Chọn MENU

Router là gì? Chức năng và nguyên lý hoạt động của Router

Ngày nay, internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, thiết bị định tuyến router đóng một vai trò quan trọng trong các hệ thống mạng. Hơn nữa, router wifi là thiết bị mạng có thể chuyển đổi từ mạng có dây thành mạng không dây, giúp các thiết bị như: tivi, laptop, điện thoại,... có thể kết nối không dây vào mạng Internet một cách dễ dàng.

Trong bài viết này, Việt Tuấn sẽ giúp bạn khám phá ngay các kiến thức cơ bản về router mạng, giải đáp rõ hơn router là gì? Chức năng và nguyên lý hoạt động của router như thế nào?

Cùng đọc bài viết ngay nhé!

1. Router là gì?

Router (thiết bị định tuyến, bộ định tuyến) là thiết bị mạng có chức năng chuyển tiếp dữ liệu giữa các mạng máy tính. Một cách dễ hiểu: router thực hiện điều phối dữ liệu trên Internet, các dữ liệu này sẽ được gửi theo dạng gói packets từ router này sang router khác thông qua các mạng nhỏ được kết nối với nhau thành một hệ thống mạng liên kết. Gói dữ liệu sẽ được truyền tiếp qua các router cho đến khi chúng tới được điểm đích (truyền tới các thiết bị đầu cuối như: máy tính PC, laptop, điện thoại).

router-wifi-la-gi.jpg
Router là gì?

Các sản phẩm router ngày nay rất đa dạng, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau:

  • Các loại router wifi thông dụng giá rẻ thường được sử dụng trong các hộ gia đình sử dụng nhu cầu truy cập internet cơ bản.
  • Còn với các loại router có mức giá cao thường được dùng trong các doanh nghiệp/ tổ chức lớn phục vụ cho công việc.

Nhìn chung, router dù đắt hay rẻ thuộc các phân khúc khác nhau thì đều có chức năng và cách thức nguyên lý hoạt động là như nhau.

gif-mui-ten

Xem thêm: Thiết bị mạng là gì? Chức năng và các loại thiết bị mạng cơ bản

2. Cấu tạo chung của Router Wifi

Mỗi router sẽ có phong cách thiết kế riêng để trông bắt mắt hơn, đẹp hơn phù hợp với tính thẩm mĩ của người dùng. Tuy nhiên, tất cả các router đều có cấu tạo chung gồm các phần như sau:

  • Cổng WAN: Thông thường, trên router chỉ có 1 cổng port WAN được đặt ở phía sau của router. Nó giúp cung cấp lớp mạng riêng và dải IP Default Gateway. Cổng WAN thường sẽ có màu xanh hoặc màu vàng để phân biệt với các cổng khác của mạng LAN. Tìm hiểu mạng LAN là gì tại đây.
  • Cổng LAN: Mỗi router sẽ được trang bị từ 2 cổng LAN trở lên. Đây là cổng port kết nối mạng mà người dùng có thể kết nối trực tiếp từ router tới tivi, laptop,... thông qua dây cáp mạng Ethernet. Tùy từng loại router mà tốc độ tối đa truyền tải của cổng LAN sẽ khác nhau. Có những loại router đạt tốc độ 10/100Mbps, có những loại router đạt tốc độ Gigabit 10/100/1000Mbps, cung cấp cho người dùng đường truyền tốc độ cao.
  • Ăngten: Một router wifi sẽ có 2 loại ăngten là ăngten ngầm và ăngten ngoài. Ăngten ngầm sẽ giúp bộ router trông gọn gàng và đẹp mắt hơn, nhưng ăngten bên ngoài sẽ phát tín hiệu mạnh hơn.
  • Các đèn tín hiệu: Trên router có rất nhiều đèn tín hiệu khác nhau để báo hiệu tình trạng kết nối. Ví dụ: đèn tín hiệu nguồn, WLAN, WPS, LAN,... Nếu đèn tín hiệu có màu xanh tức là đã kết nối thành công, nếu đèn tín hiệu ở màu đỏ tức là báo: đang gặp sự cố, kết nối không thành công,...
  • Các nút chức năng: router sẽ được trang bị nút nguồn Power, nút reset, nút WPS,... Ví dụ: Nếu router đang có chút vấn đề trong quá trình kết nối hoặc tốc độ truyền tải chậm lại thì bạn có thể giữ nút reset ở phía sau router từ 5 - 10s để reset lại router.
cau-tao-cua-router.png
Cấu tạo ngoại vi cơ bản của 1 router wifi phổ biến

Ngoài một số các kết nối bên ngoài như trên, thì các thành phần cấu tạo bên trong của router tiếp nhận và xử lý dữ liệu cũng quan trọng không kém, bao gồm:

  • RAM, bộ nhớ lưu trữ FLASH/ NAND.
  • Bộ vi xử lý CPU, bộ IC để nhận/ giải mã và xử lý tín hiệu ra vào.
  • Biến áp cảm ứng,...

gif-mui-ten

Tham khảo: Thiết bị đầu cuối là gì?

