Chọn MENU

So sánh mô hình OSI và TCP/IP có gì khác nhau?

Mô hình OSI và TCP/IP là sự kết hợp của nhiều giao thức riêng biệt. Nhiệm vụ của những giao thức này cho phép những thiết bị hoạt động trong hệ thống mạng như máy tính có thể kết nối, sau đó truyền tin qua lại với nhau.

Vậy cụ thể hai mô hình giao thức mạng TCP/IP và OSI có những điểm gì khác biệt? Lời giải đáp sẽ có ngay trong bài viết dưới đây, hãy cùng Việt Tuấn tìm hiểu ngay!

1. Mô hình OSI là gì?

Trước tiên để tìm hiểu được sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này, bạn cần nắm rõ về khái niệm liên quan đến chúng. 

1.1. Định nghĩa

OSI - Open Systems Interconnection Reference Model, là một mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở. Mô hình này được tạo nên bởi các nguyên lý phân tầng. Mỗi phân tầng lại có một tổ hợp các kỹ thuật kết nối giữa các máy tính và được thiết lập thông qua giao thức mạng giữa các máy tính đó.

mo-hinh-osi-la-gi.jpg
Sơ đồ mô hình OSI

1.2. Đặc điểm của mô hình OSI

Mô hình OSI còn gọi là mô hình bảy tầng. Đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết của mô hình này. Mỗi tầng sẽ có một nhiệm vụ riêng biệt. Từ tầng 1 đến tầng 4, là các tầng cấp thấp, có nhiệm vụ chính là thực hiện hoạt động di chuyển dữ liệu. Từ tầng 5 đến tầng 7, là tầng cấp cao, có nhiệm vụ đặc thù, hỗ trợ chuyển tiếp dữ liệu.  

Ngoài ra mô hình này cũng có một số đặc điểm nhất định như:

  • Các lớp giao thức OSI chỉ được tạo khi mức độ trừu tượng tương ứng được yêu cầu.
  • Dựa trên các giao thức đã được chuẩn hóa, mỗi lớp OSI xác định các chức năng cụ thể.
  • Các lớp phải đủ nhỏ để kiến ​​trúc không trở nên quá phức tạp. Nhưng số lớp phải đủ lớn để các chức năng riêng biệt không được đặt trong cùng một lớp.
  • Mỗi lớp trong OSI sẽ là cơ sở cung cấp các dịch vụ cho lớp trên, đồng thời chúng cũng phụ thuộc vào lớp dưới để hoàn thành các chức năng của mình.
  • Các thay đổi đối với một trong hai hệ thống có thể được phổ biến nếu muốn.

gif-mui-ten Tìm hiểu: Mô hình OSI là gì?

1.3. Giới thiệu chi tiết về các tầng trong mô hình OSI

  • Tầng 7 - Tầng ứng dụng (Application Layer)

Đây là tầng được người dùng tiếp xúc nhiều nhất và là tầng duy nhất có giao tiếp trực tiếp với tiến trình ứng dụng, thực hành các dịch vụ thông thường của tiến trình đó. Các phương tiện ở tầng này cho phép người dùng truy cập những thông tin và dữ liệu sẵn có trên mạng. 

  • Tầng 6 - Tầng trình diễn (Presentation Layer)

Tại tầng 6, các hoạt động như phiên dịch, nén, giải nén, dữ liệu sang dạng MIME, giải mã, mã hóa... sẽ được thực hiện. Hoạt động của tầng này gần tương tự như tầng dữ liệu trên mạng nhằm hỗ trợ cung cấp một hoặc nhiều giao diện tiêu chuẩn cho tầng ứng dụng.

  • Tầng 5 - Tầng phiên (Session Layer)

Đây là tầng phiên và sẽ thực hiện những nhiệm vụ như: Đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho tầng trình diễn. Cung cấp các dịch vụ đánh dấu điểm đã hoàn thành (checkpointing). Hỗ trợ mô hình hoạt động đơn công (single), hoặc bán song công (half-duplex) hoặc song công (duplex).

  • Tầng 4 - Tầng giao vận (Transport Layer)

Tầng giao vận là tầng nằm dưới và có trách nhiệm phục vụ các nhu cầu của tầng phiên. Ngoài ra còn đảm nhận thực hiện các nhiệm vụ sau: Chịu trách nhiệm đảm bảo thiết lập kết nối giữa các máy tính trong hệ thống. Có khả năng theo dõi và thực hiện lệnh truyền lại những gói tin bị lỗi hoặc thất bại,...

