Chọn MENU

Roaming là gì? Những điều cần biết về Wifi Roaming

Chắc hẳn bạn đọc sử dụng mạng không dây wifi ở nhà riêng hay công ty sẽ đều cảm thấy khó chịu khi di chuyển đến một điểm bị mất sóng hay sóng quá yếu không truy cập internet. Công nghệ Roaming sẽ giúp người dùng khắc phục được nhược điểm này. Vậy Roaming là gì? Ứng dụng của Roaming trong lĩnh vực mạng không dây là gì? Bài viết ngay sau đây của Việt Tuấn sẽ giải thích cụ thể cách thức hoạt động và lợi ích khi sử dụng Wifi Roaming.

1. Khái niệm Roaming trong lĩnh vực mạng không dây

Roaming là quá trình xử lý các kết nối của một thiết bị client di chuyển từ một AP này đến AP khác mà vẫn giữ được kết nối. Về lý thuyết, chuyển vùng Roaming hoạt động tương tự như chuyển vùng dữ liệu đối với thuê bao di động. 

Để triển khai Roaming, người dùng cần thiết lập nhiều AP trong tòa nhà để đảm bảo vùng phủ sóng toàn bộ khu nhà. Để kết nối mạng không dây diễn ra liên tục, tất cả các thiết bị phát Wifi trong mạng cần được cấu hình để sử dụng cùng một SSID và thông tin đăng nhập giống nhau.

Tuy nhiên, việc chuyển vùng sẽ phụ thuộc ở các máy khách (client) quyết định thông qua quá trình quét cường độ tín hiệu mạng khi bạn di chuyển khỏi một địa điểm.

Khái niệm Roaming
Roaming là quá trình xử lý kết nối của một thiết bị client di chuyển từ một AP này đến AP khác

1.1 Ưu/ nhược điểm của tính năng Wifi Roaming

Công nghệ Wifi Roaming sở hữu những ưu điểm đáng chú ý như:

  • Wifi Roaming cung cấp đường truyền mạng không dây đồng nhất, không bị ngắt quãng trong quá trình sử dụng chỉ với một lần đăng nhập.
  • Phạm vi phát sóng Wifi cực kỳ rộng (đến hàng km).
  • Tốc độ kết nối tại tất cả các điểm AP đều ổn định.
  • Hệ thống càng nhiều điểm phát sóng thì tín hiệu càng mạnh.
  • Khả năng chuyển tiếp đường truyền khi di chuyển từ vùng phủ sóng này sang vùng phủ sóng khác hệt như đang sử dụng một mạng wifi duy nhất.

Tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm của tính năng này như:

Chi phí triển khai khá đắt đỏ cho số lượng thiết bị cần thiết dựa vào quy mô doanh nghiệp, nhà riêng, nhà hàng.

Wifi Roaming cung cấp đường truyền mạng không dây đồng nhất
Wifi Roaming cung cấp đường truyền mạng không dây đồng nhất

2. Cách thức hoạt động của Wifi Roaming

Quá trình Wifi Roaming diễn ra với 3 giai đoạn chính:

  • Quét: Khi cường độ tín hiệu suy yếu khi máy khách di chuyển khỏi một điểm AP, máy khách sẽ gửi các gói tin thăm dò để xác định các AP thay thế khả dụng. Sau đó, nó sẽ chọn AP tiếp theo dựa trên các thông số kỹ thuật của chính thiết bị đó.
  • Xác thực: Máy khách sẽ gửi yêu cầu đến AP khả dụng để được xác thực và chờ phản hồi (Chấp nhận hoặc từ chối kết nối).
  • Tái liên kết: Nếu AP chấp nhận yêu cầu kết nối, máy khách sẽ gửi thêm một yêu cầu tái liên kết. Khi quá trình tái liên kết hoàn thành, AP mới sẽ gửi một gói hủy liên kết đến AP cũ để hủy kết nối giữa máy khách và AP cũ. Đường truyền mạng không dây lại tiếp tục diễn ra.

