Chọn MENU

So sánh thiết bị NAS cho gia đình và thiết bị NAS cho doanh nghiệp

Hiện nay các thương hiệu NAS đã và đang phân phối các dòng sản phẩm thiết bị lưu trữ cho rất nhiều tệp khác hàng, nổi bật có khách hàng gia đình và doanh nghiệp, tổ chức. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa thiết bị NAS cho gia đình và thiết bị NAS cho doanh nghiệp? Bạn đọc sẽ cùng Việt Tuấn tìm hiểu ngay sau đây!

So sánh thiết bị NAS cho gia đình và thiết bị NAS cho doanh nghiệp
So sánh thiết bị NAS cho gia đình và thiết bị NAS cho doanh nghiệp

1. Giới thiệu tổng quan về thiết bị lưu trữ NAS

Để giới thiệu ngắn gọn, NAS là viết tắt của Network-Attached Storage có nghĩa tiếng Việt là ổ cứng lưu trữ gắn mạng. NAS là một hệ thống lưu trữ dữ liệu được kết nối với mạng máy tính, cho phép nhiều người dùng có tài khoản có thể truy cập, sao lưu, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu từ nhiều thiết bị khác nhau. NAS thường là một thiết bị lưu trữ độc lập, chạy hệ điều hành riêng và hỗ trợ các giao thức mạng như NFS (Network File System) hoặc SMB (Server Message Block) để chia sẻ dữ liệu.

NAS là ổ cứng lưu trữ gắn mạng
NAS là ổ cứng lưu trữ gắn mạng với tên đầy đủ Network-Attached Storage

2. Vai trò quan trọng của thiết bị NAS

Dưới đây là những vai trò chính của một thiết bị NAS:

  • Lưu trữ tập trung: Thiết bị NAS cho phép tạo một kho lưu trữ tập trung cho dữ liệu của một tổ chức hoặc một hộ gia đình. Thay vì lưu trữ dữ liệu trên từng máy tính riêng lẻ, dữ liệu được tập trung vào thiết bị NAS, giúp dễ dàng quản lý và truy cập từ nhiều thiết bị khác nhau trong mạng.

Lưu trữ tập trung

  • Chia sẻ dữ liệu: Thiết bị NAS cung cấp khả năng chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng. Người dùng có thể truy cập vào các thư mục và tệp tin trên NAS từ các máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị mạng khác. Điều này giúp hỗ trợ việc làm việc nhóm và chia sẻ thông tin dễ dàng.
  • Sao lưu dữ liệu: Thiết bị NAS cung cấp khả năng sao lưu và phục hồi dữ liệu quan trọng. Người dùng có thể thiết lập các kế hoạch sao lưu tự động để đảm bảo dữ liệu được bảo vệ và khôi phục khi cần thiết.

Sao lưu dữ liệu

  • Truy cập từ xa: Với NAS, người dùng có thể truy cập vào dữ liệu từ xa thông qua kết nối internet. Điều này cho phép truy cập dữ liệu từ xa và làm việc từ xa, mang lại sự linh hoạt và tiện lợi cho người dùng.
  • Phương tiện truyền thông: Thiết bị NAS cung cấp đa dạng các tính năng và ứng dụng đa phương tiện, cho phép lưu trữ, quản lý và phát trực tuyến các tập tin nhạc, video, hình ảnh và dữ liệu truyền thông khác. Người dùng có thể truy cập và phát trực tiếp các nội dung đa phương tiện từ NAS đến các thiết bị như TV, Laptop, PC, thiết bị DLNA…
Phương tiện truyền thông
NAS cung cấp đa dạng các tính năng và ứng dụng đa phương tiện
  • Hỗ trợ tối đa cho công việc cộng tác: các thiết bị NAS như Nas Synology, Nas QnapNas Terramaster cung cấp rất nhiều tính năng hỗ trợ làm việc từ xa và cộng tác, giúp nâng cao hiệu suất công việc của đội nhóm và doanh nghiệp
Hỗ trợ tối đa cho công việc cộng tác
Hỗ trợ tối đa cho công việc cộng tác với nhiều ứng dụng tích hợp và khả năng phân quyền truy cập từ xa

