Chọn MENU

Chế độ hoạt động Fat - Fit của bộ phát Wifi là gì? Liệu bạn đã nắm rõ?

Chắc hẳn khi cấu hình bộ phát Wifi, bạn đọc sẽ thường xuyên nghe thấy các chế độ hoạt động như Fit, Fat và cloud AP. Tuy nhiên, ý nghĩa của các chế độ này là gì, đặc điểm nổi bật ra sao vẫn là 1 câu hỏi lớn được gửi đến Viettuans.vn từ nhiều khách hàng. Vậy thì trong bài viết ngay sau đây, Viettuans.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc lời giải đáp chi tiết nhất về các chế độ hoạt động Fat - Fit của bộ phát Wifi là gì. Hãy cùng khám phá ngay!

che-do-fat-fit.jpg

Giải thích thuật ngữ Fat, Fit và Cloud AP 

Đầu tiên, hãy nói về Fat và Fit. Trong quá trình thiết kế máy khách ban đầu, các nhà thiết kế quyết định xem các chức năng cần được nhúng vào thiết bị hay tích hợp vào máy chủ. Những cân nhắc này xác định chi phí của máy khách và máy chủ cũng như hiệu suất, bảo mật và tính linh hoạt của toàn bộ hệ thống. 

Quay lại vấn đề chính, Fat và Fit là gì? Một ví dụ là khi một hình ảnh được chỉnh sửa. Nếu sử dụng Fat client thì tất cả hình ảnh cần phải được tải xuống từ máy chủ. Những hình ảnh này sau khi được chỉnh sửa cục bộ sẽ được trả về máy chủ. Trong quá trình này, Fat client cần nhiều thời gian để khởi động và dừng lại.

fat-ap.jpg
Cơ chế hoạt động của chế độ Fat trên cloud AP

Tuy nhiên, quá trình chỉnh sửa hình ảnh diễn ra rất nhanh. Ngược lại, nếu sử dụng ứng dụng Fit Client thì chỉ những phần hiển thị của hình ảnh mới được tải xuống khi bắt đầu quá trình. 

Trong quá trình chỉnh sửa hình ảnh, mỗi thay đổi sẽ được gửi đến máy chủ để cập nhật hình ảnh theo thời gian thực. Trong trường hợp này, thời gian khởi động rất ngắn nhưng quá trình chỉnh sửa lại tốn nhiều thời gian. Điều này sẽ giúp hiểu rõ hơn về các khái niệm Fat và Fit. 

fit-ap.jpg
Cơ chế hoạt động của chế độ Fit trên cloud AP

>>> Tóm lại: Một thiết bị Fat sở hữu mọi chức năng và có thể hoạt động độc lập, trong khi đó thiết bị Fit cần được kết nối với thiết bị điều khiển trung tâm để hoạt động.

Các bộ phát Wifi Fat AP có thể triển khai toàn bộ các chức năng trên một cách độc lập, trong khi các Fit AP sẽ hoạt động dưới sự quản lý bởi Bộ điều khiển truy cập WLAN (AC). Mặt khác, các Fat AP cần phải được triển khai và cấu hình từng cái một, mà theo Viettuans.vn nhận định là không hiệu quả, tốn thời gian và công sức. 

Vì vậy, các nhà sản xuất đã đưa ra chế độ hoạt động thứ 3 song song với 2 chế độ Fat và Fit đó chính là Cloud AP.

Cloud AP là chế độ hoạt động mà thiết bị phát Wifi có thể được quản lý trên nền tảng đám mây. Điều này làm cho các bộ phát Wifi có thể cắm và chạy và cho phép mở rộng AP linh hoạt trong mọi trường hợp. Ngày nay, hầu hết các bộ phát Wifi doanh nghiệp trên thị trường đều hỗ trợ chuyển đổi giữa 2 chế độ hoạt động Fit và Fat. Tuy nhiên, chỉ có một số model hỗ trợ chuyển sang chế độ quản lý đám mây. 

Trong phần nội dung tiếp theo, Viettuans.vn sẽ nêu bật sự khác biệt giữa ba chế độ hoạt động của bộ phát Wifi dựa trên 4 tiêu chí: Mô hình kết nối mạng, chức năng, chất lượng và trải nghiệm mạng WiFi cũng như độ phức tạp trong việc quản lý % cấu hình.

Mô hình kết nối mạng của từng chế độ hoạt động

Dưới đây là sơ đồ triển khai hệ thống mạng không dây đối với từng chế độ Fat, Fit, Cloud AP:

fat-fit-tren-cloud-ap.jpg

  1. Các bộ phát Wifi chế độ Fat sẽ hoạt động 1 cách độc lập. Mỗi thiết bị Wifi cần được kết nối với mạng và được cấu hình riêng lẻ từng cái một. Thông thường, Fat AP được sử dụng khi cần có vùng phủ sóng Wifi nhỏ. Tuy nhiên, do việc quản lý Fat AP phức tạp và tốn thời gian nên ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn triển khai Fit AP và Cloud AP.
  2. Bằng cách tương tác với bộ điều khiển mạng không dây AC, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến và tường lửa, Fit AP có thể cung cấp vùng phủ sóng Wifi với khả năng chuyển vùng liền mạch. Khi đề cập đến hệ thống mạng không dây wifi doanh nghiệp, việc triển khai thiết bị quản lý mạng không dây cùng bộ phát Wifi ở chế độ Fit là lựa chọn lý tưởng hiện nay. Đây là chế độ mạng phổ biến nhất cho các trung tâm mua sắm, siêu thị, khách sạn, nhà hàng cũng như văn phòng doanh nghiệp. Đối với mô hình mạng Wifi này, tác vụ O&M sẽ được thực hiện cục bộ.
  1. Các Cloud AP được kiểm soát bởi nền tảng quản lý đám mây để cung cấp vùng phủ sóng rộng lớn. Khi hợp tác với nền tảng quản lý đám mây, các Cloud AP thường hỗ trợ tính năng plug-and-play và quản lý & cấu hình từ xa dựa trên đám mây trong các mạng đơn giản vừa và nhỏ cũng như các mạng phức tạp quy mô lớn. 

