Snapshot là gì? Snapshot được hiểu là một hình thức sao lưu dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn. Hiện nay Snapshot được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên có rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu Snapshot là gì? Vậy hãy cùng Việt Tuấn tìm hiểu Snapshot là gì và điểm khác biệt giữa Snapshot và Backup qua bài viết dưới đây nhé.
1. Snapshot là gì?
Snapshot có thể hiểu một cách đơn giản là hình thức sao lưu dữ liệu trong thời gian ngắn. Thông thường, một Snapshot sẽ nằm trên máy chủ đây cũng là nơi chứa dữ liệu nguồn của Snapshot. Về cơ bản, Snapshot được tạo ra với mục đích lưu trữ ngắn hạn. Khi một Snapshot được sử dụng với mục đích khôi phục máy chủ, máy chủ sẽ được khôi phục lại tình trạng tại thời điểm chụp Snapshot.
Xem thêm các thông tin về máy chủ qua bài viết: Máy chủ (Server) là gì?
2. Tác dụng của Snapshot là gì?
Snapshot có tác dụng quan trọng trong việc sao lưu và khôi phục dữ liệu. Khi dùng Snapshot, bạn sẽ tạo ra một bản sao lưu trạng thái của hệ thống tại thời điểm đó. Ví dụ, nếu bạn chụp Snapshot mỗi giờ, bạn có thể khôi phục các tệp tin và thư mục về trạng thái tại thời điểm đó.
Điểm đặc biệt của Snapshot là khi gặp phải các sự cố như nhiễm virus thì bạn hoàn toàn có thể khôi phục các tệp tin, thư mục hoặc toàn bộ đơn vị lưu trữ riêng biệt về trạng thái trước khi bị nhiễm virus. Snapshot sẽ giúp bảo vệ và đảm bảo tính toàn vẹn cho dữ liệu của bạn.
3. Sự khác nhau giữa Snapshot và Backup?
Sự khác nhau giữa Snapshot và Backup nằm ở cách chúng lưu trữ dữ liệu và sử dụng dung lượng.
Backup sẽ là một bản sao hoàn chỉnh của dữ liệu ảnh/ tệp tin. Vì vậy, nếu bạn có 5TB dữ liệu, mỗi bản sao lưu sẽ chiếm 5TB dung lượng bổ sung. Nếu bạn tạo bản sao lưu sau mỗi giờ, sau 10 giờ, tổng dung lượng của các bản sao lưu sẽ là 50TB. Vì vậy, việc lưu trữ nhiều bản sao lưu không phổ biến và không hiệu quả cho việc tạo bản sao dữ liệu.
Lúc này, Snapshot rất hữu ích cho việc tạo bản sao dữ liệu vì chúng không phải là bản sao lưu và có thể có nhiều phiên bản mà không chiếm nhiều dung lượng. Snapshot chỉ lưu đủ thông tin để khôi phục một thay đổi và do đó tiết kiệm dung lượng hơn so với bản sao lưu (backup).
Vậy nên, trong việc lưu trữ và khôi phục dữ liệu, sử dụng Snapshot là một giải pháp tiện lợi và hiệu quả.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin về Backup tại đây.
4. Snapshot trên QNAP hoạt động như thế nào?
Khi bạn tạo một Snapshot, các metadata (thông tin về các khối dữ liệu và vị trí lưu trữ của chúng) ghi lại vị trí lưu trữ của từng khối dữ liệu được sao chép vào Snapshot. Việc này chiếm rất ít dung lượng và Snapshot được tạo ra nhanh chóng.
Từ đó trở đi, mỗi khi bạn thay đổi một khối dữ liệu, khối đó sẽ được ghi vào một không gian Snapshot đã được chỉ định. Metadata hiện tại cũng sẽ được cập nhật để phản ánh sự thay đổi. Quy trình này được gọi là "Redirect on write" (Chuyển hướng khi ghi).
Bởi vì Snapshot của bạn có metadata, nó có thể nhận ra những khối dữ liệu đã được thêm mới hoặc thay đổi kể từ khi Snapshot được tạo. Nếu bạn phục hồi về một trong những Snapshot của bạn, mọi khối dữ liệu đã được thêm mới hoặc thay đổi kể từ khi Snapshot được tạo sẽ bị xóa khỏi vị trí lưu trữ của nó trong Snapshot.
Sau khi tạo Snapshot, tất cả các khối dữ liệu sẽ được đồng bộ giống với file Snapshot. Và vì tệp tin của bạn được tạo thành từ các khối dữ liệu này, bây giờ mọi tệp tin đều sẽ có tính chất giống với Snapshot.
