MikroTik CCR2004-16G-2S+ và CCR1016-12G là hai mẫu thiết bị router công suất lớn đến từ thương hiệu MikroTik. CCR2004-16G-2S+ được biết đến là phiên bản kế nhiệm của CCR1016-12G với phần cứng vượt trội và những tính năng mới giúp người dùng nâng cao hiệu suất trong công việc. Hãy cùng Việt Tuấn tìm hiểu những nâng cấp đáng giá trên CCR2004-16G-2S+ so với phiên bản tiền nhiệm qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thông số kỹ thuật
Đặc điểm |
CCR2004-16G-2S+ |
CCR1016-12G |
CPU |
ARM 64bit - AL32400 1.7 GHz |
Tilera Tile-Gx16 CPU, 1.2 GHz |
Số lõi CPU |
4 |
16 |
RAM |
4 GB DDR4 |
2 GB |
Storage |
128 MB |
512 MB |
Cổng |
16 x RJ45 1GbE 2 x SFP+ 10GbE 1 x USB 3.0 |
12 x RJ45 1GbE 1 x USB type A |
Công suất tiêu thụ tối đa |
48W |
42W |
2. So sánh điểm khác biệt về yếu tố thiết kế
Điểm đầu tiên, Việt Tuấn muốn nói đến là về thiết kế của hai thiết bị MikroTik CCR2004-16G-2S+ và CCR1016-12G. Cả hai thiết bị router này đều có dạng rackmount 1U với kích thước gần bằng nhau, tuy nhiên CCR2004-16G-2S+ có chiều dài nhỉnh hơn một chút với kích thước là 443 x 210 x 44 mm trong khi CCR1016-12G là 443 x 193 x 44 mm sự khác biệt về kích thước giữa hai sản phẩm là không đáng kể.
Về thiết kế bên ngoài, CCR2004-16G-2S+ được làm hoàn toàn từ chất liệu kim loại giúp sản phẩm giữ được lối thiết kế vuông vắn và hiện đại. Mặt trước của thiết bị là hệ thống các cổng kết nối và dải đèn LED thông báo trạng thái hoạt động của thiết bị.
Điểm khác biệt duy nhất ở mặt trước giữa CCR2004-16G-2S+ và thiết bị tiền nhiệm là số lượng cổng kết nối và màn hình LCD được trang bị trên CCR1016-12G đã được loại bỏ hoàn toàn trên sản phẩm kế nhiệm giúp tối ưu chi phí cho người dùng.
Mặt sau của hai thiết bị này đều được trang bị hệ thống PSU kép giúp chuyển đổi nguồn điện linh hoạt khi gặp sự cố mà không làm gián đoạn quá trình hoạt động của thiết bị.
Bên cạnh đó, mặt sau của CCR2004-16G-2S+ và CCR1016-12G cũng được MikroTik trang bị hệ thống quạt tản gió. Cả hai thiết bị router MikroTik đều được trang bị hệ thống tản gió thụ động và chủ động, điểm khác biệt giữa hai thiết bị là CCR2004-16G-2S+ chỉ được trang bị 2 quạt tản ở mặt sau nhưng cả 4 mặt của thiết bị này đều được trang bị các khe thông gió giúp thiết bị tản nhiệt một cách thụ động hiệu quả. Trong khi đó, CCR1016-12G được MikroTik trang bị hệ thống tản nhiệt thụ động ở mặt trước và 3 quạt tản nhiệt ở mặt sau.
Về cơ bản, thiết kế của CCR2004-16G-2S+ đã được MikroTik nâng cấp hơn so với CCR1016-12G cũng như việc loại bỏ màn LCD giúp giảm chi phí không cần thiết cho người dùng. Tiếp sau đây sẽ là phần so sánh về cổng kết nối và phần cứng của hai thiết bị, bạn đọc hãy cùng đón xem tiếp nhé!
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cấu hình Router MikroTik đúng chi tiết nhất
3. Sự khác nhau về cổng kết nối
Cổng kết nối giữa MikroTik CCR2004-16G-2S+ và CCR1016-12G cũng có nhiều sự khác biệt. Mẫu sản phẩm cũ được MikroTik trang bị 12 cổng Ethernet và 1 cổng USB trong khi đó, CCR2004-16G-2S+ được trang bị lên tới 16 cổng RJ45 1Gb và 2 cổng SFP+ 10B giúp người dùng có thể kết nối linh hoạt nhiều thiết bị khác nhau.
Đặc biệt, 16 cổng RJ45 1Gb trên CCR2004-16G-2S+ có thể cấu hình linh hoạt thành cổng WAN hoặc cổng LAN tùy theo nhu cầu của người dùng. Việc được trang bị nhiều cổng kết nối giúp người dùng dễ dàng thiết lập các hạ tầng mạng với quy mô lớn hoặc làm cổng Uplink/ Downlink quang học giúp kết nối với hệ thống thiết bị chuyển mạch Switch một cách dễ dàng thuận tiện.
