Chọn MENU

Những lý do doanh nghiệp nên chuyển sang mạng 100 GbE?

Mạng doanh nghiệp ngày nay tồn tại rất nhiều thách thức và khó khăn trong việc theo kịp tốc độ phát triển của quy mô doanh nghiệp, tình hình kinh doanh, vốn bị ảnh hưởng bởi số lượng nhân sự và thiết bị mạng được sử dụng trong tổ chức. Các ứng dụng thoại, video và điện toán đám mây đã và đang tiêu tốn rất nhiều băng thông, các tiêu chuẩn mạng không dây Wifi mới sẽ tiếp tục gây áp lực cho cơ sở hạ tầng đã và đang lỗi thời dần tại 1 số doanh nghiệp hiện nay. Một bước chuyển đổi mới cực kỳ cần thiết sẽ thay đổi hoàn toàn cục diện chính là việc doanh nghiệp sẽ dần nâng cấp hạ tầng thiết bị mạng để hướng tới tiêu chuẩn mạng 100GbE. Vậy lý do tại sao doanh nghiệp nên chuyển sang mạng 100 GbE? Hãy cùng khám phá ngay!

ly-do-doanh-nghiep-nen-chuyen-sang-mang-100gbe-4.jpg

Thách thức các doanh nghiệp đang gặp phải

Các doanh nghiệp hiện nay đang phải chịu rất nhiều thách thức và khó khăn trong việc nâng cấp hạ tầng mạng trong thời đại 4.0. Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự gia tăng và áp dụng rộng rãi những gì mà tổ chức IDC gọi là công nghệ Nền tảng thứ 3 - 3rd Platform Technologies. 

Khái niệm này sẽ bao gồm: Nhu cầu kết nối di động mọi lúc mọi nơi, sự phát triển của các ứng dụng dịch vụ dựa trên đám mây và công nghệ IoT. Những yếu tố này đã và đang thúc đẩy doanh nghiệp cân nhắc đầu tư vào hạ tầng chuyển mạch Gigabit Ethernet tốc độ cao. Trong khi nhiều doanh nghiệp đã tiêu chuẩn hóa hạ tầng mạng lõi 1GbE, 10GbE và 40GbE thì các thiết bị và ứng dụng mạng ngày nay ngày càng yêu cầu hạ tầng lên tới 100GbE để đạt được hiệu suất hoạt động cao nhất. 

Hiện nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng lựa chọn nền tảng quản lý tập trung các chính sách có dây và không dây với sự đơn giản hóa và linh hoạt. Cũng như các biện pháp kiểm soát chất lượng bảo mật, kiểm soát truy cập và phân tích mạng nâng cao. 

Phải đối mặt cùng lúc với rất nhiều thách thức và khó khăn kể trên, đã đến lúc để doanh nghiệp hướng tới việc thúc đẩy đầu tư vào hạ tầng mạng trên quy mô rộng lớn trong thời gian sắp tới.

ly-do-doanh-nghiep-nen-chuyen-sang-mang-100gbe.jpg

Điểm yếu của mạng doanh nghiệp hiện nay

Mạng doanh nghiệp hiện nay tồn tại những điểm yếu nhất định, song có lẽ nổi bật nhất chính là yếu tố về khả năng chịu tải trước nhu cầu kết nối của hàng ngàn nhân sự. Mỗi nhân viên có từ 2 ~ 3 thiết bị cá nhân, bạn có thể tính ra mật độ thiết bị tại các doanh nghiệp lớn với quy mô nhân sự lên tới hàng ngàn user. Sẽ thực sự là 1 con số khổng lồ, không ngừng tăng lên khi quy mô doanh nghiệp lớn dần.

Bên cạnh đó, các ứng dụng, dịch vụ mạng hiện nay đã và đang ngốn nhiều băng thông hơn, điển hình như nền tảng cộng tác video online, Livestream bán hàng hay những hội nghị trực tuyến với hàng nghìn người tham gia. Sự ra đời của công nghệ Wifi 6 IEEE 802.11ax nhằm cải thiện tốc độ mạng không dây trong doanh nghiệp, cho phép xử lý số lượng lớn kết nối user cùng lúc với sự ổn định. 