3. Nguyên lý hoạt động của Router Wifi

Để router nhà bạn có thể hoạt động và phát sóng wifi được thì đầu tiên bạn cần kết nối với một modem có kết nối với đường truyền cung cấp internet của các nhà mạng.

Modem và router wifi được kết nối thông qua dây cáp mạng nối từ cổng LAN trên modem tới cổng WAN hoặc LAN trên router wifi tùy vào mục đích sử dụng của bạn. Tất cả các thiết bị trong hệ thống mạng đều có địa chỉ IP riêng biệt giúp định tuyến đường đi và truyền các gói tin trong môi trường internet tới điểm đích một cách chính xác và nhanh nhất.

nguyen-ly-hoat-dong-cua-router
Nguyên lý hoạt động của router

Router wifi có nhiệm vụ gửi đi các gói tin giữa các hệ thống mạng với nhau. Ngoài ra nó còn là một điểm phát sóng wifi để các thiết bị nhận như: laptop, điện thoại, máy tính, tivi có thể kết nối và sử dụng internet.

Và bạn cũng không cần lo lắng về thời gian truyền dữ liệu trong router wifi. Bởi việc này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn nên nó không gây ảnh hưởng gì tới quá trình kết nối hay truy cập Internet của bạn.

gif-mui-ten

 Tìm hiểu: Mô hình OSI là gì?

4. Chức năng của Router là gì?

Router có 2 chức năng chính là:

  • Router gửi các gói dữ liệu giữa 2 hoặc nhiều mạng từ một điểm tới nhiều điểm đích cuối cùng thông qua quá trình định tuyến (Routing). Bạn cứ tưởng tượng các dữ liệu là một đơn hàng, router sẽ là shipper đưa các dữ liệu đó đến tới đúng nơi, đúng địa chỉ theo 1 tuyến đường tối ưu nhất.
  • Router có thể vừa là một bộ phát sóng wifi để các thiết bị kết nối không dây như: điện thoại có thể kết nối. Hoặc vừa có thể kết nối mạng có dây tới các thiết bị như: laptop, tivi, máy tính bàn thông qua dây cáp mạng.

Dưới đây là một số ứng dụng quan trọng của router mà bạn có thể tham khảo:

  • Tạo mạng cục bộ LAN.
  • Chia sẻ kết nối internet với tất cả các thiết bị thông dây mạng hoặc wifi.
  • Cho phép kết nối nhiều thiết thiết bị khác với nhau.
  • Chạy tường lửa để kiểm soát dữ liệu ra/vào, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
  • Xác định chính xác nơi gửi thông tin từ máy tính này sang máy tính khác.
  • Router giúp xác định đúng địa chỉ để truyền các gói dữ liệu tới điểm đích.
  • Kết nối với VPN.

5. Phân loại các loại Router hiện nay

Hiện nay, chúng ta có thể tìm mua router ở các cửa hàng bán đồ điện tử, thiết bị mạng hoặc các siêu thị tin học. Tuy nhiên, việc chọn router cũng khá là khó khăn bởi nó yêu cầu bạn phải có kiến thức về router mới đưa ra được lựa chọn chính xác nhất.

Dưới đây là các loại router phổ biến trên thị trường:

5.1. Edge Router

Edge Router (cạnh router hay bộ định tuyến cạnh) đây có thể là một loại router có dây hoặc không dây.  Edge router nằm ở vị trí rìa hoặc ranh giới của một mạng. Nó giúp phân phối kết nối giữa một mạng với mạng bên ngoài hoặc nhiều mạng khác nhau.

Edge router sử dụng giao thức External Border Gateway Protocol (Viết tắt của BGT - giao thức định tuyến giúp kết nối internet lại với nhau) được sử dụng rộng rãi trên internet. Nhằm giúp các router có thể tìm ra tuyến đường tốt nhất để kết nối với các mạng từ xa.

