Trong các hệ thống mạng doanh nghiệp, tính sẵn sàng cao của hệ thống mạng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động liên tục và ổn định. Để làm được điều đó, các quản trị viên thường sử dụng giao thức VRRP (Virtual Router Redundancy Protocol), giúp tạo ra cơ chế dự phòng cho các thiết bị router. Khi một router gặp sự cố, VRRP cho phép một router khác tự động tiếp quản vai trò router chính, giúp duy trì kết nối mạng mà không bị gián đoạn. Trong bài viết này, Việt Tuấn sẽ hướng dẫn cách cấu hình VRRP trên Router MikroTik, một giải pháp tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả, thường được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sơ đồ kết nối
Trên đây là sơ đồ kết nối khi hệ thống mạng sử dụng VRRP để dự phòng giữa hai router MikroTik.
- Master_RouterOS (Router chính)
- Kết nối với ISP1
- Địa chỉ WAN (IP public): 113.121.90.45
- Địa chỉ LAN: 10.10.10.1/24
- VRRP Gateway: 10.10.10.254 (Địa chỉ IP ảo mà tất cả các thiết bị trong mạng LAN sẽ sử dụng để ra ngoài Internet).
- Backup_RouterOS (Router dự phòng)
- Kết nối với ISP2
- Địa chỉ WAN (IP public): 117.23.89.46
- Địa chỉ LAN: 10.10.10.2/24
- VRRP Gateway: 10.10.10.254 (Cùng địa chỉ IP ảo với router chính, sẽ chuyển đổi thành router chính khi router Master không hoạt động).
Trên Router Master
- Thiết lập IP cho cổng Ether2, cổng kết nối xuống Switch mạng.
- Thiết lập VRRP dự phòng trên cổng Ether2. Để sử dụng VRRP thì thông số VRID phải giống nhau trên cả Router Master và Router Backup. Chỉ số Priority là chỉ số quyết định xem Router nào sẽ là Router Master trong mạng. Router nào có chỉ số Priority cao hơn sẽ được bầu làm Router Master. Ngoài ra chúng ta có thể thiết lập thêm cả password để bảo mật.
- Thiết lập IP cho Interface VRRP vừa tạo.
- Khởi tạo DHCP Server trên Port Ether2.
Lưu ý: Bình thường khi chúng ta khởi tạo DHCP Server, mặc định gateway sẽ trỏ về IP đặt cho interface Ether2 là : 10.10.10.1. Khi sử dụng VRRP chúng ta cần thay đổi thiết lập này về gateway của VRRP_LAN đã tạo trước đó : 10.10.10.254
- Ấn “Next” tiếp tục hoàn tất quá trình cấp phát DHCP.
Trên Router Backup
- Thiết lập IP cho cổng Ether2, cổng kết nối xuống Switch.
- Thiết lập VRRP dự phòng trên cổng Ether2. Ở đây chúng ta sẽ thiết lập chỉ số VRID giống với chỉ số VRID đã tạo trên Router Master. Chỉ số Priority là 253 để xác định đây là Router Backup do trên Router Master chỉ số Priority là 254.
- Thiết lập IP cho Interface VRRP vừa tạo. IP này cũng sẽ giống như IP của VRRP đặt trên Router Master.
- Khởi tạo DHCP Server trên Port Ether2.
- Gateway của mạng sẽ cũng phải trỏ về IP Interface VRRP.
- Tinh chỉnh thông số : “Delay Threshold” trên Router Backup. Tránh xung đột trong mạng khi cấp DHCP.
Trạng thái của 2 Router khi đã cấu hình VRRP thành công:
Tiến hành check trạng thái của máy Client khi đã có sự hoạt động của VRRP.
Tiến hành check trạng thái của máy Client khi Router Master bị mất nguồn hoặc link nối giữa Router Master và Swtich bị hỏng.
Tổng kết
Trên đây là bài viết hướng dẫn cấu hình VRRP trên Router MikroTik do Việt Tuấn biên soạn. Chỉ với vài bước bạn đã có thể cấu hình VRRP trên 2 thiết bị Router MikroTik của mình. Chúc bạn cấu hình thành công và đừng quên theo dõi chúng tôi để nhận được những thông tin mới nhất về các tin tức công nghệ cũng như những bài hướng dẫn cấu hình bổ ích nhé. Xin cảm ơn!
Bài viết hay, rất hữu ích.