưởi, hệ thống ống xả cùng các công nghệ tản nhiệt khác.
- Hệ thống điện (Power System): Data center cần có hệ thống cung cấp điện tin cậy và ổn định để đảm bảo hoạt động liên tục của các thiết bị. Hệ thống này thường bao gồm nguồn điện chính từ lưới điện, hệ thống UPS (Uninterruptible Power Supply) để cung cấp nguồn điện dự phòng trong trường hợp mất điện và hệ thống máy phát điện dự phòng.
- Hệ thống mạng (Network System): Data center có hệ thống mạng phức tạp để kết nối các máy chủ, thiết bị mạng và các phần tử khác trong hạ tầng. Hệ thống mạng bao gồm các thành phần như các bộ chuyển mạch (switch), bộ định tuyến (router), tường lửa bảo mật (firewall) và số lượng lớn cáp mạng.
- Hệ thống lưu trữ (Storage System): Data center cung cấp hệ thống lưu trữ dữ liệu bao gồm nhiều dòng thiết bị lưu trữ, tiêu biểu như: máy chủ lưu trữ, hệ thống lưu trữ mạng NAS và DAS hoặc mạng lưu trữ chuyên dụng SAN.
- Hệ thống bảo mật (Security System): Data center được trang bị các hệ thống bảo mật hiện đại, có nhiệm vụ phát hiện, đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời đối với các mối đe dọa có thể gây hại cho Data Center. Security System có thể bao gồm hệ thống kiểm soát truy cập, hệ thống giám sát an ninh, phân loại dữ liệu và các biện pháp bảo mật mạng.
- Operation staff – Nhân viên điều hành: Operations staff là những chuyên viên CNTT chịu trách nhiệm giám sát, duy trì và đảm bảo các hoạt động của hệ thống Data Center diễn ra trơn tru. Bên cạnh đó nếu xảy ra các vấn đề về hỏng hóc hệ thống, các chuyên viên CNTT sẽ có nhiệm vụ xử lý các vấn đề trên.
Bạn đọc có thể đọc thêm các thông tin về máy chủ qua bài viết: Máy chủ là gì?

3. Phân loại Data Center
Trung tâm dữ liệu có vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, xử lý và quản lý dữ liệu, giúp doanh nghiệp vận hành các hệ thống và dịch vụ một cách ổn định. Để dễ dàng lựa chọn và triển khai, chúng thường được phân loại dựa trên quy mô, mục đích sử dụng, công nghệ hoặc vị trí. Dưới đây là phân loại Data Center theo một số tiêu chí
3.1 Phân loại Data Center theo quy mô
Trung tâm dữ liệu có thể được thiết kế từ nhỏ đến rất lớn, tùy thuộc vào nhu cầu.
- Trung tâm dữ liệu doanh nghiệp (Enterprise Data Center): Đây là những Data Center được thiết kế và xây dựng dành riêng cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp lớn. Các công ty thường sử dụng loại này để kiểm soát toàn bộ hệ thống, đảm bảo bảo mật và tối ưu hóa hiệu suất.
- Trung tâm dữ liệu siêu lớn (Hyperscale Data Center): Loại này thường thuộc sở hữu của các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Amazon hoặc Microsoft. Với khả năng phục vụ hàng triệu người dùng, chúng được thiết kế để mở rộng quy mô nhanh chóng, sử dụng các giải pháp tiên tiến như AI và đi kèm với hệ thống làm mát hiện đại để tiết kiệm năng lượng.
- Trung tâm dữ liệu biên (Edge Data Center): Được đặt gần người dùng cuối nhằm giảm độ trễ mạng, trung tâm dữ liệu này phù hợp với các ứng dụng yêu cầu thời gian phản hồi nhanh như Internet of Things (IoT) hoặc 5G. Ví dụ, một trung tâm dữ liệu biên có thể nằm gần khu vực đô thị để hỗ trợ dịch vụ streaming video hoặc chơi game trực tuyến.