5.2. Core Router

Core Router (router lõi hay bộ định tuyến lõi) là một bộ định tuyến có dây hoặc không dây. Core router đóng vai trò là xương sống của mạng, có nhiệm vụ phân phối các gói dữ liệu trong cùng một hệ thống mạng.

5.3. Distribution Router

Distribution Router hay còn gọi là interior router (bộ định tuyến nội mạng). Distribution Router sẽ nhận dữ liệu từ gateway (Edge router) thông qua kết nối có dây sau đó chúng sẽ gửi dữ liệu tới người nhận thông qua mạng wifi (nó có thể đóng vai trò như Edge router).

Do Distribution Router không có tính năng gì quá đặc biệt nên nó trở thành router phổ biến trên thị trường.

Distribution Router sẽ nhận dữ liệu từ gateway (Edge router) thông qua kết nối có dây sau đó chúng sẽ gửi dữ liệu tới người nhận
Distribution Router sẽ nhận dữ liệu từ gateway thông qua kết nối có dây sau đó chúng sẽ gửi dữ liệu tới người nhận

5.4. Wireless Router

Wireless Router (router không dây, router wifi hay bộ định tuyến không dây) khá phổ biến nên chắc hẳn ai cũng đôi lần nhìn thấy chúng rồi. Bởi chúng thiết kế không dây nên việc lắp đặt và sử dụng khá thuận tiện. Ngoài ra, Wireless router kết hợp được với các chức năng của edge router và distribution router. Do vậy nên router không dây được sử dụng khá nhiều trong các hộ gia đình.

Nhiều người lo lắng về tính bảo mật của router không dây, nhưng các bạn đừng lo lắng quá, bởi trong mỗi router đều được tích hợp những tính năng bảo mật của nhà sản xuất nên nó hoàn toàn có thể bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi các cuộc tấn công mạng.

5.5. Router ảo

Router ảo là phần mềm được thiết kế theo dạng ảo hóa trên nền tảng điện toán đám mây và cấu hình như một chiếc router thông thường, sau đó phân phối ở dạng dịch vụ. Đặc điểm của loại router này chính là: chi phí thấp, tính linh hoạt cao và dễ dàng sử dụng. Vậy nên, loại router này thường được sử dụng ở những doanh nghiệp có quy mô lớn và phức tạp.

gif-mui-ten

 Xem thêm: Phân biệt modem và router khác nhau như thế nào?

6. Ưu điểm và nhược điểm của Router là gì?

Hiện nay trên thị trường có vô số các loại router khác nhau, từ giá thấp đến giá cao. Những sản phẩm dành cho hộ gia đình hoặc cá nhân thường thấp hơn so với các loại được dùng trong các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dù là router nào cũng cũng có những ưu và nhược điểm riêng.

+) Các ưu điểm của router

  • Router wifi có thể chia sẻ kết nối mạng tới nhiều thiết bị sử dụng mạng nên nó giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất làm việc.
  • Router wifi cho phép người dùng phân phối và truyền tải các gói dữ liệu tới một địa chỉ IP duy nhất giúp hệ thống mạng hoạt động có tổ chức và giảm tải dữ liệu truyền tải.
  • Cung cấp nguồn kết nối và tạo độ tin cậy giữa các host mạng.

+) Nhược điểm của router

  • Khi có quá nhiều thiết bị kết nối trong lúc mạng không ổn định thì sẽ khiến tốc độ mạng bị chậm đi đáng kể. Tuy nhiên nó chỉ xảy ra lúc mạng không ổn định mà thôi, bạn không cần quá lo lắng.

7. Các yếu tố khi lựa chọn và sử dụng Router phù hợp

Bạn đang không biết lựa chọn router wifi như nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình? Hãy tham khảo một số tiêu chí mà Việt Tuấn đã đề ra dưới đây nhé:

7.1. Thương hiệu của thiết bị

Đầu tiên bạn cần quan tâm đến thương hiệu trên router là gì? thuộc thương hiệu nào?, bởi thương hiệu rất quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều dòng router tới từ các hãng sản xuất khác nhau nhưng không phải đơn vị nào cũng tốt.

Khi lựa chọn mua hàng của các thương hiệu lớn bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm vì họ đã xây dựng được tên tuổi, chất lượng và độ uy tín trên thị trường.

Với sản phẩm dân dụng, bạn có thể lựa chọn mua router wifi của những thương hiệu như: TP-Link, Asus, Xiaomi, Tenda, Linksys,... Còn đối với mảng doanh nghiệp, tổ chức, bạn có thể tham khảo các thương hiệu Router cân bằng tải chịu tải lớn, hiệu năng cao tới từ các thương hiệu hàng đầu thế giới như: MikroTik, Ubiquiti, Draytek, Teltonika,...

