Chọn MENU

10 cách kích sóng Wifi giúp nâng cao trải nghiệm internet

Hướng dẫn kích sóng Wifi chi tiết nhất sẽ được cung cấp đầy đủ trong bài viết ngay sau đây. Nếu bạn đọc đang gặp các vấn đề về đường truyền Wifi không phủ sóng rộng hay mất kết nối tại nhiều vị trí trong nhà/văn phòng? Hãy cùng Viettuans.vn tham khảo ngay!

1. Bộ kích sóng Wifi là gì?

Bộ kích sóng Wifi hay Wifi Repeater là dòng thiết bị hỗ trợ mở rộng vùng phủ sóng mạng không dây Wifi bằng cách nhận tín hiệu Wifi hiện có rồi khuếch đại phạm vi phủ sóng xa hơn. Qua đó mở rộng phạm vi mà các thiết bị điện tử có thể thu được sóng Wifi và đảm bảo được sự ổn định đường truyền. 

Có thể giải thích đơn giản, trước đây việc sử dụng router chỉ có thể truyền sóng Wifi trong phạm vi nhà bếp. Tuy nhiên khi sử dụng thêm bộ kích sóng không dây bạn có thể sử dụng Wifi ở tất cả các phòng trong nhà.

Bộ kích sóng Wifi là gì
Bộ kích sóng Wifi giúp mở rộng vùng phủ sóng mạng không dây wifi

Bộ kích sóng Wifi có tác dụng gì?

Bộ kích sóng Wifi có tác dụng gì? Trên thực tế, Wifi Repeater mang tới những lợi ích như:

  • Cải thiện tín hiệu sóng Wifi mạnh và ổn định hơn.
  • Mở rộng phạm vi phủ sóng Wifi trên diện tích rộng và xa hơn trước đây.
  • Đảm bảo khả năng truy cập của nhiều thiết bị trong phạm vi phủ sóng.
  • Tiết kiệm chi phí thay vì đầu tư thêm modem hay router Wifi.

2. Các thức hoạt động của thiết bị kích sóng Wifi

Thiết bị kích sóng Wifi một thiết bị tương đối nhỏ có thể được cắm đơn giản vào ổ cắm điện thông thường mà không cần lắp ráp hay cấu hình quá phức tạp. Cách thức hoạt động của thiết bị kích sóng Wifi khá đơn giản: Nhận tín hiệu từ nguồn phát của modem phát wifi hay router cân bằng tải sau đó sẽ phát lại sóng Wifi đó với độ bao phủ và khuếch tán rộng hơn. 

Thiết bị kích sóng Wifi giúp cho việc kết nối mạng của bạn trở nên dễ dàng hơn, cực kỳ phù hợp với những ngôi nhà cao tầng mà không phải nâng cấp hay tốn thêm chi phí cho 1 bộ modem và router cho từng tầng.

huong-dan-kich-song-wifi-2.jpg
Modem phát wifi

3. Bộ kích sóng Wifi có tốt không? 

Có rất nhiều thắc mắc liệu bộ kích sóng Wifi có tốt không hay bộ kích sóng Wifi có hiệu quả không. Để trả lời các câu hỏi trên, bạn cần tham khảo ưu/nhược điểm của thiết bị này. Ưu điểm của Wifi Repeater có thể kể đến như:

  • Mở rộng phạm vi sóng Wifi: Bộ kích sóng Wifi giúp mở rộng phạm vi sóng Wifi trong nhà hoặc văn phòng, giúp cho người dùng có thể sử dụng Wifi ở những nơi trước đây không có sóng hoặc sóng yếu.
  • Dễ sử dụng: Bộ kích sóng Wifi thường có thiết kế đơn giản và dễ sử dụng. Bạn chỉ cần cắm nó vào ổ điện và cấu hình một số thông số cơ bản là có thể sử dụng được.
  • Tiết kiệm chi phí: Bộ kích sóng Wifi thường có giá thành rẻ hơn so với việc mua một bộ định tuyến Wifi mới. Do đó, việc sử dụng bộ kích sóng Wifi là một cách tiết kiệm chi phí để mở rộng phạm vi sóng Wifi.
  • Không cần mua thêm dây cáp: Bạn không cần phải kéo thêm dây cáp để kết nối bộ kích sóng Wifi với định tuyến Wifi. Điều này giúp giảm thiểu việc phải bố trí lại vị trí của các thiết bị mạng trong nhà và tối ưu chi phí và thời gian lắp đặt.
Ưu điểm của Wifi Repeater
Wifi Repeater mang lại rất nhiều ưu điểm cho người dùng