  • Tầng 3 - Tầng mạng (Network Layer)

Đây là tầng ở vị trí thứ 3 thuộc mô hình 7 lớp OSI. Tầng này chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau: Thực hiện đáp ứng những yêu cầu của tầng giao vận và hỗ trợ gửi các yêu cầu tiếp theo đến tầng liên kết dữ liệu nằm bên dưới, xác định địa chỉ của các gói, dịch địa chỉ một cách logic, tên thành địa chỉ vật lý,...

  • Tầng 2 - Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer)

Đây là tầng thứ hai trong mô hình. Tại tầng này sẽ có các thiết bị chuyển mạch switch và các cầu nối bridge hoạt động. Về cơ bản, nó cũng có những nhiệm vụ khá tương đồng với tầng mạng. Tầng này cũng hỗ trợ thiết bị chuyển và nhận dữ liệu trừ các thiết bị cùng hệ thống mạng hoặc khác mạng.  

  • Tầng 1 - Tầng vật lý (Physical Layer)

Đây là tầng vật lý hoặc tầng thiết bị, nằm ở vị trí đầu tiên trong mô hình OSI bảy tầng. Tại tầng này, sẽ có sự kết hợp hoạt động của nhiều thiết bị phần cứng để đảm bảo chức năng truyền tải dữ liệu. Có thể kể đến như: Router (bộ định tuyến), cáp, chân cắm pin, các hiệu điện thế… Ngoài ra, tại tầng này, những gói tin được truyền tải dưới dạng bit 0 và 1.

gif-mui-tenTìm hiểu thêm: Mô hình mạng máy tính? Tổng hợp các mô hình mạng phổ biến nhất hiện nay

2. Mô hình TCP/IP là gì?

Khác với mô hình OSI, TCP/IP là một giao thức mạng phổ biến hiện nay, được ứng dụng nhiều trong việc truyền tải thông tin. 

2.1. Định nghĩa TCP/IP 

Mô hình TCP/IP là một bộ giao thức tập hợp những giao thức có nhiệm vụ trao đổi thông tin để vận chuyển và kết nối các thiết bị trên Internet. TCP/IP kiểm tra và bảo mật mọi gói dữ liệu khi nó đi qua mọi trang web.

mo-hinh-tcp-ip.jpg
Sơ đồ mô hình TCP/IP

Công việc của mỗi giao thức có trong TCP/IP là hỗ trợ các máy tính kết nối và truyền thông tin giữa những máy tính với nhau. Cụ thể, TCP sẽ là giao thức điều khiển truyền dẫn còn IP là Giao thức liên mạng.

Giao thức TCP/IP được sử dụng để hỗ trợ cung cấp những thông tin đăng nhập từ xa, gửi tệp, gửi email, phân phối trang web qua mạng hay truy cập vào hệ thống máy chủ từ xa...  

Ngoài ra, TCP/IP cũng sẽ đảm nhiệm việc chỉ định cách trao đổi dữ liệu trên Internet (bằng cách cung cấp giao tiếp đầu cuối) và nó có khả năng tự động phục hồi sau các sự cố trong quá trình truyền dữ liệu.

gif-mui-ten Tìm hiểu thêm: TCP/IP là gì?

2.2. Đặc điểm cơ bản của bộ giao thức TCP/IP

TCP/IP được đặt tên bằng cách ghép tên của 2 giao thức chính là giao thức điều khiển truyền dẫn (TCP)giao thức Internet (IP). Đây là hai giao thức đầu tiên được định nghĩa trên thế giới.

Trong mô hình TCP/IP, IP đóng một vai trò quan trọng, cụ thể giao thức IP sẽ cho phép một máy tính chuyển tiếp các gói dữ liệu sang một máy tính khác. Người nhận gói được tiếp cận bởi một hoặc nhiều khoảng thời gian (chuyển tiếp). Còn giao thức TCP sẽ giúp kiểm tra lỗi các gói không? Nếu tìm thấy lỗi, yêu cầu truyền lại sẽ được gửi.

Do cách thức hoạt động của hai giao thức chính nên nhìn chung hoạt động của TCP/IP thực ra rất đơn giản. Bạn có thể hình dung việc truyền tải thông tin trên Internet giống như một dây chuyền sản xuất. Công nhân thay phiên nhau chuyền bán thành phẩm qua các công đoạn khác nhau để bổ sung cho thành phẩm. Vào thời điểm đó, IP sẽ giống như một tiêu chuẩn vận hành của nhà máy, và TCP đóng vai trò là người giám sát dây chuyền, đảm bảo tính liên tục của dây chuyền nếu có sự cố.

