Chọn MENU

Tổng hợp các loại phần mềm an ninh mạng mà bạn nên biết

Phần mềm an ninh mạng là 1 trong những thành phần không thể thiếu trong lĩnh vực quản lý bảo mật CNTT. Hiện nay, có hàng trăm ứng dụng bảo mật được các công ty an ninh mạng phát triển, từ phần mềm chống virus, mã hóa đến sao lưu dữ liệu. Tuy nhiên, các nhà cung cấp thường sử dụng những thuật ngữ không nhất quán. Tất cả những yếu tố này có thể gây khó khăn cho khách hàng trong việc tìm hiểu thị trường và lựa chọn giải pháp bảo mật tốt nhất cho doanh nghiệp của họ.Trong bài viết hôm nay, Việt Tuấn sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn chi tiết nhất về phần mềm an ninh mạng, bao gồm khái niệm, các loại hình ứng dụng cùng xu hướng an ninh, bảo mật trong năm nay. Bạn đọc hãy cùng tham khảo!

phan-mem-an-ninh-mang.jpg
Tổng hợp các loại phần mềm an ninh mạng mà bạn nên biết

1. Phần mềm an ninh mạng có những dạng nào?

Phần mềm an ninh mạng là một chủ đề có phạm vi khá rộng, bao gồm nhiều công cụ và nền tảng khác nhau. Dưới đây là một số danh mục chính bạn có thể tham khảo để lên kế hoạch triển khai cho hạ tầng bảo mật doanh nghiệp của mình.

gif-mui-tenTìm hiểu sâu hơn về an ninh mạng qua bài viết: An ninh mạng là gì? Những điều bạn cần biết về an ninh mạng

1.1 Phần mềm diệt virus

Phần mềm chống virus hay phần mềm diệt virus là một phần mềm an ninh mạng được người dùng cài đặt trên nhiều nền tảng thiết bị hiện nay, từ các nền tảng vật lý (Máy tính, laptop, điện thoại thông minh) cho đến các nền tảng công nghệ mới nhất hiện nay là ảo hóa và đám mây. Phần mềm chống virus được sinh ra để phát hiện, ngăn chặn và xóa bỏ các phần mềm độc hại, bao gồm cả ransomware, malware gây hại cho tài sản kỹ thuật số.

Phần mềm chống virus truyền thống sẽ quét các tệp hoặc thư mục dữ liệu để truy tìm phần mềm độc hại dựa trên cơ sở dữ liệu về các dạng tấn công đã hoặc chưa được xác minh từ nhiều nguồn.

phan-mem-diet-virus.jpg

Phần mềm diệt virus sẽ cho phép người dùng tự động hóa và lên lịch quét theo thời gian biểu được cài đặt từ trước. Qua đó, giảm bớt công việc đối với người sử dụng. Ngoài ra, quá trình quét chuyên sâu cũng hỗ trợ việc chạy dưới nền để tránh làm gián đoạn các ứng dụng đang hoạt động khác của người dùng.

Hiện nay, bạn có thể tải xuống 1 số phần mềm diệt virus hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên không thể tránh khỏi rủi ro bạn đang sử dụng 1 phần mềm rác, vô dụng, có thể ảnh hưởng tới hiệu suất hoặc xấu hơn là tạo nên lỗ hổng an ninh cho chính hệ thống cần được bảo vệ của bạn. 

Các doanh nghiệp hiện nay sẽ cần sử dụng các phần mềm diệt virus cao cấp, tới từ nhiều thương hiệu về an ninh mạng. Cơ sở dữ liệu về các hình thức tấn công virus mới sẽ được cập nhật thường xuyên hay nhiều tính năng & công nghệ phát hiện mối đe dọa cũng sẽ được cung cấp đầy đủ nếu bạn sử dụng các phần mềm trả phí.

Phần mềm diệt virus tốt nhất:

  • McAfee Total Protection
  • BitDefender Total Security
  • Trend Micro Maximum Security

gif-mui-tenĐọc thêm: TOP 7 mối đe dọa an ninh mạng thường trực trong thời đại 4.0 bạn nên biết

1.2 Phần mềm bảo mật điểm cuối

Phần mềm bảo vệ điểm cuối bảo vệ mạng TCP/IP bằng cách giám sát hoạt động và kiểm soát các yêu cầu truy cập từ các thiết bị (điểm cuối) trong hệ thống mạng. Thiết bị điểm cuối có thể bao gồm máy tính, laptop của nhân viên, điện thoại thông minh, máy in văn phòng hoặc phần cứng chuyên dụng như đầu đọc mã vạch và thiết bị đầu cuối POS.