Tuy nhiên đi đôi với ưu điểm thì bộ kích sóng Wifi vẫn tồn tại một số điểm yếu như:

  • Hạn chế băng thông: Bộ kích sóng Wifi hoạt động bằng cách nhận tín hiệu không dây từ mạng Wifi hiện có, sau đó phát lại như một mạng mới với phạm vi rộng hơn. Cách hoạt động này có thể làm giảm băng thông, có nghĩa là tốc độ kết nối internet của bạn có thể chậm hơn khi bạn kết nối với bộ kích sóng Wifi.
  • Nhiễu tín hiệu: Bộ kích sóng Wifi có thể gây nhiễu với các mạng Wifi khác đang hoạt động cùng băng tần. Điều này có thể dẫn đến hiệu suất tốc độ kết nối internet không cao gây ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng.
  • Phạm vi giới hạn: Phạm vi của bộ kích sóng Wifi có thể bị giới hạn bởi sức mạnh của tín hiệu Wifi gốc. Nếu tín hiệu Wifi gốc quá yếu, bộ kích sóng chắc chắn không thể cung cấp tín hiệu mạnh cho các thiết bị ở xa.
  • Cài đặt phức tạp: Một số bộ kích sóng Wifi cấu hình khá phức tạp, đặc biệt là đối với người dùng phổ thông không có nhiều kiến thức về cài đặt thiết bị mạng.
  • Rủi ro an ninh: Bộ kích sóng Wifi có thể tăng rủi ro xâm nhập an ninh khi tín hiệu mạng Wifi vượt ra ngoài phạm vi của mạng gốc. Người dùng không xác định có ý đồ xấu sẽ có cơ hội để tìm cách truy cập vào mạng của bạn.

gif-mui-ten.gif

 Xem thêm bài viết liên quan: WiFi 6 là gì? 7 ưu điểm nổi bật của chuẩn WiFi 6 bạn cần biết.

4. Có nên mua bộ kích sóng Wifi?

Có nên mua bộ kích sóng Wifi? Câu trả lời là Có. Bộ kích sóng Wifi có thể cải thiện phạm vi phát sóng của mạng Wifi cũ lên rất nhiều lần, đặc biệt đối với các nhà có nhiều tầng, nhà có nhiều phòng, diện tích lớn. Bộ kích sóng Wifi giúp giải quyết tình trạng kết nối internet không ổn định, mở rộng khu vực phủ sóng để nhiều thiết bị có thể truy cập.

5. Hướng dẫn kích sóng Wifi chi tiết nhất

Sau khi đã nắm rõ Wifi Repeater là gì? Bạn đọc có thể tham khảo hướng dẫn kích sóng Wifi chi tiết nhất đã được Viettuans.vn tổng hợp:

5.1 Hướng dẫn kích sóng Wifi sử dụng Wifi Repeater Xiaomi

Xiaomi là hãng công nghệ không còn quá xa lạ với người dùng hiện nay. Việc sử dụng bộ kích sóng Wifi Xiaomi khá đơn giản, bạn đọc có thể tham khảo:

Bước 1: Đăng ký tài khoản Xiaomi tại website https://account.xiaomi.com/pass/register

Bước 2: Tải ứng dụng MiHome về điện thoại từ App Store hoặc CH play.

kích sóng Wifi sử dụng Wifi Repeater Xiaomi

Bước 3: Tại giao diện chính của ứng dụng, đăng nhập bằng tài khoản Xiaomi đã tạo ở bước 1.