gif-mui-tenĐọc thêm: WiFi 6 là gì? 7 ưu điểm nổi bật của chuẩn WiFi 6 bạn cần biết

Wifi Roaming diễn ra với 3 giai đoạn
Wifi Roaming hoạt động với 3 giai đoạn

3. Điều kiện để thiết lập mô hình Wifi Roaming

Để triển khai một hệ thống Wifi Roaming tiêu chuẩn, người dùng cần lưu ý những điều kiện sau: 

  • Các AP phải có vùng phủ sóng giao thoa với nhau, đòi hỏi quá trình thiết lập khoảng cách lắp đặt giữa các AP phải được tính toán chi tiết.
  • Thông tin SSID của các AP phải hoàn toàn trùng khớp bao gồm: tên mạng wifi, mật khẩu, tính năng mã hóa mật khẩu.
  • Các AP không được trùng nhau kênh truyền phát sóng để hạn chế tối đa nhiễu sóng khi trùng kênh phát.
  • Các AP trong mạng lưới Roaming cần đảm bảo tính tương thích cao nhất bao gồm: cùng hãng sản xuất, cùng thông số kỹ thuật, cùng một lớp mạng LAN.

4. Cách tối ưu hóa tính năng Roaming mạng không dây

 Để tối ưu hóa và cân bằng các điểm truy cập, người dùng có thể tham khảo các giải pháp sau:

  • Giữ tỷ lệ chồng chéo các nút mạng hoặc WiFi Repeater của bạn dao động ở mức 15-20% – Việc có quá nhiều nút mạng chồng chéo có thể khiến các AP trở nên quá tải và các thiết bị có thể liên tục chuyển vùng giữa các nút gây ra sự mất ổn định của đường truyền. Với sự chồng chéo quá ít, người dùng có thể gặp phải tình trạng rớt mạng, đường truyền bi ngắt.
  • Ranh giới tín hiệu giữa các điểm truy cập phải là khoảng -67 dBm. Để giải thích đơn giản thì dBm là đơn vị đo công suất truyền tín hiệu giữa 2 AP. Giá trị dBm càng gần 0 đồng nghĩa cường độ tín hiệu kết nối càng tốt. -67 dBm là cường độ tín hiệu tối thiểu cần thiết để thiết bị khách có thể truy cập internet ổn định và nhanh chóng khi chuyển vùng giữa 2 AP. Vì vậy khoảng cách thiết lập các AP không được rời khỏi phạm vi -67 dBm. 
Ranh giới tín hiệu giữa các điểm truy cập phải là khoảng -67 dBm
Ranh giới tín hiệu giữa các điểm truy cập phải là khoảng -67 dBm

5. So sánh Wifi Mesh và Wifi Roaming

Tiêu chí

Wifi roaming

Wifi Mesh

Khái niệm

Nhiều điểm AP có cùng thông tin SSID giúp kết nối Wifi của thiết bị client khi di qua lại giữa vùng phủ sóng của các Access Point khác nhau không bị ngắt quãng.

Hệ thống bao gồm bộ định tuyến router hoặc các bộ phát sóng AP hoạt động trong cùng một khu vực để tạo thành một mạng WiFi dạng lưới.

Ưu điểm

  • Tiết kiệm thời gian kết nối lại và dò tìm wifi mỗi lần chuyển vùng.
  • Tín hiệu wifi trên các thiết bị client ít bị gián đoạn.
  • Tốc độ truyền tải mạng và tín hiệu tại các AP tương đương nhau.
  • Vùng phủ sóng rộng, tín hiệu trong vùng luôn ổn định. 
  • Tiết kiệm được thời gian cấu hình, bảo trì và lắp đặt khi chỉ cần cấu hình và quản lý tất cả trên node chính.
  • Tín hiệu wifi trên thiết bị client khi chuyển vùng có độ trễ cực thấp.