Những tiến bộ mới về công nghệ không chỉ giúp nâng cao hiệu suất kinh doanh của tổ chức mà còn tạo ra áp lực lớn lên hạ tầng mạng của các tổ chức hiện nay. Để bắt kịp những tiến bộ về công nghệ này, các doanh nghiệp đã cải tiến hạ tầng cơ sở trong một thời gian dài, chuyển đổi từ tiêu chuẩn Gigabit Ethernet sang Multi Gigabit Ethernet đối với các lớp mạng truy cập (Access Layer). Đồng thời chuyển đổi sang 40GbE và 100GbE đối với các lớp mạng tổng hợp và lớp mạng lõi. 

Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong những năm tới. Ngay cả khi đầu tư vào các nền tảng chuyển mạch mới đã được thực hiện, các doanh nghiệp vẫn muốn tận dụng lại kết cấu mạng truyền thống, bao gồm cả cơ sở hạ tầng thiết bị và dây cáp hiện có.

Những thách thức hiện tại đang thúc đẩy một làn sóng mới vào việc cải tổ hoàn toàn hạ tầng mạng doanh nghiệp để theo kịp nhu cầu kết nối đang phát triển liên tục không ngừng nghỉ. 

Khi lên kế hoạch cho những khoản đầu tư này, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu khắt khe về giá trị lâu dài mà hệ thống mạng thế hệ mới có thể mang lại, hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong thập kỷ tới.

Xu hướng phát triển hạ tầng mạng tại các doanh nghiệp hiện nay

Những lý do doanh nghiệp nên chuyển sang hạ tầng mạng 100GbE có thể kể đến như:

  • Các tổ chức cần hạ tầng mạng có khả năng cung cấp mức tốc độ truyền tải và hiệu suất băng thông mạnh mẽ hơn. Hiện nay, các bộ chuyển mạch lõi tiêu chuẩn 10GbE không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu kết nối tại các tổ chức hiện nay. Các nền tảng 25GbE, 40GbE và 100GbE là lựa chọn lý tưởng cần được cân nhắc.
  • Khi các nền tảng hạ tầng mới được triển khai, bảo mật là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Các nền tảng chuyển mạch hiện đại sẽ hỗ trợ nhiều tính năng và công nghệ bảo mật nâng cao, bao gồm: Tiêu chuẩn mã hóa AES-NI 128/256, DHCP snooping, kiểm tra gói sâu DPI, Kiểm tra ARP, quản lý địa chỉ MAC và bảo vệ chống lại các hình thức tấn công DoS & DDoS.
  • Tính sẵn sàng cao cùng khả năng mở rộng cũng là những tiêu chí được quan tâm. Các hạ tầng chuyển mạch thế hệ mới hiện nay đều hỗ trợ khả năng phục hồi linh hoạt, chuyển đổi dự phòng nhanh chóng, nâng cấp phần mềm trong dịch vụ (ISSU - In-Service Software Upgrade) và nâng cấp linh kiện phần cứng.
  • Các chủ doanh nghiệp đã và đang cân nhắc đầu tư vào những nền tảng quản trị tích hợp, hỗ trợ quản lý đồng thời các hạ tầng mạng có dây và không dây. Những nền tảng này sẽ cần đảm bảo nhiều yếu tố về: Giao diện trực quan dễ sử dụng, kho tính năng quản lý phong phú (xác thực, cấu hình chính sách truy cập của người dùng và thiết bị, tự động tối ưu, phân tích và kiểm soát bảo mật)
  • Các doanh nghiệp đang tìm cách điều chỉnh mạng lưới để đáp ứng nhu cầu cụ thể của mình. Cơ sở hạ tầng mạng doanh nghiệp hiện đại do đó các thành phần phải có thể xếp chồng lên nhau, có thể mở rộng và linh hoạt. Các thiết bị chuyển mạch lõi và tổng hợp có thể xếp chồng lên nhau tăng lên năng lực và thuận tiện cho việc quản lý tập trung và không nhất thiết phải đặt ở cùng một nơi.
  • Trong những năm gần đây, sự xuất hiện nhiều hơn của các nền tảng quản lý đám mây cho phép doanh nghiệp giám sát và phân tích tập trung hệ thống mạng của họ một cách dễ dàng và linh hoạt hơn rất nhiều. Nền tảng quản lý đám mây là giải pháp lý tưởng thường được sử dụng bởi các tổ chức có đội ngũ nhân viên CNTT tinh gọn hoặc các mô hình doanh nghiệp đa chi nhánh cần để được quản lý tập trung.
  • Một trong những ưu điểm của nền tảng quản lý đám mây chính là mang lại cho doanh nghiệp chính là khả năng chuyển đổi từ mô hình mua sắm dựa trên vốn cố định (capex) sang mô hình mua sắm dựa trên chi phí hoạt động (opex). Điều này cho phép tổ chức giới hạn chi phí thanh toán dựa trên lưu lượng quản lý mạng mà họ thực sự cần. Một điểm đáng chú ý khác là các nhà cung cấp dịch vụ đang phát triển rộng rãi mô hình thanh toán Trả tiền khi sử dụng (Pay-as-you-go) cho các nền tảng được quản lý tại chỗ (on-premises), mang lại sự linh hoạt và hiệu quả chi phí trong quản lý mạng.

