Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều các loại mô hình mạng đang được ứng dụng để sử dụng cho các thiết bị như: điện thoại, máy tính bảng, máy tính, laptop,... Mạng MAN là một hệ thống mạng đang được sử dụng phổ biến trên thế giới, ứng dụng nhiều trong các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Để hiểu rõ hơn về mạng MAN là gì? Kết nối, công dụng và ứng dụng của mạng MAN như thế nào, bài viết sau đây các chuyên gia của Việt Tuấn sẽ giải đáp cho bạn.
1. Mạng MAN là gì?
Mạng MAN là viết tắt của cụm từ Metropolitan Area Network, nghĩa là mạng đô thị được cài đặt trong phạm vi lớn như: đô thị hoặc một trung tâm kinh tế xã hội, đó có thể là một thành phố lớn, thị trấn hay bất kỳ một khu vực rộng lớn nào có tập trung nhiều tòa nhà. Mạng MAN thực chất chính là sự kết hợp của nhiều mạng LAN lại với nhau thông qua dây cáp hoặc các phương tiện truyền dẫn khác.
Mạng MAN được xây dựng với mục đích chính là cung cấp cho doanh nghiệp nhiều loại hình dịch vụ gia tăng cùng lúc trên cùng một đường truyền về dữ liệu, âm thanh, hình ảnh và video. Bên cạnh đó, mạng MAN còn cho phép người dùng triển khai các ứng dụng một cách vô cùng đơn giản và nhanh chóng.
Không giống như mạng LAN, mạng MAN được sở hữu bởi một nhóm người hoặc một nhà cung cấp mạng bán dịch vụ cho người dùng. Bởi vậy nên nó lớn hơn mạng LAN (mạng cục bộ) nhưng sẽ nhỏ hơn mạng WAN (mạng diện rộng). Khoảng cách tối đa giữa 2 nút thuộc mạng MAN rơi vào tầm 100km.
>> Xem thêm: Mạng WAN là gì?
2. Cấu tạo và cách xây dựng mạng MAN
Mạng MAN được tạo thành từ nhiều các mạng LAN kết hợp lại với nhau. Bên cạnh đó, hệ thống mạng MAN cũng có thể kết hợp với nhiều mạng của nhiều tổ chức chứ không phải chỉ được quản lý bởi một tổ chức.
Trong hệ thống mạng MAN để tạo kết nối giữa các mạng LAN hầu hết đều sẽ sử dụng cáp quang. Cáp quang sở hữu nhiều những ưu điểm vượt trội cả về khoảng cách truyền dẫn lẫn tốc độ truyền tải dữ liệu nên hiện đang là giải pháp hoàn hảo được ưu tiên lựa chọn sử dụng hàng đầu. Để sử dụng cáp quang doanh nghiệp, tổ chức có thể thuê từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet khu vực tư nhân (ISP).
>> Xem thêm: Băng tần Wifi là gì? Các loại băng tần phổ biến nhất hiện nay
3. Ưu điểm và hạn chế của mạng MAN là gì?
Mạng đô thị MAN có 2 mặt ưu điểm và nhược điểm. Cụ thể như sau:
3.1. Ưu điểm
- Hỗ trợ gửi dữ liệu theo 2 hướng cùng một lúc, phạm vi kết nối rộng thường bao gồm một khối thành phố hoặc toàn thành phố.
- Việc cài đặt MAN cho phép người dùng chia sẻ quyền truy cập internet của họ để nhiều người dùng có thể truy cập internet tốc độ cao.
- Mạng MAN có khả năng tạo ra các kết nối tốc độ cao trên phạm vi rộng lên tới hàng trăm Mb/s và có thể mở rộng lên đến 1Gb/s phục vụ cho: phát triển thương mại điện tử, trao đổi thông tin, quản lý hành chính nhà nước, công tác chỉ đạo, dịch vụ hành chính công.
- Tính bảo mật cao và toàn diện hơn mạng LAN, dữ liệu mạng MAN khá an toàn.
- Tối đa hóa lưu lượng trên băng thông trên hạ tầng mạng viễn thông và CNTT giúp đa dạng hóa dịch vụ, tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho các nhà cung cấp dịch vụ.
- Có khả năng kết hợp với nhiều mạng của nhiều tổ chức chứ không phải chỉ được quản lý bởi một tổ chức.
- Nhờ tích hợp hạ tầng mạng viễn thông và CNTT mới trên nền hạ tầng mạng viễn thông và CNTT sẵn có giúp linh hoạt khi triển khai những dịch vụ mới.
- So với mạng WAN thì chi phí triển khai, xây dựng hệ thống mạng MAN thấp hơn vì nó yêu cầu ít tài nguyên hơn.
3.2. Hạn chế
- So với mạng LAN thì chi phí đầu tư thiết lập mạng MAN sẽ tốn kém hơn.
- Tốn nhiều thời gian, công sức xây dựng hệ thống mạng MAN, đòi hỏi cần phải được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề.
- Mạng MAN gồm nhiều mạng cục bộ nên cách thức quản trị mạng cũng phức tạp và rắc rối hơn.
- Mức băng thông chỉ ở mức trung bình.
4. Đối tượng sử dụng và các ứng dụng của mạng MAN
Đối tượng chính sử dụng mô hình mạng MAN đó là các doanh nghiệp, tổ chức có nhiều chi nhánh hoặc có nhiều bộ phận kết nối với nhau.