Nhược điểm

  • Chi phí thi công tương đối cao.
  • Đòi hỏi kiến thức và chuyên môn của người quản lý.
  • Tốc độ truyền tải trên các node phụ có thể bị suy hao.
  • Chi phí triển khai khá đắt đỏ đối với mô hình doanh nghiệp lớn, yêu cầu sự bao phủ rộng.

gif-mui-tenTìm hiểu thêm thông tin về wifi mesh qua bài viết: Wifi Mesh là gì? Nên dùng Mesh Wifi hay bộ kích sóng Repeater?

6. Roaming là gì trong lĩnh vực viễn thông

Roaming là gì trong lĩnh vực viễn thông? Bạn đọc có bao giờ tự hỏi tại sao mình có thể liên lạc với người thân, bạn bè hoặc đối tác khi ở nước ngoài mà không cần đổi số điện thoại. 

Chế độ Roaming có nghĩa là dịch vụ chuyển vùng quốc tế. Roaming là một dịch vụ được cung cấp bởi các nhà mạng di động, cho phép người dùng sử dụng điện thoại di động, truy cập internet và gửi nhận tin nhắn khi đang ở nước ngoài bằng cách sử dụng mạng của các nhà mạng đối tác.

Khi sử dụng dịch vụ Roaming, người dùng sẽ có thể sử dụng điện thoại của mình giống như khi ở trong nước, nhưng sẽ phải trả thêm phí cho các nhà mạng đối tác. Phí Roaming thường khá cao và có thể được tính dựa trên thời lượng sử dụng hoặc theo gói cước người dùng đăng ký.

Một số nhà mạng đã áp dụng các gói cước Roaming giá rẻ hơn cho khách hàng sử dụng dịch vụ này thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng Roaming thường xuyên, thì việc mua SIM thay thế của nhà mạng địa phương có thể là một giải pháp tiết kiệm chi phí hơn.

Cũng cần lưu ý rằng, nếu bạn muốn sử dụng chế độ Roaming, bạn cần đảm bảo rằng điện thoại của bạn được cấu hình để có thể sử dụng các mạng của các nhà mạng đối tác. Nếu không, bạn có thể gặp phải vấn đề kết nối và sử dụng dịch vụ không được ổn định khi ở nước ngoài.

Roaming có nghĩa là dịch vụ chuyển vùng quốc tế.
Roaming có nghĩa là dịch vụ chuyển vùng quốc tế.

7. Cách thức hoạt động của dịch vụ Roaming viễn thông

Viettuans.vn sẽ lấy một ví dụ đơn giản để giải thích cách thức hoạt động của Roaming: 

  • Bạn sử dụng thuê bao di động của nhà cung cấp A đi du lịch đến một quốc gia khác và muốn sử dụng dịch vụ di động của nhà cung cấp B tại đó. Vì vậy thuê bao bên A này sẽ cần kết nối đến mạng của nhà cung cấp B để có thể sử dụng dịch vụ.
  • Quá trình kết nối này diễn ra thông qua hệ thống đăng ký và quản lý của các nhà cung cấp dịch vụ di động. Thuê bao di động của nhà cung cấp A sẽ được xác định và chuyển tiếp thông tin đến mạng của nhà cung cấp B, sau đó thuê bao này sẽ được đăng ký trên mạng của nhà cung cấp B để có thể sử dụng dịch vụ.
  • Chi phí phát sinh khi sử dụng dịch vụ di động trong thời gian roaming sẽ được tính dựa trên thỏa thuận giữa các nhà cung cấp và được tính vào hóa đơn thuê bao di động bạn sử dụng.

8. Ưu/ Nhược điểm của dịch vụ Roaming viễn thông là gì?

