Malware hay Malicious Software là một thuật ngữ chung để chỉ các hình thức xâm nhập dữ liệu, phá hoại hệ thống máy tính của người dùng. Chẳng hạn như: Virus, Worms, Trojan và các chương trình máy tính có hại khác đều là những dạng tấn công Malware phổ biến hiện nay. Vậy, những điều bạn cần biết về Malware là gì? Làm cách nào để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại. Bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết ngay sau đây của Việt Tuấn!
1. Malware là gì?
Malware là gì? Trả lời cho câu hỏi này: Malware là cách viết tắt của Malicious Software, chỉ chung các phần mềm độc hại gây nguy hại cho hệ thống máy tính của người dùng. Virus, Worm, trojan, Spyware là 1 trong những dạng Malware phổ biến hiện nay, phá hoại lớp bảo vệ của máy tính, từ đó chiếm quyền truy cập vào những dữ liệu quan trọng của người dùng. Đọc đến đây, chắc hẳn rằng bạn đọc sẽ nghĩ Virus và Malware là 2 khái niệm tương đồng. Về bản chất, Virus là một loại phần mềm độc hại Malware, mọi Virus đều là Malware. Tuy nhiên, Malware chưa chắc là Virus.
2. Các loại Malware phổ biến hiện nay
Để hiểu rõ Malware là gì, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về các dạng Malware phổ biến hiện nay được Việt Tuấn tổng hợp:
- Worm: Là một trong 3 phần mềm Malware phổ biến nhất (Worm, Virus, Trojan). Worm hoạt động độc lập, có khả năng tự tái tạo và tự lây lan từ máy tính này sang máy tính khác trong 1 mạng.
- Virus: Virus là dạng Malware có khả năng tự động thực thi hành động độc hại và xâm nhập hệ thống người dùng bằng cách lây nhiễm vào các chương trình hoặc các tệp trên hệ thống.
- Trojan: Đội lốt một chương trình phần mềm hợp pháp, đáng tin cậy. Sau đó, lừa người dùng tải xuống hoặc cài đặt, Trojan sẽ chiếm quyền truy cập vào hệ thống của nạn nhân để thực thi các hành động độc hại.
Virus, trojan và worm có thể chứa các Logic bomb, bí mật tạo ra một Backdoor trên hệ thống máy tính nhằm tự động cài đặt các phần mềm độc hại khác vào thiết bị từ một cách dễ dàng mà không có bất kỳ thông báo nào.
- Spyware: Phần mềm độc hại được kẻ tấn công sử dụng để theo dõi hoạt động, thu thập thông tin và dữ liệu quan trọng trên thiết bị của nạn nhân.
- Ransomware: Ransomware là 1 dạng Malware có khả năng mã hoá dữ liệu quan trọng. Từ đó, kẻ tấn công sẽ yêu cầu 1 khoản tiền chuộc từ người dùng, đổi lấy việc phục hồi dữ liệu bị mã hóa.
- Rootkit: Rootkit nhắm vào việc chiếm quyền truy cập, điều khiển cấp quản trị viên vào hệ thống người dùng nạn nhân, thông qua các phần mềm hợp pháp được yêu cầu cài đặt.
- Adware: là phần mềm độc hại, tự động phân phối quảng cáo để lừa người dùng nhấp vào. Từ đó, tải xuống tự động các phần mềm độc hại khác như Virus, Trojan, Spyware để phá hoại máy tính người dùng.
- Keylogger: là một phần mềm độc hại để theo dõi mọi hành động của người dùng trên máy tính.
- Phần mềm độc hại không cần tệp – Fileless malware: Phần mềm độc hại truyền thống thường lây nhiễm các hệ thống mới thông qua hệ thống tệp. Tuy nhiên, Fileless malware lại không trực tiếp sử dụng tệp hoặc hệ thống tệp để tiến hành lây nhiễm. Thay vào đó, chúng chỉ khai thác và phát tán trong bộ nhớ hoặc sử dụng các định dạng non-file OS như các registry keys, API hoặc công cụ được tích hợp trên Windows như Microsoft PowerShell. Vì vậy, các cuộc tấn công Fileless Malware rất khó để phát hiện và ngăn chặn.
- Phần mềm chống virus giả mạo – Fake-Antivirus Malware: Fake-Antivirus Malware là phần mềm Malware giả mạo phần mềm chống virus hợp pháp. Loại Malware này thường sẽ tạo ra các cảnh báo về việc máy tính của người dùng đang có vấn đề bảo mật. Vì vậy, phần mềm chống virus giả mạo sẽ tạo áp lực để người dùng mua bản quyền hoặc tải xuống phiên bản "đầy đủ" của phần mềm.
- Scarcare: Scarcare là dạng Malware nhắm tới nỗi sợ của người dùng để thực hiện các hành động phá hoại hệ thống. Scarcare sẽ giả mạo các cửa sổ Pop-up trên hệ điều hành, hiển thị các cảnh báo giả mạo cho biết hệ thống đang gặp vấn đề hỏng hóc trầm trọng cần xử lý.
- Man-In-The-Middle (MitM): MitM cho phép kẻ tấn công chiếm quyền kiểm soát một thiết bị mà người dùng không có kiến thức xử lý. Với MitM, kẻ tấn công có thể chặn và nắm bắt thông tin người dùng trước khi dữ liệu được chuyển tiếp đến đích. Các cuộc tấn công MitM thường được sử dụng để đánh cắp thông tin tài chính của nạn nhân..