kích sóng Wifi sử dụng Wifi Repeater Xiaomi

Bước 4: Sau khi đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký, bước tiếp theo bạn cần Add device thiết bị Wifi Repeater và cài đặt bộ kích sóng. Trong trường hợp không quét được thiết bị, bạn cần cài đặt thủ công bằng Add manually.

kích sóng Wifi sử dụng Wifi Repeater Xiaomi

Bước 5: Lựa chọn Bộ khuếch đại Wifi để tiến hành ghép nối với thiết bị thông qua điện thoại của bạn. Tiếp tục nhấn Next và điền thông tin Wifi gốc bạn đang sử dụng.

kích sóng Wifi sử dụng Wifi Repeater Xiaomi

Sau khi cấu hình thành công, một tín hiện Wifi mới xuất hiện với tên Xiaomi Repeater hoặc tên khác tùy vào cách bạn đặt tên. Lúc này, bạn chỉ cần truy cập vào mạng Wifi này và bộ kích sóng Wifi Xiaomi sẽ tự động thiết lập.

5.2 Hướng dẫn sử dụng kích sóng Wifi TP-Link

TP-Link cũng là một cái tên khá nổi tiếng tại thị trường thiết bị mạng tại Việt Nam, hướng dẫn kích sóng Wifi sử dụng TP-Link Wifi Repeater khá đơn giản:

Bước 1: Kết nối thiết bị với ổ cắm, mặc định khi khởi động, bộ kích sóng TP-Link sẽ tự động hình thành một địa chỉ truy cập Wifi không có mật khẩu và thường có tên theo dạng TPLINK_Extender_XXXXXX.http://tplinkRepeater.net

kích sóng Wifi TP-Link

Bước 2: Truy cập vào để đăng nhập hoặc tạo tài khoản mới nếu bạn chưa có. Nhớ tick chọn Region là Việt Nam và nhấn Next để chuyển tới các bước tiếp theo.

kích sóng Wifi TP-Link

Bước 3: Danh sách các mạng Wifi khả dụng tại khu vực sẽ hiện ra. Chọn địa chỉ Wifi gốc và nhập mật khẩu hiện tại để kết nối. Lưu ý kiểm tra lại các thông số và điều chỉnh cài đặt nếu cần. Để kết thúc bạn hãy nhấn Finish. 

5.3 Hướng dẫn sử dụng bộ kích sóng Wifi Totolink 

Thiết bị mạng Totolink là dòng sản phẩm tiêu biểu đến từ hãng Zioncom của Taiwan. Bộ kích sóng Wifi Totolink hiện được sử dụng bởi rất nhiều người vì quá trình cài đặt đơn giản và hiệu quả cao trong việc kích sóng. Bạn đọc có thể tham khảo hướng dẫn kích sóng Wifi với Totolink ngay sau đây:

Bước 1: Kết nối bộ kích sóng Totolink với nguồn điện. Sau đó kết nối điện thoại hay laptop với địa chỉ truy cập mới được sinh ra để chuẩn bị cho quá trình cấu hình.

Bước 2: Tùy vào từng sản phẩm, nhà sản xuất sẽ ghi chú địa chỉ truy cập và tài khoản mặc định để cấu hình trên vỏ hộp hoặc mặt sau của thiết bị.

Bước 3: Truy cập vào địa chỉ được cung cấp và nhấn chọn Extender Mode. Lúc này bộ kích sóng sẽ quét ra các mạng Wifi khả dụng. 

Bước 4: Hãy lựa chọn mạng Wifi bạn cần kích sóng, lúc này bạn cần chú ý các phần chỉnh sửa sau:

  • Mật khẩu Wifi gốc: Bạn cần nhập chính xác mật khẩu Wifi gốc.
  • Lựa chọn 1 trong 2 options: Giữ mật khẩu và tên của thiết bị Wifi gốc cho thiết bị Wifi Repeater hoặc thay đổi mật khẩu và tên của bộ kích sóng Wifi.
  • Nếu bạn lựa chọn options 2 thay đổi thông tin truy cập của bộ kích sóng. Hãy thay đổi theo ý muốn và chọn Connect. Quá trình cài đặt sẽ mất từ 30s.