Khi bạn di chuyển đến quốc gia hoặc khu vực không thuộc vùng phủ sóng của nhà mạng sử dụng, dịch vụ Roaming mang tới rất nhiều lợi ích đáng chú ý như:

  • Giúp người dùng di động giữ kết nối liên lạc khi ở nước ngoài hoặc khu vực không thuộc vùng phủ sóng của nhà mạng của họ.
  • Tiện lợi và hữu ích cho những người thường xuyên đi công tác hoặc du lịch.
  • Đa dạng gói cước để sử dụng, đăng ký hay hủy gói dễ dàng không phức tạp.
  • Khả năng kết nối đa quốc gia: Hiện nay các nhà mạng như Viettel, Mobifone và Vinaphone phủ sóng rộng tới 200 quốc gia và kết nối với hơn 500 nhà mạng quốc tế. Vì vậy người dùng có thể dễ dàng kết nối đa quốc gia để thực hiện cuộc gọi, nhắn tin hay truy cập mạng Internet cực kỳ nhanh chóng và dễ dàng.
    Cách thức hoạt động của dịch vụ Roaming viễn thông
    Dịch vụ Roaming viễn thông rất liện lợi khi bạn di chuyển đến khu vực không thuộc vùng phủ sóng của nhà mạng sử dụng

Tuy nhiên Roaming vẫn tồn tại những hạn chế trong quá trình người dùng sử dụng như:

  • Chi phí sử dụng khá cao.
  • Tốc độ truyền tải dữ liệu và chất lượng cuộc gọi không được ổn định và đảm bảo như khi sử dụng trong nước.
  • Khu vực không được phủ sóng tốt bởi nhà cung cấp dịch vụ di động khác, dẫn đến khó khăn trong việc kết nối.
  • Sự phụ thuộc vào sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ di động.

9. Cách sử dụng dịch vụ Roaming trên hệ điều hành Android và IOS

Để sử dụng dịch vụ Roaming trên hai hệ điều hành Android và IOS, bạn đọc có thể tham khảo các bước thực hiện ngay sau đây.

9.1 Đối với hệ điều hành Android

  • Bước 1: Vào Cài đặt > Chọn mục Thẻ SIM và dữ liệu di động.
  • Bước 2: Lựa chọn SIM đang sử dụng mạng di động > Chuyển chế độ Chuyển vùng dữ liệu sang Enable.

9.2 Đối với hệ điều hành IOS

  • Bước 1: Truy cập vào Cài đặt > Di động > Lựa chọn Enable Dữ liệu di động.
  • Bước 2: Lúc này cài đặt chuyển vùng Roaming sẽ xuất hiện. Bạn cần nhấn chọn mục Tùy chọn dữ liệu di động.
  • Bước 3: Chuyển chế độ Chuyển vùng dữ liệu sang Enable. Vậy là thuê bao bạn đang dùng đã sẵn sàng sử dụng dịch vụ Roaming.

10. Hướng dẫn đăng ký dịch vụ Roaming với các nhà mạng hiện nay

Mỗi nhà mạng có cách thức đăng ký dịch vụ Roaming khác nhau. Tùy vào thuê bao bạn đang sử dụng đến từ nhà mạng nào, bạn đọc có thể tham khảo:

10.1 Đăng ký dịch vụ Roaming với nhà mạng Viettel

Stt

Kênh

Đăng Ký

Hủy

Ghi Chú

1

SMS

Soạn tin CVQT gửi 138

Soạn tin HUY gửi 138

Tại Việt Nam

2

USSD

Bấm gọi *138*1# (thoại, SMS, data) Hoặc bấm gọi *138*1*2# (thoại, SMS)

Bấm gọi *138*2#

Tại nước ngoài nếu thuê bao có sóng Roaming

3

Ứng dụng My Viettel

Đăng nhập vào ứng dụng My Viettel. Tìm từ khóa “chuyển vùng quốc tế” hoặc “Roaming” tại mục tìm kiếm và thực hiện đăng ký

Tại nước ngoài nếu Quý khách có tài khoản và mật khẩu đăng nhập (đã đăng ký thành công ở Việt Nam)

4

Qua website

Đăng nhập tài khoản số thuê bao trên website https://viettel.vn. 