3.2 Phân loại theo mục đích sử dụng
Không phải tất cả các trung tâm dữ liệu đều hoạt động giống nhau. Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp mà các Data Center sẽ được xây dựng khác nhau để đáp ứng các yêu cầu khác nhau:
-
Colocation Data Center: Đây là nơi các doanh nghiệp thuê không gian để đặt máy chủ của mình, trong khi nhà cung cấp chịu trách nhiệm vận hành cơ sở hạ tầng. Loại này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí ban đầu và đảm bảo khả năng mở rộng linh hoạt.
-
Trung tâm dữ liệu đám mây (Cloud Data Center): Dữ liệu và ứng dụng được lưu trữ trên nền tảng đám mây, dễ dàng truy cập từ bất kỳ đâu. Các nhà cung cấp lớn như AWS, Azure hay Google Cloud sử dụng mô hình này để cung cấp dịch vụ toàn cầu, với khả năng đáp ứng nhu cầu của cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.
-
Trung tâm dữ liệu riêng (Private Data Center): Loại này phù hợp cho các doanh nghiệp cần mức độ bảo mật cao, chẳng hạn như tổ chức tài chính hoặc y tế. Toàn bộ hệ thống được đặt tại chỗ hoặc trong cơ sở riêng biệt, đảm bảo kiểm soát hoàn toàn.
-
Trung tâm dữ liệu công cộng (Public Data Center): Chia sẻ tài nguyên giữa nhiều khách hàng, thường dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn đầu tư vào hạ tầng riêng.
4. Vai trò của trung tâm dữ liệu là gì?
Data center có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và đảm bảo hoạt động của các hệ thống và dịch vụ liên quan đến dữ liệu. Dưới đây là một số vai trò chính của data center:
- Lưu trữ dữ liệu: Data center cung cấp không gian vật lý để lưu trữ và bảo vệ dữ liệu của tổ chức. Nó bao gồm các hệ thống lưu trữ như máy chủ, hệ thống lưu trữ mạng (NAS), DAS hay mạng lưu trữ SAN để đảm bảo việc lưu trữ dữ liệu của tổ chức luôn được an toàn, tin cậy và dễ dàng truy cập.
- Xử lý và tính toán: Data center cung cấp hạ tầng và tài nguyên tính toán để thực hiện các hoạt động xử lý dữ liệu. Điều này bao gồm việc triển khai máy chủ, hệ thống mạng, hệ thống ảo hóa và các công nghệ khác để hỗ trợ việc xử lý và tính toán dữ liệu hiệu quả.
- Đảm bảo hoạt động liên tục: Data center được thiết kế để đảm bảo hoạt động liên tục của các hệ thống và dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm: hệ thống lưu trữ dự phòng, sao lưu dự phòng, nguồn điện dự phòng và hệ thống mạng dự phòng để đảm bảo rằng dịch vụ không bị gián đoạn và đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của dữ liệu.
- Bảo mật dữ liệu: Data center đảm bảo bảo mật của dữ liệu thông qua các biện pháp bảo mật vật lý và logic. Các biện pháp bảo mật có thể bao gồm hệ thống kiểm soát truy cập, mã hóa dữ liệu, tường lửa, phần mềm chống xâm nhập và giám sát an ninh.
- Quản lý và điều phối tài nguyên: Data center quản lý và phân phối tài nguyên như băng thông mạng, lưu trữ, CPU, bộ nhớ và các tài nguyên khác cho các ứng dụng và dịch vụ khác nhau của doanh nghiệp.
Đọc thêm: Băng thông là gì?

4. Tổng kết
Bài viết về Data Center đến đây là kết thúc. Trên đây là toàn bộ các thông tin cần thiết nhất về chủ đề Data Center là gì. Có thể nói vai trò của trung tâm dữ liệu cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay. Đóng vai trò lưu trữ và phân bổ tài nguyên dữ liệu cho các dịch vụ và công việc của doanh nghiệp. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề hay thắc mắc nào về chủ đề trên. Liên hệ ngay cho Việt Tuấn để được giải đáp chi tiết nhất
Bài viết hay, rất hữu ích.