6. 10 cách tăng tín hiệu wifi không cần dùng thiết bị kích sóng

Tín hiệu wifi yếu có thể gây ra sự cố kết nối, giảm tốc độ mạng và gây khó chịu cho người dùng. Đừng lo có nhiều cách để tăng cường tín hiệu wifi, từ thay đổi cách đặt modem wifi đến sử dụng các thiết bị kích sóng. Sau đây Viettuans.vn sẽ tìm hiểu về 10 cách tăng cường tín hiệu wifi để nâng cao chất lượng và phạm vi phủ sóng của mạng Wifi.

6.1 Kiểm tra lại kết nối internet

Trước khi nhận định rằng wifi bị lỗi, hãy chắc chắn rằng internet vẫn hoạt động bình thường. Kiểm tra bằng cách kết nối máy tính trực tiếp với router bằng cáp Ethernet. Chạy phần mềm kiểm tra tốc độ mạng để kiểm tra tốc độ của đường truyền internet. Nếu tốc độ đường truyền không tương ứng với gói tốc độ internet mà bạn đã đăng ký, bạn có thể gọi nhà cung cấp dịch vụ internet hoặc thay thế bộ định tuyến hay modem.

Nếu tốc độ đường truyền internet tương ứng với gói mà bạn đã đăng ký, nhưng truy cập internet vẫn chậm, thì đã đến lúc bạn cần nâng cấp gói internet của mình.

Trước tiên, bạn cần kiểm tra tốc độ mạng internet xem đã đúng với gói cước đã đăng ký chưa
Trước tiên, bạn cần kiểm tra tốc độ mạng internet xem đã đúng với gói cước đã đăng ký chưa

Sau khi kiểm tra tốc độ internet vẫn bình thường, hãy thử kết nối wifi và đứng gần modem wifi. Nếu đứng gần modem kiểm tra tốc độ đúng theo gói internet đăng ký nhưng những vị trí khác trong nhà tốc độ lại chậm hơn thì nguyên nhân chính là do vùng phát sóng của modem wifi. Ngược lại, nếu bạn đã đứng gần modem mà tốc độ truy cập vẫn chậm thì có thể nguyên nhân là do thiết bị phát wifi của bạn đã quá cũ và cần phải nâng cấp.

gif-mui-tenNếu bạn chưa biết về internet, tham khảo ngay bài viết: 4 cách kiểm tra tốc độ wifi mới nhất mà bạn nên biết.

6.2 Lựa chọn vị trí đặt thiết bị định tuyến phù hợp

Vị trí đặt modem wifi sẽ ảnh hưởng đến phạm vi phủ sóng của wifi. Ví dụ, đặt trong tủ kỹ thuật mạng, cạnh cửa sổ gần đầu dây cáp có vẻ hợp lý nhưng chưa chắc lúc nào cũng đúng. Sau đây là một số chú ý mà bạn có thể tham khảo:

  • Để tín hiệu wifi phát ra đều, hãy đặt modem wifi ở những vị trí ít vật cản hay vách tường. Do vật cản hay vách tưởng sẽ ảnh hướng đến độ rộng của sóng wifi.
  • Nếu muốn sóng wifi có thể phủ khắp ngôi nhà, bạn có thể đặt bộ định tuyến ở giữa nhà.
  • Loại bỏ ít nhất một vách tường giữa không gian làm việc và modem wifi có thể giúp tốc độ đường truyền internet cải thiện hơn.
  • Tránh sử dụng các thiết bị điện tử hoặc thiết bị gia đình nặng, do khi hoạt động gần nhau, sóng của các thiết bị này có thể ảnh hưởng đến tín hiệu wifi.
  • Nếu modem wifi có ăng-ten bên ngoài, hãy để ăng-ten theo phương thẳng đứng để tăng phạm vi phủ sóng.
  • Đặt thiết bị phát sóng wifi cao trên tường hoặc trên kệ để tín hiệu tốt hơn.