Điều này cho phép bạn hoàn tác các thay đổi trong các tệp, thư mục, thậm chí là đơn vị lưu trữ riêng biệt, hoặc khôi phục lại các tệp đã xóa một cách vô tình.
5. Ưu điểm của hoạt động Snapshot trên QNAP?
5.1 Giao diện thân thiện với người dùng
Bạn chỉ cần nhấp vào Snapshot mà bạn muốn khôi phục, sau đó bạn có thể khôi phục toàn bộ đơn vị lưu trữ riêng biệt hoặc lựa chọn một tệp hoặc thư mục cụ thể để khôi phục.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng lên lịch chụp nhanh hoặc chụp thủ công bất kỳ lúc nào trên giao diện đơn giản và tiện lợi.
5.2 Block level
Với việc sử dụng Snapshot ở block level (khối dữ liệu) giúp QNAP đảm bảo hiệu quả không gian lưu trữ hơn so với Snapshot ở cấp tệp. Trong trường hợp Snapshot ở cấp tệp, ngay cả khi bạn thay đổi một phần nhỏ trong tệp, bạn vẫn cần lưu toàn bộ tệp đó vào Snapshot. Tuy nhiên, với Snapshot ở block level, bạn chỉ cần lưu các khối dữ liệu trong tệp đã được thay đổi.
5.3 Tốt hơn dành cho iSCSI LUNs
Snapshot ở block level cho phép bạn tạo các bản sao của bất kỳ đơn vị lưu trữ hoặc LUN iSCSI nào trên thiết bị NAS QNAP của bạn, bao gồm cả LUN iSCSI cấp block. Các Snapshot khác dựa trên BTRFS không thể làm điều này vì chúng chỉ có thể tạo Snapshot của một đơn vị lưu trữ và trên một dung lượng thực tế của LUN được quản lý bởi hệ thống tệp BTRFS.
Tìm hiểu thêm: iSCSI là gì?
5.4 Quản lý không gian lưu trữ để thiết bị NAS hoạt động
QNAP đã thiết kế Snapshot của họ từ đầu để cho phép người dùng kiểm soát tốt hơn việc phân bổ không gian lưu trữ cho Snapshot trên NAS của họ. Bạn có thể quản lý dung lượng lưu trữ được dành riêng cho Snapshot và đảm bảo rằng các tệp và ứng dụng khác không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng không gian không cần thiết cho Snapshot.
Trong khi đó, các nhà cung cấp thiết bị NAS khác dựa trên BTRFS có ít khả năng kiểm soát và đôi khi Snapshot có thể chiếm quá nhiều dung lượng, ảnh hưởng đến hoạt động chung của NAS như một máy chủ tệp.
6. Khi nào Snapshot có dung lượng thấp?
Khi bạn chỉ thêm các tệp vào NAS mà không thay đổi các tệp hiện có, Snapshot sẽ có dung lượng nhỏ gọn. Các Snapshot chỉ cần lưu thông tin về các khối dữ liệu đã được thêm vào NAS kể từ khi Snapshot được tạo.
7. Khi nào Snapshot có dung lượng lớn?
Khi bạn xóa các tệp, Snapshot cần có khả năng khôi phục các tệp bạn đã xóa. Để làm điều đó, bất kỳ khối dữ liệu nào bạn xóa và ghi đè lên sẽ được lưu vào Snapshot. Việc lưu trữ các khối dữ liệu trong Snapshot tốn nhiều không gian hơn việc chỉ lưu trữ metadata. Do đó, việc xóa các tệp làm cho kích thước dung lượng Snapshot của bạn tăng lên nhiều hơn so với việc thêm tệp.
8. Kết luận
Thiết lập mặc định của QNAP là phân bổ 20% dung lượng lưu trữ cho các Snapshot và điều này thường là đủ để có khoảng 256 Snapshot. Bạn sẽ không thể sao lưu toàn bộ số lượng backup như vậy mà có thể đảm bảo tối ưu được không gian lưu trữ. Đó là lý do tại sao việc sử dụng các snapshot vẫn tốt hơn so với việc tạo backup trong việc tạo bản sao dữ liệu. Tuy nhiên, các Snapshot sẽ không thể bảo vệ bạn khỏi sự cố hỏng ổ cứng, vì vậy tốt hơn hết bạn vẫn nên có RAID dự phòng và có ít nhất một bản sao lưu dữ liệu của bạn trên một thiết bị khác. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn Snapshot là gì? Đừng quên theo dõi Việt Tuấn để biết thêm các thông tin hữu ích khác nhé.
Bài viết hay, rất hữu ích.