Chọn MENU

Tổng hợp những nâng cấp nổi bật của Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS khi so sánh với phiên bản tiền nhiệm CCR1016-12S-1S+

Router MikroTik CCR2004-1G-12S+2XS và MikroTik CCR1016-12S-1S+ là 2 mẫu thiết bị cân bằng tải router nhỏ gọn, hiệu suất mạnh mẽ đến từ thương hiệu MikroTik. Nếu bạn đọc đang do dự chưa biết lựa chọn dòng sản phẩm nào, bài viết ngay sau đây của Việt Tuấn sẽ cung cấp cho bạn những so sánh đánh giá chi tiết nhất về Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS và MikroTik CCR1016-12S-1S+. Hãy cùng tìm hiểu!

so-sanh-mikrotik-ccr1016-12s-1s-vs-ccr2004-1g-12s-2xs.jpg
So sánh Router Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS và CCR1016-12S-1S+ 

1. Sự khác biệt về yếu tố thiết kế 

Về yếu tố thiết kế, Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS và CCR1016-12S-1S+ đều có dạng rackmount 1U, cho phép lắp đặt trong các tủ rack mạng, tủ AV treo tường hay tủ máy chủ cá nhân. Kích cỡ của CCR2004-1G-12S+2XS (443 x 224 x 44 mm) sẽ nhỉnh hơn 1 chút so với MikroTik CCR1016-12S-1S+ (443 x 197 x 44 mm) về chiều ngang. 

Mặt trước của hai sản phẩm là nơi bố trí các cổng kết nối cùng dải đèn LED hiển thị trạng thái thiết bị. Sự khác biệt duy nhất của MikroTik CCR1016-12S-1S+ so với thiết bị MikroTik còn lại nằm ở màn hình LCD cảm ứng sắc nét, cho phép người dùng kiểm soát linh hoạt hiệu suất hệ thống. 

Cả hai mẫu thiết bị cân bằng tải này đều được trang bị bộ nguồn kép, cho phép chuyển đổi dự phòng linh hoạt nếu 1 trong 2 PSU gặp sự cố. Qua đó, hệ thống sẽ được bảo vệ tối đa khỏi các nguy cơ bị ngắt hay dừng hoạt động khi 1 trong hai nguồn điện bị hỏng hóc.

Cả 2 mẫu router nhỏ gọn này đều được trang bị hệ thống tản nhiệt thông minh, gồm khe thông gió được đặt ở mặt trước và quạt tản nhiệt tại mặt sau. Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS và CCR1016-12S-1S+ đều cung cấp hiệu quả tản nhiệt tương đối tốt, hỗ trợ 2 luồng không khí chủ động và thụ động. Không khí đi vào khoang máy từ mặt trước, luân chuyển luồng khí nóng bên trong và loại bỏ ra bên ngoài thông qua quạt tản tại mặt sau. 

Tuy nhiên, lợi thế về tản nhiệt của MikroTik CCR2004-1G-12S+2XS so với thiết bị còn lại nằm ở hệ thống ống dẫn nhiệt kích cỡ lớn được bố trí trên bo mạch chủ. Nhiệt lượng tỏa ra từ các linh kiện trên bo mạch sẽ truyền qua ống đồng và loại bỏ ra bên ngoài thông qua khung kim loại tản nhiệt được đặt tại mặt sau thiết bị. Vì vậy, MikroTik CCR2004-1G-12S+2XS sẽ cung cấp hiệu quả tản nhiệt tốt hơn so với thiết bị router còn lại của MikroTik.

gif-mui-tenMách bạn 10 Bước bảo vệ bộ định tuyến MikroTik an toàn nhất

so-sanh-mikrotik-ccr1016-12s-1s-vs-ccr2004-1g-12s-2xs-ve-thiet-ke.jpg
Hình ảnh thực tế mặt trước của Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS (bên phải) và CCR1016-12S-1S+ (bên trái) 

2. Sự khác biệt giữa Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS và CCR1016-12S-1S+ về yếu tố cổng kết nối

Về yếu tố cổng kết nối, Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS được trang bị 1 cổng Gigabit Ethernet, 12 cổng SFP+ 10G cùng 1 cặp cổng SFP28 hỗ trợ chuẩn tốc độ lên tới 25G. MikroTik CCR1016-12S-1S+ sẽ bao gồm 12 module quang học SFP 1G cùng 1 cổng SFP+ 10G duy nhất.