3. Sự khác biệt giữa thiết bị NAS cho gia đình và thiết bị NAS doanh nghiệp

Sự khác biệt giữa thiết bị NAS cho gia đình và thiết bị NAS doanh nghiệp được thể hiện trên các yếu tố như:

3.1. Khả năng lưu trữ

NAS dành cho doanh nghiệp thường có khả năng lưu trữ lớn hơn so với NAS dành cho gia đình. Thông thường các dòng NAS gia đình sẽ có ít ổ đĩa hơn( tối đa 2 - 4 ổ) vì khối lượng dữ liệu để sao lưu, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình không quá cao. Đối với các doanh nghiệp hiện nay sẽ có khối lượng dữ liệu công việc khổng lồ. Vì vậy các dòng NAS đa ổ đĩa, sở hữu dung lượng lưu trữ lớn cùng khả năng nâng cấp linh hoạt với các thiết bị mở rộng sẽ là lựa chọn hàng đầu hiện nay dành cho doanh nghiệp.

NAS gia đình sử dụng 2 ổ đĩa
NAS gia đình sử dụng 2 ổ đĩa với nhu cầu lưu trữ thông thường

Ngoài ra các dòng NAS cao cấp nhiều ổ đĩa sẽ cho phép người dùng thiết lập nhiều tùy chọn RAID hơn cho toàn bộ ổ đĩa hay từng phân khu nhất định. Qua đó tối ưu hiệu suất xử lý, lưu trữ, bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu

NAS cao cấp nhiều ổ đĩa sẽ cho phép người dùng thiết lập nhiều tùy chọn RAID
NAS cao cấp nhiều ổ đĩa sẽ cho phép người dùng thiết lập nhiều tùy chọn RAID

3.2. Dung lượng RAM

Đối với các dòng NAS cho gia đình sẽ không đòi hỏi quá nhiều ở dung lượng RAM quá cao, thông thường các dòng NAS phổ thông sẽ có dung lượng RAM từ 1 ~ 2GB. Với cấu hình trên đã cung cấp đủ hiệu năng cho các tác vụ sao lưu, chia sẻ dữ liệu, truyền phát nội dung đa phương tiện…

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp hiện nay sẽ yêu cầu mức dung lượng RAM khá cao từ 4GB trở lên. Một số dòng NAS doanh nghiệp cho phép nâng cấp linh hoạt dung lượng RAM tối đa 64GB để cung cấp hiệu suất tối đa cho các tác vụ thiết lập, quản lý máy ảo, sao lưu dữ liệu tốc độ cao.

NAS phổ thông sẽ có dung lượng RAM từ 1 ~ 2GB
NAS phổ thông sẽ có dung lượng RAM từ 1 ~ 2GB

3.3. Khả năng mã hóa 

Các thiết bị NAS dành cho doanh nghiệp sẽ được trang bị tính năng mã hóa dữ liệu phần cứng - Yếu tố khá quan trọng trong việc bảo đảm sự an toàn và tính toàn vẹn của dữ liệu khỏi các vấn đề về xâm nhập hệ thống trái phép, đánh cắp dữ liệu, đánh cắp ổ cứng.

Hiện nay các dòng NAS chuyên nghiệp có hỗ trợ phiên bản mã hóa AES 256 mạnh mẽ. Đối với phần lớn các thiết bị lưu trữ NAS dành cho gia đình phổ thông, tính năng mã hóa sẽ không được trang bị. Giải thích cho điều này thì mạng chia sẻ dữ liệu thông qua thiết bị NAS sẽ được giới hạn với các thành viên trong gia đình.

