Bạn đã bao giờ tự hỏi có bao nhiêu loại vật liệu cản sóng wifi hoặc chặn tín hiệu mạng di động Vậy thì trong bài viết ngay sau đây, Việt Tuấn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất thông qua 1 danh sách sơ bộ về mức độ suy giảm tín hiệu gây ra bởi từng sản phẩm/vật liệu được nêu trong bài. Hãy cùng theo dõi ngay!
1. Vật liệu kính
Có một quan niệm sai lầm rằng các vật liệu được làm bằng kính trong suốt, chẳng hạn như cửa sổ, gương soi hay tủ kính sẽ mang lại hiệu ứng tốt cho việc truyền tải tín hiệu. Mặc dù khu vực trống là nơi lý tưởng để cho ánh sáng vào, nhưng chúng có thể phản xạ tín hiệu ra xung quanh hoặc phản xạ tín hiệu ra ngoài không gian.
Điều này đặc biệt đúng đối với các dòng cửa sổ cách nhiệt ngăn đôi. Loại hình cửa sổ cách nhiệt ba ngăn hiện nay gây nên hiệu ứng phản xạ tín hiệu cao hơn. Nếu bạn đang tìm cách cải thiện khả năng thu sóng di động hoặc sóng Wifi, hãy đi ra vị trí cửa sổ đang đóng kín và mở ra để có thể cải thiện cường độ sóng 1 cách tốt nhất. Khả năng gây cản sóng của cửa kính có thể đạt tới -4db.
2. Các vật liệu cách nhiệt và cách âm
Các vật liệu cách nhiệt và cách âm thường được thiết kế để giữ lại nhiệt độ và âm thanh, nhưng đồng thời chúng cũng có thể gây cản sóng WiFi bởi khả năng hấp thụ hoặc phản xạ. Dưới đây là một số vật liệu có thể gây suy giảm cho sóng di động và Wifi như:
- Cách Nhiệt Foam (Mút Cách Nhiệt):
-
- Tính Chất: Foam cách nhiệt thường chứa nhiều lỗ rỗng và khí, giúp giữ nhiệt độ.
- Ảnh Hưởng WiFi: Có thể giữ lại và hấp thụ sóng WiFi, làm giảm tốc độ truyền tải.
- Fiberglass (Sợi Thuỷ Tinh):
-
- Tính Chất: Fiberglass thường được sử dụng trong vật liệu cách âm vì có khả năng hấp thụ âm thanh tốt.
- Ảnh Hưởng WiFi: Có thể làm suy giảm sóng WiFi do khả năng hấp thụ và phản xạ.
Khi lựa chọn vật liệu cho các công trình cách âm và cách nhiệt, quan trọng là cân nhắc giữa hiệu suất cách nhiệt và ảnh hưởng đến tín hiệu của bộ phát WiFi. Đối với các khu vực cần duy trì kết nối mạng mà không làm suy giảm sóng WiFi, việc sử dụng vật liệu ít tương tác với sóng có thể là một quyết định quan trọng.
3. Bề mặt kim loại và đồ nội thất
Kim loại là chất dẫn điện, đồng nghĩa với khả năng hấp thụ điện. Kim loại có khả năng hấp thụ sóng điện từ, làm giảm sức mạnh của tín hiệu WiFi khi nó va chạm với bề mặt kim loại. Bề mặt kim loại cũng có khả năng phản xạ sóng. Thay vì để tín hiệu truyền qua, kim loại có thể phản xạ khiến tín hiệu bị phân tán trong không gian gây suy giảm hiệu suất sóng vô tuyến.
4. Tường gạch và đá
Một số loại tường hoặc vách ngăn có thể gây suy giảm tín hiệu di động hoặc Wifi của bạn như: Đá hoa cương, đá cẩm thạch, xi măng, bê tông, thạch cao và gạch. Điều này giải thích tại sao ở những tòa nhà nhiều tầng hoặc nhiều phòng được ngăn cách, bạn sẽ có thể gặp phải tình trạng kết nối wifi yếu hoặc sóng di động chập chờn. Để khắc phục điều này, hãy đặt bộ định tuyến của bạn ở một khu vực thoáng và cách xa các góc tường.
5. Làm cách nào để cải thiện độ mạnh của sóng vô tuyến wifi?
Đối với các mô hình văn phòng hay nhà riêng hiện nay, không thể tránh khỏi việc sử dụng các loại vật liệu trên trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên nếu bạn thực hiện theo các cách xử lý sau đây, việc cải thiện độ mạnh và trải nghiệm của sóng di động và mạng Wifi sẽ trở nên tốt hơn:
- Gắn thiết bị bộ phát Wifi lên trần nhà.
- Đầu tư một thiết bị phát Wifi mạnh mẽ hơn về phạm vi phủ sóng cùng khả năng xuyên vật cản.
- Sử dụng anten rời để nâng cấp cho thiết bị bộ phát Wifi (Nếu hỗ trợ)
- Tránh đặt router gần các bề mặt kim loại lớn hoặc đồ nội thất làm từ kim loại.
- Mua bộ khuếch đại tín hiệu Wifi.
- Đặt thiết bị ở trung tâm ngôi nhà hoặc văn phòng.
- Thiết lập mạng lưới Wifi mesh để tăng cường phủ sóng và vượt qua các chướng ngại vật kim loại.
Tham khảo thêm: Các giải pháp ứng dụng Wifi mà bạn nên biết
6. Tổng kết
Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về các dòng vật liệu cản sóng Wifi và gây suy giảm hiệu suất sóng di động hiện nay. Hi vọng rằng bạn đọc đã có những thông tin quan trọng để giải quyết các vấn đề hiệu suất gặp phải khi triển khai hệ thống. Đừng quên liên hệ cho Việt Tuấn nếu bạn muốn được hỗ trợ tư vấn, thiết kế hạ tầng mạng Wifi lý tưởng nhất.
Bài viết hay, rất hữu ích.