2.3. Giới thiệu các tầng trong bộ giao thức TCP/IP

  • Tầng 1: Physical

Đây là tầng được coi như một lớp hoạt động đơn lẻ, hoặc cũng có thể tách thành hai tầng vật lý và một tầng liên kết dữ liệu như trong mô hình OSI. Sở dĩ có thể coi tầng 1 của mô hình TCP/IP là một tầng độc lập là bởi nó được sử dụng để chuyển các gói từ lớp mạng đến các máy chủ (Host) trong một hệ thống mạng.

Các thiết bị vật lý được sử dụng ở tầng này như: switch, cable mạng, card mạng HBA-Host Bus Adapter đều là các thành phần truy cập.

  • Tầng 2: Internet

Chức năng chính của tầng Internet (Internet Layer) trong mô hình TCP/IP là giải quyết vấn đề gói dữ liệu đến đúng đích thông qua mạng.

  • Tầng 3: Transport

Lớp vận chuyển chịu trách nhiệm chia nhỏ các gói dữ liệu lớn khi chúng được gửi đi và tập hợp lại khi chúng được nhận. Tính toàn vẹn của dữ liệu (không có lỗi, không bị mất và đúng thứ tự) là yếu tố được đảm bảo. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ làm mất chức năng của tầng vận chuyển TCP/IP và tầng vận chuyển của mô hình OSI.

  • Tầng 4: Application

Tầng ứng dụng (Application Layer) là nơi các chương trình mạng như Web Browser,Mail User Agent làm việc để liên lạc giữa các node mạng.Do mô hình TCP/IP không có tầng nào nằm giữa các tầng ứng dụng và tầng vận chuyển, nên tầng Application của TCP/IP bao gồm các giao thức hoạt động như tầng trình diễn và giao dịch trong OSI.

gif-mui-tenXem thêm: Mạng máy tính là gì?

3. So sánh giữa OSI và TCP/IP có gì khác nhau?

Mô hình OSI và TCP/IP là hai mô hình khiến nhiều người nhầm lẫn. Dưới đây Việt Tuấn sẽ giúp bạn phân biệt hai mô hình này một cách dễ dàng.

so-sanh-mo-hinh-osi-tcp-ip.png

3.1. Điểm giống nhau

  • OSI và TCP/IP đều là hai mô hình Logic.
  • Đều dùng để xác định tiêu chuẩn cho Network.
  • Cả hai mô hình đều có tầng mạng và tầng giao vận.
  • Đều chia quá trình trong tầng giao tiếp Network thành các lớp (Layer).
  • Tất cả đều sử dụng công nghệ truyền gói tin.
  • Cho phép kết hợp các thiết bị và thành phần mạng từ các nhà sản xuất khác nhau.

3.2. Điểm khác nhau

 

OSI

TCP/IP

MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN

Trong thực tế ít được sử dụng hơn

Là mô hình được sử dụng phổ biến

SỐ TẦNG

7

4

CÁCH GIAO TIẾP GIỮA CÁC TẦNG

Nhiệm vụ được tách biệt giữa các tầng, không có sự kết hợp giữa các tầng.

Có sự liên quan mật thiết đến nhiệm vụ

SỰ PHỤ THUỘC

Độc lập

Phụ thuộc vào giao thức

SỰ PHÁT TRIỂN

Xây dựng mô hình trước, sau đó là giao thức.

Xây dựng mô hình sau và phát triển giao thức trước.

CÁCH TIẾP CẬN

Sử dụng cách tiếp cận theo chiều dọc.

Sử dụng tiếp cận theo chiều ngang.

TRUYỀN THÔNG

Định tuyến và kết nối không dây

Hỗ trợ giao tiếp không kết nối từ lớp mạng

Tổng kết

Bất kể là mô hình OSI hay TCP/IP đều được coi là trợ thủ đắc lực trong việc kết nối giữa các thiết bị với nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn có thể lựa chọn vào các đặc điểm, chức năng các tầng có trong mô hình để chọn được một mô hình hợp ý. 

Với bài viết trên đây, Việt Tuấn đã gửi đến bạn so sánh giữa mô hình OSI và TCP/IP, hy vọng bạn đã có được những kiến thức hữu ích.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Đừng quên cập nhật Viettuans.vn thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức mạng, quản trị mạng nhé.

VIỆT TUẤN - NHÀ PHÂN PHỐI THIẾT BỊ MẠNG, WIFI, THIẾT BỊ LƯU TRỮ NAS CHÍNH HÃNG

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123