Nền tảng bảo vệ điểm cuối (EPP) đảm bảo rằng mỗi điểm cuối đáp ứng các tiêu chí nhất định trước khi được cấp quyền truy cập vào mạng. Quá trình này sẽ bao gồm nhiều cơ chế kiểm soát khác nhau, bao gồm: Phát hiện, ngăn chặn virus, phần mềm tống tiền, giám sát thông tin user, bộ lọc web, bộ lọc nội dung. EPP cũng có thể bao gồm tính năng bảo vệ webcam để ngăn chặn hoạt động gián điệp hoặc bảo mật Internet để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công dựa trên trình duyệt.

phan-mem-bao-ve-dau-cuoi.jpg

Một số phần mềm còn bao gồm các tính năng đánh giá lỗ hổng nhằm tìm ra điểm yếu của điểm cuối và cung cấp các bản vá để khắc phục chúng.

Nền tảng bảo mật điểm cuối hàng đầu:

  • Avast One
  • ESET Smart Security Premium

1.3 Phần mềm ngăn ngừa mất dữ liệu

Phần mềm ngăn ngừa mất dữ liệu (DLP - Data loss prevention) được thiết kế để phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm phạm vào dữ liệu nhạy cảm của cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp. Qua đó, đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin ở trạng thái lưu trữ hoặc đang truyền tải. Nền tảng DLP có thể giám sát các điểm vào và ra của mạng, cơ sở dữ liệu lưu trữ, mạng và ổ đĩa để ngăn chặn rò rỉ dữ liệu do cố ý hoặc vô tình.

Sao lưu, mã hóa và kiểm soát truy cập là các tính năng quan trọng đối với các phần mềm Data loss prevention.

phan-mem-ngan-ngua-mat-du-lieu.jpg

Phần mềm ngăn ngừa mất dữ liệu hàng đầu

  • Symantec DLP
  • Forcepoint DLP
  • Viking Cloud

1.4 Phần mềm quản lý sự kiện và thông tin bảo mật (SIEM)

Phần mềm quản lý sự kiện và thông tin bảo mật (SIEM) tổng hợp dữ liệu từ hệ thống mạng của tổ chức để xác định và ứng phó với các mối đe dọa. SIEM thường áp dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning để xác định các điểm bất thường nhanh hơn và ngăn chặn các mối đe dọa gây ra nhiều thiệt hại. 

Phần mềm quản lý sự kiện và thông tin bảo mật SIEM có thể kết hợp cùng các phần mềm bảo mật khác trong hệ thống như tường lửa để thực thi các hành động ngăn chặn cuộc tấn công hay ngăn truy cập của các thiết bị không xác định.

Trí thông minh nhân tạo là thành phần quan trọng của phần mềm SIEM, thu thập dữ liệu từ tất cả các thiết bị điểm cuối, hệ điều hành và ứng dụng trên mạng để xác định các mối đe dọa tiềm ẩn và lập kế hoạch hành động cho các lớp bảo mật CNTT khác.

gif-mui-tenTìm hiểu thêm: DDoS là gì? Các loại tấn công DDoS và cách phòng tránh

phan-mem-quan-ly-su-kien.jpg

Công cụ SIEM hàng đầu:

  • Exabeam
  • Splunk
  • LogRhythm

1.5 Phần mềm quản lý thiết bị di động

Phần mềm quản lý thiết bị di động hay Mobile device management (MDM) là giải pháp bảo mật doanh nghiệp trong việc kiểm soát dữ liệu truyền tải trên các thiết bị cá nhân của nhân viên như điện thoại thông minh, Tablet sử dụng trong công việc, đồng thời cung cấp cho nhân viên quyền truy cập an toàn vào nội dung và ứng dụng của công ty.

Quản trị viên có thể sử dụng MDM để thực thi các chính sách cấp mật khẩu truy cập và mã hóa kết nối từ xa, chặn các thiết bị không xác định, kiểm soát website truy cập, đồng thời khóa hoặc xóa dữ liệu từ điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng từ xa trong trường hợp dữ liệu bị mất hoặc bị đánh cắp.

Một số nền tảng phần mềm cũng hỗ trợ tính năng phân vùng mã hóa để thiết lập 1 môi trường hoàn toàn khép kín chỉ để sử dụng tại công ty . Một số phần mềm MDM được bán dưới dạng ứng dụng độc lập, trong khi một số khác được tích hợp sẵn vào 1 hệ thống bảo mật đa tính năng (UTM).