Về chuẩn tốc độ 10G, cả hai sản phẩm đều hỗ trợ tốt với cổng quang học SFP+ được tích hợp sẵn. Tuy nhiên, đối với các hệ thống lưu trữ NAS chuyên nghiệp, máy chủ Workstation tối tân hay các hạ tầng mạng doanh nghiệp yêu cầu tốc độ mạng cao hơn, Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt hơn so với ứng cử viên còn lại khi được tích hợp sẵn 2 cổng 25G SFP28.

gif-mui-tenXem thêm: Máy trạm là gì? Sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường

3. Đánh giá sự khác biệt về cấu hình phần cứng trên hai thiết bị

MikroTik CCR1016-12S-1S+ được trang bị CPU Tilera Tile-Gx16 16 nhân, hỗ trợ xung nhịp xử lý 1.2 GHz. Để cung cấp đủ hiệu suất xử lý cho số lượng lớn cổng SFP+ và SFP28, Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS sẽ được trang bị CPU lõi tứ AL32400 hỗ trợ xung nhịp xử lý lên tới 1700 MHz. 

Đi kèm với CPU lõi tứ AL32400 trên Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS là 1792MB RAM DDR4 ECC (RouterOS 6) hoặc 4GB RAM DDR4 ECC (RouterOS v7) tùy vào phiên bản hệ điều hành RouterOS mà bạn sử dụng. Khi so sánh về yếu tố dung lượng RAM, Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS chắc chắn sẽ vượt trội hơn so với MikroTik CCR1016-12S-1S+ (2GB RAM mặc định).

so-sanh-mikrotik-ccr1016-12s-1s-vs-ccr2004-1g-12s-2xs-ve-phan-cung.jpg
Hình ảnh thực tế phần cứng của Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS (bên trái) và CCR1016-12S-1S+ (bên phải)

4. So sánh về mức hiệu suất truyền tải trên hai thiết bị 

Bạn đọc có thể tham khảo kết quả đo lường hiệu suất của hai thiết bị router MikroTik CCR2004-1G-12S+2XS và MikroTik CCR1016-12S-1S+ ngay sau đây:

4.1 Hiệu suất IPSec

CCR1016-12S-1S+

Hiệu suất IPSec

Chế độ

Cấu hình bảo mật

1400 byte

512 byte

64 byte

kpps

Mbps

kpps

Mbps

kpps

Mbps

Single tunnel

AES-128-CBC + SHA1

130.5

1461.6

123.4

505.4

115.4

59.1

256 tunnels

AES-128-CBC + SHA1

363.8

4074.6

413.8

1694.9

425.9

218.1

256 tunnels

AES-128-CBC + SHA256

357.6

4005.1

399.2

1635.1

425.9

218.1

256 tunnels

AES-256-CBC + SHA1

354.9

3974.9

399.2

1635.1

425.9

218.1

256 tunnels

AES-256-CBC + SHA256

348.0

3897.6

384.6

1575.3

403.8

206.7

CCR2004-1G-12S+2XS

Hiệu suất IPSec

Chế độ

Cấu hình bảo mật

1400 byte

512 byte

64 byte

kpps

Mbps

kpps

Mbps

kpps

Mbps

Single tunnel

AES-128-CBC + SHA1

203

2273.6

204.1

836

202.2

103.5

256 tunnels

AES-128-CBC + SHA1

232.4

2602.9

230.5

944.1

222.2

113.8

256 tunnels

AES-128-CBC + SHA256

232.4

2602.9

230.5

944.1

222.2

113.8

256 tunnels

AES-256-CBC + SHA1

232.3

2601.8

227.3

931

238.1

121.9

256 tunnels

AES-256-CBC + SHA256

232.3

2601.8

227.3

931

238.1

121.9

Trong bài test thông lượng IP Sec, Việt Tuấn đo lường hiệu suất truyền tải dữ liệu mã hóa trên 2 thiết bị với các kích cỡ gói tin lần lượt là 64, 512 và 1400 Byte. Lần kiểm tra đầu tiên về hiệu suất Single Tunnel, cấu hình bảo mật AES-128-CBC + SHA1 sẽ được áp dụng trên cả hai thiết bị. Kết quả cho thấy, MikroTik CCR2004-1G-12S+2XS cung cấp mức hiệu suất cao hơn so với MikroTik CCR1016-12S-1S+r2. 