- Man-In-The-Mobile (MitMo): Đây là một biến thể của Malware MitM, MitMo nhắm tới quyền kiểm soát thiết bị di động. Khi bị nhiễm Malware này, thiết bị di động của người dùng có thể bị khai thác thông tin nhạy cảm hoặc dữ liệu quan trọng để gửi về cho kẻ tấn công. ZeuS là một ví dụ điển hình của Malware MitMo, cho phép kẻ tấn công xem được tin nhắn SMS xác minh 2 bước được gửi cho người dùng trong quá trình xác minh một ứng dụng nào đó.
3. Làm cách nào để biết hệ thống bị nhiễm Malware
Làm cách nào để biết hệ thống bị nhiễm Malware? Nếu máy tính của bạn đang gặp phải 1 trong những biểu hiện ngay dưới đây thì hãy nhanh chóng hành động:
- CPU hoạt động ở mức cao bất thường.
- Máy tính bị chậm, lag, đơ.
- Máy tính gặp sự cố thường xuyên.
- Tốc độ duyệt web bị giảm xuống
- Kết nối mạng gặp vấn đề
- Các tập tin bị sửa đổi hoặc bị xóa.
- Xuất hiện các file, chương trình hoặc biểu tượng máy tính kỳ lạ.
- Có những process bất thường chạy trong nền Windows.
4. Malware có thể lây nhiễm hệ thống bằng cách nào?
Malware có thể lây nhiễm vào hệ thống máy tính thông qua vô vàn cách thức khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến nhất mà phần lớn người dùng hiện nay đang gặp phải:
- Phishing Email: Kẻ tấn công gửi email giả mạo từ những nguồn đáng tin cậy, thường là các tổ chức hoặc cá nhân mà người dùng tin tưởng hoặc quen biết. Từ đó, yêu cầu người dùng nhấp vào các đường liên kết hoặc tải xuống các tệp đính kèm có chứa Malware.
- Truy cập Websites độc hại: Các trang web độc hại có thể chứa hầu hết mọi dòng Malware hiện nay. Khi người dùng truy cập vào các trang này hoặc tương tác với quảng cáo trên trang, Malware có thể được tải xuống và cài đặt trên máy tính của họ 1 cách tự động mà không cần sự chấp thuận.
- Quảng cáo độc hại: Một số quảng cáo trên các trang web có thể chứa liên kết hoặc mã độc tải xuống và cài đặt tự động khi người dùng nhấp vào chúng.
- Phần mềm độc hại tích hợp: Phần mềm độc hại có thể được đóng gói cùng với phần mềm hợp pháp trong gói cài đặt. Khi người dùng không nhận ra điều này khi cài đặt, vô hình chung Malware cũng được cài vào hệ thống.
- Kết nối USB và thiết bị di động: Malware có thể lây nhiễm qua việc kết nối USB hoặc thiết bị di động với máy tính, đặc biệt là khi chúng chứa các tệp độc hại.
- Exploiting Security Vulnerabilities: Kẻ tấn công có thể tận dụng các lỗ hổng bảo mật trong hệ điều hành hoặc phần mềm để lây lan Malware vào hệ thống.
- Backdoors và Remote Access Trojans (RATs): Phần mềm độc hại có thể cài đặt backdoors hoặc RATs trên hệ thống máy tính, cho phép kiểm soát từ xa hệ thống mà không cần sự chấp thuận của người dùng.
5. Làm thế nào để ngăn chặn Malware
Đứng trước những vấn đề trên, câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để ngăn chặn Malware. Bạn đọc có thể tham khảo ngay sau đây:
- Cài đặt phần mềm AntiVirus: Phần mềm chống virus với các tính năng phát hiện IPS, quét chuyên sâu sẽ phát hiện và loại bỏ các phần mềm độc hại khỏi máy tính của bạn. Các phần mềm diệt virus hiện nay cung cấp cho người dùng các tính năng giám sát, bảo vệ thời gian thực để ngăn chặn các mối đe dọa khi bạn lướt web hoặc tải xuống tệp.
- Cài đặt phần mềm từ nguồn đã biết: Điều này giúp đảm bảo rằng bạn chỉ cài đặt phần mềm từ các nguồn đáng tin cậy và tránh được việc cài đặt phần mềm giả mạo hoặc chứa phần mềm độc hại.
- Cập nhật hệ điều hành: Việc cập nhật hệ điều hành đảm bảo rằng hệ thống của bạn đang chạy phiên bản phần mềm mới nhất, bao gồm các bản vá lỗ hổng hệ thống cùng các cập nhật bảo mật, giúp bảo vệ hạ tầng CNTT của bạn khỏi các rủi ro bị tấn công bởi các hacker.
- Cập nhật bản vá phần mềm: Ngoài việc cập nhật hệ điều hành, việc cập nhật phiên bản mới nhất của các phần mềm khác như trình duyệt web, ứng dụng văn phòng, và các ứng dụng khác cũng rất quan trọng. Điều này giúp ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật tới từ ứng dụng và giảm nguy cơ bị tin tặc khai thác.
6. Tổng kết
Trên đây là những thông tin quan trọng về Malware là gì được Việt Tuấn tổng hợp để gửi đến bạn. Hiểu rõ các hình thức tấn công bằng phần mềm độc hại Malware sẽ giúp bạn trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời rủi ro hỏng hóc hệ thống, thảm họa dữ liệu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về Malware, bạn đọc hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được các chuyên gia Việt Tuấn hỗ trợ giải đáp. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất của Việt Tuấn trong thời gian sắp tới!
Bài viết hay, rất hữu ích.