Ngoài ra, còn có rất nhiều công cụ giúp bạn kiểm tra được phạm vi phủ sóng của wifi. Bạn có thể tham khảo các thiết bị như Heatmapper của Ekahau hoặc inSSIDer của MetaGeek. Với các thiết bị này, bạn có thể biết được vị trí sóng yếu và sóng mạnh trong nhà mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng di động như WiFi Analytics của Netgear để kiểm tra phạm vi sóng wifi.

Sử dụng ứng dụng WiFi Analytics để kiểm tra phạm vi sóng wifi
Sử dụng ứng dụng WiFi Analytics để kiểm tra phạm vi sóng wifi

6.3 Lựa chọn băng tần phù hợp

Hiện nay có 2 loại băng tần thông dụng nhất đối với các thiết bị thu phát Wifi là 2.4GHz và 5.0GHz. Tùy vào vị trí bạn sử dụng trong nhà hay văn phòng bạn có thể lựa chọn một trong 2 băng tần trên để đảm bảo phạm vi phát sóng và tốc độ truyền mạng.

Không chỉ có tốc độ nhanh hơn, băng tần 5GHz cũng giảm thiểu nhiễu từ các mạng wifi và thiết bị khác bởi tần số này không được sử dụng phổ biến như băng tần 2.4GHz. Tuy nhiên, băng tần 5GHz không xuyên được vật cản và khoảng cách như 2.4GHz, nên tín hiệu sẽ không thể phủ xa bằng tín hiệu 2.4GHz.

Lựa chọn băng tần phù hợp sẽ giúp cải thiện tốc độ và hiệu suất của wifi
Lựa chọn băng tần phù hợp sẽ giúp cải thiện tốc độ và hiệu suất của wifi

Hầu hết các router hai băng tần hiện đại đều cho phép bạn sử dụng cùng một tên mạng (SSID) cho cả hai băng tần. Hãy kiểm tra giao diện quản trị của router, tìm tùy chọn mạng 5GHz và đặt cùng một SSID và mật khẩu như mạng 2.4GHz. Như vậy, thiết bị sẽ tự động chọn tín hiệu tốt nhất mỗi khi có thể.

Lựa chọn băng tần trong giao diện quản trị của wifi phù hợp với nhu cầu sử dụng
Lựa chọn băng tần trong giao diện quản trị của wifi phù hợp với nhu cầu sử dụng

Nếu router không cho phép tùy chọn sử dụng cùng một SSID, hãy đặt tên khác cho mạng 5GHz và kết nối thủ công khi cần thiết. Ví dụ đặt tên mạng 5GHz là "VietTuans.vn 5G", còn mạng 2.4GHz là “VietTuans.vn 2.4G”.

Lưu ý về băng tần:

  • Băng tần 2.4GHz có khả năng xuyên vật cản tốt nên phạm vi phủ sóng rộng hơn, xa hơn.
  • Băng tần 5.0GHz có tốc độ truyền tải cao hơn song khả năng xuyên vật cản yếu, phù hợp với những khu vực có diện tích hẹp, ít vận cản như phòng làm việc cá nhân hay phòng ngủ.

6.4 Nâng cấp lên thiết bị phát wifi mới

Nếu thiết bị bạn đang sử dụng quá cũ thì không thể đòi hỏi đạt hiệu suất tốt nhất. Quan niệm của hầu hết mọi người là “nếu không hỏng thì không cần phải đổi”, nhưng đây hoàn toàn là một quan niệm sai lầm. Do router wifi thế hệ cũ thường sử dụng tiêu chuẩn 802.11n hoặc 802.11g và không được trang bị nhiều công nghệ mới. Vì vậy, đường truyền internet của bạn sẽ bị giới hạn băng thông thấp và phạm vi phát sóng hẹp hơn.

gif-mui-ten.gifXem thêm: Modem wifi là gì? Chức năng, lưu ý khi chọn mua modem wifi.