3.4. Tính năng bảo mật

NAS dành cho doanh nghiệp thường có tính năng bảo mật mạnh mẽ hơn để đảm bảo an toàn dữ liệu. Bảo vệ dữ liệu quan trọng và hạn chế quyền truy cập chỉ cho những người được ủy quyền là yếu tố quan trọng. NAS doanh nghiệp thường hỗ trợ các tính năng bảo mật như mã hóa dữ liệu, quản lý quyền truy cập chi tiết, chứng thực người dùng và tích hợp với hệ thống xác thực bên ngoài.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm: Bảo mật dữ liệu của bạn với LifeLock cho mùa báo cáo và quyết toán thuế

AS doanh nghiệp hỗ trợ các tính năng bảo mật như mã hóa dữ liệu, quản lý quyền truy cập
NAS doanh nghiệp hỗ trợ các tính năng bảo mật như mã hóa dữ liệu, quản lý quyền truy cập

3.5. Số lượng cổng kết nối

Số lượng cổng kết nối cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá các các dòng NAS. Hiện nay các nhà sản xuất đã trang bị trên mỗi sản phẩm số lượng cổng RJ45 nhất định với tốc độ cho phép từ 1GbE, 2.5GbE. Các dòng NAS phổ thông giá rẻ sẽ có từ 1 ~ 2 cổng RJ45 1GbE còn đối với dòng cao cấp cho tổ chức, số cổng RJ45 có thể lên tới 4 cổng với tốc độ từ 1 ~ 2.5GbE. 

Các cổng kết nối sản phẩm NAS
Các cổng kết nối sản phẩm NAS bao gồm RJ45, HDMI, USB 2.0, USB 3.0 và cổng nối nguồn 

3.6. Khả năng mở rộng

Các thiết bị NAS hiện đại cho doanh nghiệp sẽ có nhiều tùy chọn nâng cấp hệ thống để mở rộng tiềm năng của hoạt động hơn. Bên cạnh đó cấu hình trên các dòng NAS cao cấp sẽ có nhiều khe cắm eSATA, PCLe, RAM để người dùng có thể lắp đặt các module tích hợp 10GbE - 40GbE, ổ cứng SSD M.2 NVMe để nâng cấp bộ nhớ cache lưu trữ, nâng cấp RAM hoặc kết nối với các thiết bị mở rộng lưu trữ như DX517

Khả năng mở rộng trên NAS
Khả năng mở rộng trên NAS thường hỗ trợ các sản phẩm doanh nghiệp 

3.7. Tính năng VMM

Một số thiết bị NAS dành cho doanh nghiệp cung cấp tính năng quản lý máy ảo Virtual Machine Manager, cho phép triển khai và chạy các máy ảo trực tiếp trên NAS. Với sự hạn chế về sức mạnh phần cứng bao gồm CPU, RAM, tốc độ đường truyền Internet, thiết lập RAID,  các thiết bị NAS giá rẻ dành cho gia đình sẽ không được hỗ trợ tính năng trên.

NAS dành cho doanh nghiệp cung cấp tính năng quản lý máy ảo Virtual Machine Manager
NAS dành cho doanh nghiệp cung cấp tính năng quản lý máy ảo Virtual Machine Manager

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp chi tiết sự khác biệt giữa thiết bị NAS cho gia đình và thiết bị NAS doanh nghiệp. Nếu bạn sử dụng các dòng NAS phổ thông giá thành sẽ được tối ưu đi kèm với cấu hình và tính năng phù hợp để xử lý hoàn hảo các tác vụ về sao lưu, chia sẻ, truyền phát đa phương tiện. Nếu bạn là chủ đầu tư doanh nghiệp, yêu cầu khả năng lưu trữ cao cùng nhiều tình năng hiện đại về quản lý máy ảo, mã hóa dữ liệu, sao lưu tốc độ cao thì việc sử dụng các dòng NAS doanh nghiệp sẽ là lựa chọn lý tưởng. Tùy vào nhu cầu sử dụng, khoản đầu tư khả dụng, hãy lựa chọn cho mình một sản phẩm NAS phù hợp nhất để vừa đảm bảo hiệu suất công việc, vừa mang tới những phút giây giải trí hoàn hảo nhất cho bạn và gia đình!

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123