4. Điểm khác biệt về phần cứng trên MikroTik CCR2004-16G-2S+ và CCR1016-12G
Về phần cứng CCR2004-16G-2S+ được trang bị bộ vi xử lý lõi tứ ARM-AL32400 64-bit mới hơn, có tốc độ xung nhịp lên đến 1.7GHz, giúp thiết bị tăng tốc độ xử lý các tác vụ như tường lửa, cân bằng tải và mã hóa. Trong khi đó, CCR1016-12G được MikroTik trang bị bộ vi xử lý Tilera Tile-Gx16 CPU với 16 lõi tuy nhiên tốc độ xung nhịp chỉ đạt 1.2 GHz.
Bên cạnh đó CCR2004-16G-2S+ có khả năng xử lý dữ liệu lên đến 120 Gbps giúp mẫu thiết bị router này có thể xử lý lưu lượng lớn hơn, thích hợp với nhiều ứng dụng đòi hỏi cao về hiệu suất như máy trạm workstation, ISP và các doanh nghiệp lớn.
MikroTik trang bị cho CCR2004-16G-2S+ bộ nhớ RAM 4GB, trong khi đó thiết bị tiền nhiệm CCR1016-12G chỉ được trang bị 2 GB bộ nhớ RAM. Hiện nay với 2GB RAM các doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng các ứng dụng một cách thoải mái nhưng với những ứng dụng yêu cầu cao hơn về hiệu suất thì 4GB RAM của CCR2004-16G-2S+ sẽ đáp ứng tốt hơn.
Có thể thấy phần cứng của CCR2004-16G-2S+ mạnh mẽ hơn so với thiết bị tiền nhiệm, MikroTik đã cải tiến nhiều hơn về CPU và tăng số lượng cổng kết nối giúp người dùng dễ dàng sử dụng các ứng dụng đòi hỏi cao về hiệu suất cũng như tăng khả năng kết nối đa dạng của thiết bị.
Đọc thêm: [Tổng hợp] 10 Bước bảo vệ bộ định tuyến MikroTik an toàn nhất
5. Kiểm tra hiệu suất truyền tải trên hai thiết bị Router MikroTik
Sau đây sẽ là hai bài test kiểm tra hiệu suất truyền IPSec và hiệu suất truyền tải trên hai thiết bị MikroTik CCR2004-16G-2S+ và CCR1016-12G. Mời bạn đọc tham khảo.
5.1 Bài test kiểm tra hiệu suất IPSec
CCR2004-16G-2S |
Hiệu suất IPSec |
||||||
Chế độ |
Cấu hình bảo mật |
1400 byte |
512 byte |
64 byte |
|||
kpps |
Mbps |
kpps |
Mbps |
kpps |
Mbps |
||
Single tunnel |
AES-128-CBC + SHA1 |
203 |
2273.6 |
204.1 |
836 |
202.2 |
103.5 |
256 tunnels |
AES-128-CBC + SHA1 |
232.4 |
2602.9 |
230.5 |
944.1 |
222.2 |
113.8 |
256 tunnels |
AES-128-CBC + SHA256 |
232.4 |
2602.9 |
230.5 |
944.1 |
222.2 |
113.8 |
256 tunnels |
AES-256-CBC + SHA1 |
232.3 |
2601.8 |
227.3 |
931 |
238.1 |
121.9 |
256 tunnels |
AES-256-CBC + SHA256 |
232.3 |
2601.8 |
227.3 |
931 |
238.1 |
121.9 |
CCR1016-12Gr2 |
Hiệu suất IPSec |
||||||
Chế độ |
Cấu hình bảo mật |
1400 byte |
512 byte |
64 byte |
|||
kpps |
Mbps |
kpps |
Mbps |
kpps |
Mbps |
||
Single tunnel |
AES-128-CBC + SHA1 |
130.5 |
1461.6 |
123.4 |
505.4 |
115.4 |
59.1 |
256 tunnels |
AES-128-CBC + SHA1 |
363.8 |
4074.6 |
413.8 |
1694.9 |
425.9 |
218.1 |
256 tunnels |
AES-128-CBC + SHA256 |
357.6 |
4005.1 |
399.2 |
1635.1 |
425.9 |
218.1 |
256 tunnels |
AES-256-CBC + SHA1 |
354.9 |
3974.9 |
399.2 |
1635.1 |
425.9 |
218.1 |
256 tunnels |
AES-256-CBC + SHA256 |
348.0 |
3897.6 |
384.6 |
1575.3 |
403.8 |
206.7 |
Đầu tiên là bài kiểm tra thông lượng IPSec, Việt Tuấn đo lường hiệu suất truyền tải dữ liệu mã hóa trên cả hai thiết bị với các gói tin có kích cỡ lần lượt là 64, 512 và 1400 Byte. Đầu tiên là kiểm tra hiệu suất Single Tunnel với cấu hình bảo mật AES-128-CBC + SHA1. Kết quả cho thấy, MikroTik CCR2004-16G-2S+ cung cấp mức hiệu suất tốt hơn hẳn so với MikroTik CCR1016-12G.