Ngoài ra, thông qua các mã nguồn mở API của nền tảng quản lý đám mây, các nhà sản xuất có thể phát triển thêm nhiều ứng dụng khác nhau để cải thiện khả năng triển khai IoT trên các dòng sản phẩm AP phiên bản mới hiện nay. 

Tính năng hỗ trợ

Ngoài truy cập không dây, Fat AP còn hỗ trợ các chức năng bảo mật như máy chủ DHCP, DNS, VPN và Firewall tích hợp. Fat AP thường đi kèm với một hệ thống quản lý đơn giản và có thể hoạt động độc lập để thực hiện các chức năng như quay số PPPoE và định tuyến gói tin.

Ngược lại với Fat AP, Fit AP chỉ cung cấp chức năng truy cập không dây. Các AP Fit không thể hoạt động riêng biệt và cần được quản lý thông qua thiết bị quản lý mạng không dây. Cloud AP có thể áp dụng cho các mạng quy mô nhỏ của các mô hình SOHO. 

Ngoài ra, Cloud AP cũng có thể hoạt động với các thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến và tường lửa trong các hạ tầng mạng quy mô lớn. Ngoài ra, việc sử dụng mã nguồn mở API tạo điều kiện cho phép phát triển các ứng dụng để nâng cấp hay tối ưu các khả năng của Cloud AP.

Chất lượng và trải nghiệm mạng Wifi

Với hệ thống mạng không dây áp dụng Fat AP, khả năng chuyển vùng không được hỗ trợ bởi các thiết bị phát Wifi đều hoạt động độc lập. Vì lý do này, thiết bị khách sẽ cần được xác thực và lấy địa chỉ IP mỗi khi di chuyển giữa các vùng phủ sóng của Fat AP, ngay cả khi SSID không thay đổi. 

Kết quả dẫn đến việc thiết bị Client sẽ thường bị ngắt kết nối. Ngoài ra, khả năng cân bằng tải tự động không được hỗ trợ trong 1 hệ thống Fat AP. Vì vậy, thiết bị Client trong điều kiện tín hiệu yếu sẽ không tự động chuyển sang điểm truy cập khác đang chịu tải nhẹ hơn khi điểm truy cập hiện tại đang bị quá tải kết nối. Vì vậy, tình trạng lỗi mạng, quá tải hay sập mạng diễn ra thường xuyên.

Ngược lại, các hệ thống Fit AP và Cloud có thể triển khai chuyển vùng nhanh chóng và chuyển đổi tín hiệu tự động để đảm bảo kết nối Client luôn trực tuyến và ổn định. Ngoài ra, thiết bị Client có thể được tự động liên kết với các điểm truy cập có tải nhẹ hơn dựa trên thuật toán cân bằng tải. 

Qua đó, giúp cải thiện hiệu suất Wifi trên toàn mạng và đảm bảo trải nghiệm Wifi ổn định và đồng nhất cho người dùng.

Độ phức tạp trong việc cấu hình và quản lý

Các thiết bị Fat AP không hỗ trợ việc quản lý tập trung. Thay vào đó, mỗi AP cần được cấu hình thủ công. Hãy tưởng tượng, hệ thống mạng không dây doanh nghiệp quy mô lớn với hàng trăm - hàng nghìn thiết bị Fat AP cần cấu hình. Có thể chắc chắn rằng khối lượng công việc đối với đội ngũ kỹ thuật CNTT sẽ cực kỳ lớn, tốn kém cả thời gian và công sức hãy tưởng tượng sẽ mất bao lâu để triển khai hàng trăm hoặc hàng nghìn Fat AP - khối lượng công việc rất lớn.

Mặt khác, các thiết bị Fit AP sẽ được quản lý tập trung bởi thiết bị Controller. Hiện nay, các thiết bị Controller của nhiều hãng sản xuất như Ubiquiti, Ruckus, Ruijie có thể quản lý hàng trăm hoặc lên tới hàng nghìn thiết bị phát Wifi và có thể cấu hình đồng loạt chỉ sau vài cú click.

Tuy nhiên, khi nhiều thiết bị Controller được triển khai trên các khu vực vật lý khác nhau, các bộ phát Wifi cần được cấu hình từng cái một. Cloud AP được thiết kế hướng tới khả năng đơn giản hóa quy trình O&M. Các Cloud AP có thể được triển khai trên nền tảng quản lý đám mây để kiểm soát tình trạng, cấu hình, giải quyết vấn đề bảo mật trên cùng 1 bảng điều khiển tập trung.

fit-fat-tren-cloud-ap-2.jpg

Tổng kết

Trên đây là những thông tin quan trọng mà bạn đọc cần biết về 3 chế độ hoạt động chính,được hỗ trợ trên các bộ phát Wifi hiện nay là Fat, Fit và Cloud AP. Dựa vào quy mô hệ thống mạng, nhu cầu sử dụng hay điều kiện nhân sự CNTT, các doanh nghiệp hiện nay có thể lựa chọn chế độ hoạt động lý tưởng nhất của hệ thống Wifi. Qua đó đảm bảo chất lượng kết nối, quản lý, bảo mật và mở rộng hiệu quả hơn. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất của Viettuans.vn trong thời gian sắp tới!

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123