Mạng MAN ra đời đáp ứng được nhu cầu trao đổi dữ liệu ngày càng cao giữa mạng nội bộ với mạng bên ngoài của người dùng. Hiện nay mạng MAN được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống, điển hình đó là:
- Ứng dụng của mạng MAN trong việc kết nối với các mạng Access (mạng truy nhập) khác nhau như: LAN/WLAN, CATV, xDSL, 2G/3G… và với mạng Core (mạng lõi).
- Mạng MAN được dùng trong truyền hình cáp kỹ thuật số.
- Mạng LAN được ứng dụng dùng trong các cơ quan chính phủ, khuôn viên trường học, sân bay, bệnh viện (liên lạc giữa bác sĩ, văn phòng thí nghiệm, nghiên cứu), thư viện công cộng,...
Những dự án này mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhà nước cũng như người dân. Hệ thống mạng MAN ra đời đã đem đến bộ mặt mới cho ngành CNTT nước ta.
>> Xem thêm: Wifi 6 là gì?
5. So sánh mạng MAN, mạng WAN và mạng LAN
Mỗi loại hình mạng khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau. Vậy mạng LAN, WAN và MAN khác nhau như thế nào?
Tiêu chí so sánh |
Mạng LAN |
Mạng MAN |
Mạng WAN |
Tên đầy đủ |
Local Area Network (mạng cục bộ) |
Metropolitan Area Network (mạng đô thị) |
Wide Area Network (mạng diện rộng) |
Phạm vi chia sẻ kết nối |
Phạm vi nhỏ |
Phạm vi trong khoảng 50km |
Phạm vi không giới hạn |
Tốc độ đường truyền dữ liệu |
10Mbps - 100Mbps |
lớn hơn LAN và nhỏ hơn WAN |
256Kbps - 2Mbps |
Tốc độ băng thông |
Lớn |
Trung bình |
Thấp |
Cấu trúc liên kết |
Đường truyền và vòng cấu trúc |
DQDB |
ATM, Frame Relay, Sonnet |
Quản trị mạng |
Đơn giản |
Phức tạp |
Phức tạp |
Chi phí |
Thấp |
Cao |
Rất cao |
Khả năng hoạt động khi gặp sự cố |
Tốt |
Kém hơn mạng LAN |
Kém hơn |
Các thiết bị truyền dữ liệu |
Không dây (wifi), có dây cáp Ethernet |
dây cáp, phương tiện truyền dẫn |
Vệ tinh, sợi quang, vi sóng |
Tỷ lệ nghẽn mạng |
Ít khi xảy ra |
ít nhiễu và có lỗi hơn mạng WAN |
Phức tạp, quá trình sửa chữa cần nhiều thời gian |
Quyền sở hữu |
Riêng tư |
Riêng tư hoặc chung |
Riêng tư hoặc chung |
+) Mạng LAN (Mạng nội bộ)
Mạng LAN (Local Area Network - Mạng cục bộ) đây là mạng có tốc độ đường truyền cao, ổn định nhưng đường truyền ngắn chỉ khoảng 100m. Bởi vậy nên mạng LAN chỉ có thể hoạt động được trong một diện tích nhất định như: phòng học, văn phòng,... Mạng LAN hoạt động được với giao thức TCP/IP.
Mạng LAN có chức năng chia sẻ tài nguyên và có băng thông lớn,mạng có khả năng chạy được các ứng dụng trực tuyến được kết nối thông qua các mạng như: cuộc hội thảo, chiếu phim,... Mạng LAN có chi phí thấp, cách thức quản lý đơn giản, dễ khắc phục khi gặp sự cố.
+) Mạng WAN (Mạng diện rộng)
Mạng WAN là mạng diện rộng, nó không nằm trong một phạm vi nhất định nào mà có khả năng mở rộng ra nhiều vị trí. Mạng WAN kết hợp lại giữa mạng LAN và MAN thông qua cáp quang, vệ tinh hoặc cáp dây điện. Mạng diện rộng WAN vừa có thể kết nối thành mạng riêng vừa có khả năng tạo ra những kết nối mạng rộng lớn bao phủ cả một đất nước.
Mạng WAN sử dụng giao thức chủ yếu là TCP/IP. Mạng WAN có đường truyền kết nối với bằng thông thay đổi theo từng vị trí lắp đặt. Băng thông của mạng WAN sẽ ngược lại với mạng LAN, nếu như băng thông của mạng LAN tốt nhất thì băng thông của mạng WAN sẽ kém nhất, dẫn đến kết nối mạng yếu.
Mạng WAN có ưu điểm: độ bảo mật cao, kiểm soát được truy cập của người dùng, nhiều thiết bị sử dụng đường truyền mạng cùng lúc, lưu trữ và chia sẻ thông tin nhanh chóng.
Tổng kết
Bài viết là toàn bộ thông tin về mạng MAN là gì mà các chuyên gia của Việt Tuấn đã chia sẻ cho bạn. Với những ưu điểm đang sở hữu, hệ thống mạng MAN hoàn toàn thích hợp sử dụng cho những doanh nghiệp, công ty có nhiều chi nhánh hay có nhiều bộ phận kết nối với nhau.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đừng quên cập nhật Viettuans.vn thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức mạng, quản trị mạng nhé.
VIỆT TUẤN - NHÀ PHÂN PHỐI THIẾT BỊ MẠNG, WIFI, THIẾT BỊ LƯU TRỮ NAS CHÍNH HÃNG
- Website: https://viettuans.vn
- Hotline: 0903.209.123
- Email: sales@viettuans.vn
- Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Số 23 Tô Vĩnh Diện, P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettuans
Bài viết hay, rất hữu ích.