Tuy nhiên, khi ở các bài kiểm tra chế độ 256 Tunnels cùng các cấu hình bảo mật cao hơn (AES-128-CBC + SHA256 và AES-256-CBC + SHA256), kết quả khá ngạc nhiên khi MikroTik CCR2004-16G-2S+ cung cấp mức hiệu suất thấp hơn khá nhiều so với ứng cử viên còn lại của MikroTik.
Xem thêm: Hướng dẫn cấu hình VPN Site to Site sử dụng IPsec giữa 2 Router Mikrotik
5.2 Bài test kiểm tra hiệu suất truyền tải mạng
CCR2004-16G-2S+r2 |
AL32400 all port test (CCR2004-16G-2S+) |
||||||
Mode |
Configuration |
1518 byte |
512 byte |
64 byte |
|||
kpps |
Mbps |
kpps |
Mbps |
kpps |
Mbps |
||
Bridging |
none (fast path) |
2925.9 |
35532.1 |
6775.1 |
27750.8 |
9776.7 |
5318.5 |
Bridging |
25 bridge filter rules |
1396.6 |
16960.3 |
1410.7 |
5778.2 |
1375.2 |
748.1 |
Routing |
none (fast path) |
2925.9 |
35532.1 |
6749 |
27643.9 |
8260.6 |
4493.8 |
Routing |
25 simple queues |
1186.3 |
14406.4 |
1933 |
7917.6 |
1196.9 |
651.1 |
Routing |
25 ip filter rules |
722.2 |
8770.4 |
1114.7 |
4565.8 |
724.4 |
394.1 |
CCR1016-12Gr2 |
Tile 16 core max possible throughput test |
||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Mode |
Configuration |
1518 byte |
512 byte |
64 byte |
|||
kpps |
Mbps |
kpps |
Mbps |
kpps |
Mbps |
||
Bridging |
none (fast path) |
975.2 |
11842.8 |
2819.5 |
11548.7 |
17857.1 |
9142.8 |
Bridging |
25 bridge filter rules |
975.2 |
11842.8 |
2120.8 |
8686.8 |
2819.5 |
1443.6 |
Routing |
none (fast path) |
975.2 |
11842.8 |
2819.5 |
11548.7 |
17857.1 |
9142.8 |
Routing |
25 simple queues |
975.2 |
11842.8 |
2610.4 |
10692.2 |
2787.7 |
1427.3 |
Routing |
25 ip filter rules |
975.2 |
11842.8 |
1253.4 |
5133.9 |
1316 |
673.8 |
Tiếp theo, Việt Tuấn sẽ thực hiện bài kiểm tra hiệu suất truyền tải mạng trong hai chế độ là Bridging mode và Routing.
Với chế độ Bridging mode, Việt Tuấn sử dụng cấu hình không bảo mật trên cả hai thiết bị MikroTik, kết quả cho chúng ta thấy CCR2004-16G-2S+ khi truyền tải các gói tin có kích cỡ 512 và 1518 Byte có hiệu suất cao hơn so với CCR1016-12G. Tuy nhiên khi truyền tải gói tin kích cỡ 64 Byte, CCR1016-12G lại trả về kết quả hiệu suất tốt hơn.
Trong bài test cuối cùng ở chế độ Routing trên cả hai thiết bị router MikroTik Việt Tuấn sử dụng cấu hình không bảo mật. Một lần nữa hiệu suất của MikroTik CCR2004-16G-2S+ tốt hơn so với CCR1016-12G đối với kích cỡ gói tin 512, 1518 Byte và kết quả ngược lại đối với kích cỡ tệp 64 Byte.
Tuy nhiên, khi áp dụng các cấu hình bảo mật 25 bridge filter rules và 25 ip filter rules, MikroTik CCR2004-16G-2S+ đã cho kết quả khả quan hơn khi hiệu suất của thiết bị này đã có phần nhỉnh hơn so với CCR1016-12G với tất cả các gói tin.
CCR2004-16G-2S+ là thiết bị định tuyến, cân bằng tải, Load balancing lên đến 15 đường truyền WAN, đáp ứng lên đến 1000 người sử dụng dùng đồng thời.
Kết luận
Vậy là bài so sánh MikroTik CCR2004-16G-2S+ và CCR1016-12G do Việt Tuấn biên soạn đã kết thúc. Có thể thấy với những nâng cấp về phần cứng cũng như cổng kết nối CCR2004-16G-2S+ thực sự là một thiết bị router mạnh mẽ đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay. Bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng về thiết bị này hãy liên hệ ngay với Việt Tuấn để nhận được báo giá tốt nhất từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi. Xin cảm ơn!
Bài viết hay, rất hữu ích.