Router của hãng Synology
Router của hãng Synology

7.2. Tính năng, thông số của router

Các tiêu chí sau đây bạn cũng cần quan tâm khi chọn mua router theo thông số datasheet của nhà sản xuất, bao gồm:

+) Tốc độ kết nối tối đa: Mỗi loại router sẽ có một thông số tốc độ kết nối nhất định:

  • Nếu nhà bạn có từ 5 - 7 thành viên mà chỉ sử dụng những nhu cầu cơ bản như: giải trí, xem phim,... thì nên chọn những loại router mạng có chuẩn wifi AC cho tốc độ kết nối 450Mbps trở lên sẽ là thích hợp nhất.
  • Đối với các doanh nghiệp có nhiều người sử dụng, bạn nên chọn những loại router có tốc độ kết nối cao từ 450Mbps đến 1210Mbps trở lên.

+) Bán kính phủ sóng: Đây cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá một thiết bị router. Với độ phủ sóng rộng và tốc độ nhanh cho phép các thiết bị truy cập cùng lúc luôn ổn định, không rớt mạng hay giật lag.

+) Bộ xử lý và RAM: Bạn nên chọn router có bộ xử lý lõi kép và RAM từ 128MB trở lên để nó có thể xử lý dữ liệu và kết nối nhiều client hơn. Bởi khi mọi người sử dụng wifi, giải trí hay chơi game trực tuyến, thì các dữ liệu đó sẽ được truyền đến và gửi đi qua router. Vậy nên router cần nhiều sức mạnh hơn để xử lý dữ liệu tốt hơn.

+) Các tính năng khác: bạn cũng nên quan tâm tới các tính năng khác như: tích hợp tường lửa Firewall, NAT, IPv6 hay tạo mã Captcha mỗi khi đăng nhập, các tính năng quản lý như: Parental controls, OpenDNS,…

7.3. Chuẩn kết nối wifi

Các bộ định tuyến router wifi hiện nay phổ biến được phân biệt thành 2 loại chuẩn Wifi là chuẩn N (802.11n) và chuẩn AC(802.11ac). Chuẩn AC là chuẩn wifi mới hơn (trong chuẩn AC đã bao gồm chuẩn N). Tuy nhiên, giá thành của những router wifi sử dụng chuẩn AC không hề rẻ vì thế bạn nên cân nhắc.

7.4. Băng tần hoạt động

Hiện nay, router được trang bị 2 loại băng tần wifi là: băng tần đơn và băng tần kép với các băng tần 2.4GHz/ 5GHz.

Bạn nên chọn những loại router wifi có hỗ trợ băng tần kép Dual-band 2 sóng 2.4GHz/ 5GHz đồng thời. Bởi vì wifi băng tần kép sẽ hoạt động ổn định hơn, tốc độ kết nối cao hơn và khi có quá nhiều thiết bị kết nối vào 1 băng tần gây ra nghẽn mạng thì bạn có thể di chuyển bớt các thiết bị sang một băng tần khác để giúp mạng hoạt động ổn định hơn. Tuy nhiên, giá thành của router băng tần kép sẽ hơi cao so với băng tần đơn.

gif-mui-ten

Xem thêm: Băng tần là gì? Các loại băng tần wifi phổ biến hiện nay

Tổng kết

Router ra đời không chỉ phục vụ kết nối internet mà nó còn giúp chia sẻ hoặc chuyển file tới các thiết bị cụ thể trong cùng một mạng như: máy tính, máy in, điện thoại smartphone hay máy scan. Nếu không có router, bạn sẽ không thể gửi dữ liệu tới chính xác thiết bị sử dụng mà mình mong muốn. Hy vọng qua bài viết trên của Việt Tuấn sẽ giúp bạn hiểu rõ router là gì cũng như các nguyên lý hoạt động và chức năng của router. Từ đó bạn có thể tham khảo và lựa chọn mua sắm các thiết bị router wifi phù hợp với nhu cầu mục đích sử dụng. 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết! 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thiết bị cân bằng tải router hoặc muốn tìm hiểu thêm về router là gì?, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé! Đừng quên cập nhật Viettuans.vn thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức mạng, quản trị mạng.

VIỆT TUẤN - NHÀ PHÂN PHỐI THIẾT BỊ MẠNG, WIFI, THIẾT BỊ LƯU TRỮ NAS CHÍNH HÃNG

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123