Công cụ MDM hàng đầu:

  • ManageEngine Mobile Device Manager Plus
  • Sophos Mobile
  • VMware Workspace ONE

2. Một số tính năng phổ biến của các phần mềm an ninh mạng là gì?

Trước khi xem xét phần mềm cụ thể, bạn nên có kiến ​​thức làm việc về những tính năng có sẵn. Cùng với việc đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp, việc này có thể giúp bạn định hình các tiêu chí đầu tư và quyết định sản phẩm nào phù hợp nhất. Dưới đây là một số lĩnh vực chức năng phổ biến của các phần mềm an ninh mạng cấp doanh nghiệp:

2.1 Ngăn chặn phần mềm độc hại và phần mềm tống tiền

Virus là cách gọi chung được áp dụng đối với các loại phần mềm độc hại như mã độc, Trojan, phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo, phần mềm nagware, đánh cắp thông tin, lừa đảo tống tiền.

Tính năng phát hiện phần mềm độc hại sẽ xác định các mối đe dọa trên và ngăn chúng gây hại cho các thiết bị điểm cuối hoặc toàn bộ hạ tầng mạng của tổ chức. 

2.2 Mã hóa dữ liệu

Mã hóa dữ liệu sử dụng các thuật toán phức tạp để khiến dữ liệu quan trọng của người dùng không thể được giải mã bởi đối tượng tấn công hoặc tổ chức thứ 3. Cần phải có khóa giải mã duy nhất mới có thể giải mã được dữ liệu, quản trị viên có thể mã hóa cho từng tệp dữ liệu cụ thể hoặc toàn bộ thư mục hoặc cơ sở dữ liệu.

ma-hoa-thong-tin.jpg

2.3 Kiểm soát danh tính và truy cập

Kiểm soát truy cập mạng cho phép quản trị viên giới hạn khả năng truy cập của từng cá nhân người dùng vào từng phân vùng lưu trữ hay từng phân đoạn mạng riêng biệt. Kiểm soát danh tính và quyền truy cập dựa trên thông tin đăng nhập và cấp độ quyền truy cập của họ. Kiểm soát truy cập dựa trên vai trò cũng là 1 trong những thành phần quan trọng trong việc tuân thủ một số quy định ngành như HIPAA hoặc PCI-DSS. Khoảng 88% tất cả các vụ vi phạm dữ liệu xảy ra hiện nay đều do lỗi của con người. Vì vậy, việc kiểm soát danh tính và quyền truy cập có thể giúp hạn chế một lượng lớn rủi ro cho hạ tầng CNTT.

2.4 Sao lưu dữ liệu

Trong trường hợp xảy ra sự kiện thảm họa dữ liệu, lỗi hệ thống không thể khắc phục ở quy mô khổng lồ, việc sao lưu dữ liệu có thể là chìa khóa để phục hồi và giảm bớt thiệt hại của các sự kiện thảm họa dữ liệu. Phần lớn doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng các dịch vụ sao lưu của bên thứ ba trên các nền tảng lưu trữ đám mây hoặc máy chủ vật lý và hệ thống thiết bị lưu trữ NAS tại trụ sở chính.

nas-la-gi-7

2.5 Phân tích hành vi

Hành vi bất thường là cách để chúng ta phát hiện rủi ro và cảnh giác với những hành vi đó. Trong lĩnh vực bảo mật, phân tích hành vi là tính năng quan trọng được áp dụng trên các phần mềm an ninh mạng. Lấy 1 ví dụ đơn giản: Nếu một nhân viên chỉ truy cập dữ liệu công ty từ laptop trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, nhưng đột nhiên họ đăng nhập từ điện thoại thông minh vào lúc 2 giờ sáng Thứ Bảy, các công cụ bảo mật sẽ ngăn chặn và gắn cờ cho hành động này. Từ đó độ ngũ CNTT có thể kiểm tra và xác thực hành vi trên có độc hại hay không. Phân tích hành vi giúp các hệ thống bảo mật tìm ra các vi phạm mà các công cụ khác có thể coi là cách sử dụng hợp pháp.

3. Tổng kết

Trên đây là những thông tin bạn đọc cần biết về phần mềm an ninh mạng, hi vọng rằng sẽ hỗ trợ bạn trong việc tìm hiểu và nâng cao kiến thức về bảo mật mạng. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất của Việt Tuấn trong thời gian sắp tới trên trang chủ Viettuans.vn!

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123