Tuy nhiên, trong các bài test sau đó ở chế độ 256 Tunnels cùng các cấu hình bảo mật cao hơn (AES-128-CBC + SHA256 và AES-256-CBC + SHA256), MikroTik CCR2004-1G-12S+2XS lại cung cấp mức hiệu suất thua thiệt khá nhiều so với ứng cử viên còn lại của MikroTik.

gif-mui-tenTìm hiểu thêm: Hướng dẫn cấu hình VPN Site to Site sử dụng IPsec giữa 2 Router Mikrotik

4.2 Test hiệu suất truyền tải mạng

CCR2004-1G-12S+2XS

Tốc độ trên toàn bộ cổng SFP+ và SFP28

Chế độ

Cấu hình bảo mật

1518 byte

512 byte

64 byte

kpps

Mbps

kpps

Mbps

kpps

Mbps

Bridging

none (fast path)

3174.4

38549.7

6626.7

27142.9

10972.5

5969

Bridging

25 bridge filter rules

1763.6

21417

1794.3

7349.6

1773.9

965

Routing

none (fast path)

3138.7

38116

5790.3

23717.1

11159.7

6070.9

Routing

25 simple queues

1849.3

22458

1876.9

7688

1883.8

1024.8

Routing

25 ip filter rules

1177.8

14303.7

1185.1

4854.3

1169.7

636.3

CCR1016-12S-1S+

Thông lượng tối đa trên cổng quang SFP+ 10G

Chế độ

Cấu hình bảo mật

1518 byte

512 byte

64 byte

kpps

Mbps

kpps

Mbps

kpps

Mbps

Bridging

Không

1625,2

19736,4

4698,3

19244,2

17857,1

9142,8

Bridging

25 bridge filter rules

1624,2

19724,3

2120,8

8686,8

2819,5

1443,6

Routing

none (fast path)

1625,5

19740,1

4609,8

18881,7

17857,1

9142,8

Routing

25 simple queues

1625,2

19736,4

2610,4

10692,2

2787,7

1427,3

Routing

25 ip filter rules

1043,5

12672,3

1253,4

5133,9

1316

673,8

Trong chế độ Bridging mode, với cấu hình không bảo mật trên cả hai thiết bị. MikroTik CCR2004-1G-12S+2XS có hiệu suất cao hơn so với CCR1016-12S-1S+ khi truyền tải các gói tin có kích cỡ 512 ~ 1518 Byte. Đối với gói tin kích cỡ 64 Byte, CCR1016-12S-1S+ lại có mức hiệu suất tốt hơn.

Trong các bài test tiếp theo trong chế độ Routing trên cả hai thiết bị router MikroTik, với cấu hình không bảo mật. Kịch bản lại một lần nữa xảy ra khi hiệu suất của MikroTik CCR2004-1G-12S+2XS vẫn tốt hơn so với CCR1016-12S-1S+ đối với kích cỡ gói tin 512 ~ 1518 Byte và ngược lại đối với kích cỡ tệp 64 Byte. 

Khi áp dụng các cấu hình bảo mật như 25 bridge filter rules hay 25 ip filter rules, MikroTik CCR2004-1G-12S+2XS tỏ ra thua thiệt khá nhiều so với ứng cử viên cùng hãng đối với kích cỡ gói tin 64 ~ 512 Byte.

5. Tổng kết

Bài so sánh Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS và CCR1016-12S-1S+ đến đây là kết thúc. Có thể khẳng định rằng, Mikrotik CCR2004-1G-12S+2XS là thiết bị lý tưởng để đầu tư nếu bạn yêu cầu 1 thiết bị router mạnh mẽ hơn, nhiều cổng kết nối hơn cùng thông lượng xử lý mạnh mẽ trong một số tính năng.. Hi vọng rằng bạn đọc đã có đầy đủ những thông tin cần thiết nhất để lựa chọn 1 trong 2 mẫu sản phẩm trên. Đừng quên liên hệ ngay cho Việt Tuấn để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất!

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123