ly-do-doanh-nghiep-nen-chuyen-sang-mang-100gbe-2.jpg

Một số mô hình mạng doanh nghiệp tiêu biểu hiện nay

Mô hình mạng sử dụng giao thức Multi-chassis trunking (MCT)

Trong kiến trúc này, hai thiết bị chuyển mạch riêng biệt được kết nối để tạo thành một cụm thiết bị logic duy nhất, có cấu trúc spine-leaf mở rộng đến các tầng tổng hợp và truy cập.Thiết lập cơ chế Active-Active giúp tiết kiệm chi phí cùng khả năng mở rộng linh hoạt cho các mạng doanh nghiệp quy mô lớn.

Mô hình Stacking

Thiết kế kiến trúc này kết nối tới hàng chục thiết bị chuyển mạch tương tự, có thể được quản lý tập trung bởi một địa chỉ IP duy nhất, tạo ra kiến trúc hoạt động ở chế độ dự phòng. Điểm mấu chốt của kiến trúc này chính là việc các thiết bị chuyển mạch không cần phải hỗ trợ Stacking về mặt vật lý. các thiết bị chuyển mạch trong hệ thống có thể cách nhau tới 10km nhưng vẫn được kết nối ảo và được quản lý tập trung. Thiết lập này lý tưởng cho nhiều mạng khác nhau, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn.

ly-do-doanh-nghiep-nen-chuyen-sang-mang-100gbe-3.jpg

Mô hình Creating a campus fabric

Trong mô hình này, tối đa 36 thiết bị chuyển mạch có thể được kết nối ảo để tạo thành một hệ thống mạng tầm trung. Mô hình này sẽ bao gồm các mô hình switch khác nhau, mang lại tính linh hoạt cùng khả năng mở rộng cho các quy mô doanh nghiệp từ nhỏ - lớn hiện nay.

Switch Ruckus - Bộ chuyển mạch phù hợp cho nhiều doanh nghiệp hiện nay

Hãng thiết bị mạng Ruckus đã cho ra mắt dòng thiết bị chuyển mạch Switch ICX 7850, kết hợp đầy đủ xu hướng về hạ tầng chuyển mạch thế hệ mới. ICX 7850 là bộ chuyển mạch hiệu suất cao, mang tới sự linh hoạt trong việc quản lý hạ tầng chuyển mạch của doanh nghiệp hiện nay. Dòng sản phẩm Switch Ruckus ICX 7850 hỗ trợ tiêu chuẩn mã hóa MAC AES-NI 256, dự phòng nguồn kép và sử dụng dây cáp Ethernet tiêu chuẩn.

Các mẫu sản phẩm switch Ruckus ICX 7850 khách hàng có thể lựa chọn như:

  • ICX7850-32Q: Cung cấp 32 cổng 40/100GbE QSFP28 ports. Thông lượng chuyển mạch tối đa 6.4 Tbps.
  • ICX7850-48FS: Cung cấp 48x 1/10GbE SFP+, 8x 40/100 QSFP28 ports. Thông lượng chuyển mạch 2.56 Tbps.
  • ICX7850-48F: Cung cấp 8x 1/10/25GbE SFP28 port và 8x 40/100 QSFP28 ports. Thông lượng chuyển mạch 4 Tbps.

Tổng kết

Bài viết đến đây là kết thúc, hi vọng rằng bạn đọc đã có những thông tin bổ ích và hấp dẫn về xu hướng chuyển đổi hạ tầng mạng sang 100GbE tại các doanh nghiệp hiện nay. Với sự phát triển không ngừng về quy mô nhân sự, số lượng thiết bị kết nối cùng yêu cầu về băng thông của các dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đầu tư vào hệ thống mạng hiệu suất cao là giải pháp hàng đầu được các doanh nghiệp chú trọng. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất về công nghệ sẽ được đăng tải trên Viettuans.vn trong thời gian sắp tới!

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123