Tìm từ khóa “chuyển vùng quốc tế” hoặc “Roaming” tại mục tìm kiếm và thực hiện các bước đăng ký

Tại nước ngoài nếu Quý khách có tài khoản và mật khẩu đăng nhập (đã đăng ký thành công ở Việt Nam)

Truy cập: https://viettel.vn/s/cvqt, vào mục ĐĂNG KÝ

Tại Việt Nam

5

CSKH Viettel

Gọi 198 (miễn phí)

Tại Việt Nam

Gọi +84989198198 (tính cước Roaming gọi về CSKH theo vùng cước)

Tại Nước ngoài

Chat với các kênh số của Viettel tại: Facebook, Zalo.

Tại Việt Nam và Nước ngoài

6

Cửa hàng Viettel

Quý khách đến cửa hàng Viettel và làm theo hướng dẫn của giao dịch viên. (Người làm thủ tục phải là chính chủ thuê bao hoặc được chính chủ ủy quyền).

Tại Việt Nam

Sau khi đăng khi đăng ký roaming thành công bạn cần tiến hành đăng ký data:

Thao tác

Đăng ký

Hủy đăng ký

SMS

Soạn DATA gửi 138

Soạn HUY DATA gửi 138

USSD

Bấm gọi *138*6*1# và làm theo hướng dẫn

Bấm gọi *138*6*2# và làm theo hướng dẫn

10.2 Đăng ký dịch vụ Roaming với nhà mạng Vinaphone

STT

Kênh

Đăng ký

Ghi chú

1

SMS

Soạn tin: DK <dấu cách> <tên gói cước> gửi 9123

Áp dụng với thuê bao trả sau

2

Website

  • Truy cập website: https://freedoo.vnpt.vn/goi-cuoc-roaming.html.
  • Nhập số điện thoại khách hàng sử dụng để đăng ký dịch vụ.
  • Nhập mã OTP nhận được và click vào xác nhận.
  • Nhấn đồng ý để hoàn tất quá trình đăng ký. 

3

Ứng dụng My VNPT

  • Tải app My VNPT và đăng nhập.
  • Vào mục “Dịch vụ”, chọn “Gói cước Di động”
  • Tại tab “Roaming” ấn chọn gói cước và đăng ký để hoàn tất việc đăng ký dịch vụ.

10.3 Đối với nhà mạng Mobifone

STT

Kênh

Đăng ký

Ghi chú

Thuê bao 

1

SMS

  • Soạn tin: DK <dấu cách> CVQT gửi 999

Đăng ký SMS + Thoại 

Thuê bao trả trước

  • Soạn tin: DK <dấu cách> CVQT <dấu cách> ALL gửi 999

Đăng ký SMS + Thoại +Data

Tương tự

Tương tự

Thuê bao trả sau

2

Website

  • Truy cập website: https://www.mobifone.vn/dich-vu-di-dong/quoc-te/thue-bao-mobifone-ra-nuoc-ngoai
  • Nhấp chọn các gói cước bạn muốn sử dụng. Nhấn Đăng ký.
  • Sử dụng ứng dụng My Mobifone trên các thiết bị di động để quét mã QR hoặc hoàn thành bước này thông qua Facebook, Google và mã OTP.
  • Nhấn đồng ý để hoàn tất quá trình đăng ký. 

Tại Việt Nam và Nước ngoài

11. Tổng kết

Hi vọng rằng bài viết trên Viettuans.vn đã cung cấp đầy đủ cho bạn đọc những thông tin cần thiết về tính năng Wifi Roaming. Nếu còn bất kỳ vấn đề hay thắc mắc nào cần được giải đáp? Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123