Nếu wifi đã quá cũ thì không thể đòi hỏi đạt hiệu suất tốt nhất
Nếu wifi đã quá cũ thì không thể đòi hỏi đạt hiệu suất tốt nhất

Ví dụ, tốc độ đường truyền theo tiêu chuẩn 802.11g tối đa là 54Mbps, 802.11n tối đa là 300Mbps. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng router wifi thế hệ mới hỗ trợ tiêu chuẩn 802.11ac mới nhất, tốc độ tối đa có thể đạt được 1Gbps. Trong khi đó, router wifi 6 theo lý thuyết có thể đạt tốc độ tối đa 10Gbps và router wifi 6E có truy cập vào thêm tần số nên sẽ tăng phạm vi phủ sóng.

gif-mui-tenCó thể bạn quan tâm: So sánh Wifi 5 và Wifi 6: 10 điểm khác biệt chính bạn cần biết.

Ngược lại, nếu bạn đã sử dụng router wifi thế hệ mới nhưng tốc độ truy cập internet vẫn chậm thì có thể nguyên nhân không phải do wifi hay đường truyền mạng mà do PC hay laptop của bạn đã quá cũ. Do PC, laptop cũ thường chỉ hỗ trợ chuẩn không dây 802.11n hoặc thấp hơn.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể mua một bộ điều khiển wifi USB kết nối vào cổng USB để tăng cường kết nối. Như vậy, bạn không cần phải thay máy tính để có thể sử dụng công nghệ wifi mới.

Công nghệ wifi 6E có thêm tần số sẽ giúp tăng phạm vi phủ sóng
Công nghệ wifi 6E có thêm tần số sẽ giúp tăng phạm vi phủ sóng

Một số router wifi còn được trang bị tính năng như Multi User-Multiple Input Multiple Output (MU-MIMO). Ví dụ như TP-Link Archer AX11000 tri-band gaming router là sản phẩm được rất nhiều Editor lựa chọn. Tính năng MU-MIMO cho phép gửi và nhận nhiều luồng dữ liệu cùng lúc tới nhiều thiết bị mà không bị giảm băng thông. Tuy nhiên, các thiết bị nhận phải tương thích và hỗ trợ MU-MIMO. Để hiểu rõ hơn về MU-MIMO bạn có thể tham khảo bài viết MU MIMO là gì? Lợi ích, ứng dụng và ưu điểm.

6.5 Nâng cấp Firmware mới nhất cho bộ định tuyến

Trước khi bạn bắt đầu điều chỉnh, nên cập nhật firmware cho bộ định tuyến của bạn. Các nhà sản xuất bộ định tuyến luôn cải tiến phần mềm để tăng tốc độ mạng. Việc nâng cấp firmware dễ hay khó phụ thuộc hoàn toàn vào nhà sản xuất và mẫu thiết bị của bạn.

Hầu hết các bộ định tuyến hiện nay đều tích hợp sẵn tính năng cập nhật trên giao diện quản trị, vì vậy bạn chỉ cần nhấn nút nâng cấp firmware là được. Một số mẫu cũ hơn, vẫn yêu cầu bạn truy cập trang web của nhà sản xuất, tải tệp firmware từ trang hỗ trợ của bộ định tuyến và tải lên giao diện quản trị.

Hầu hết các bộ định tuyến hiện nay đều tích hợp sẵn tính năng cập nhật trên giao diện quản trị
Hầu hết các bộ định tuyến hiện nay đều tích hợp sẵn tính năng cập nhật trên giao diện quản trị

Mặc dù mạng internet không có vấn đề gì nhưng bạn vẫn nên thường xuyên cập nhật firmware để cải thiện hiệu suất, tính năng và bảo mật. Để được trợ giúp với việc này, chúng ta có một hướng dẫn về cách truy cập vào thiết lập bộ định tuyến.

Bên cạnh cập nhật firmware gốc của hãng, bạn có thể sử dụng firmware của bên thứ 3 nếu muốn tận dụng tối đa tiềm năng của bộ định tuyến. Việc này giúp cải thiện hiệu suất cũng như cho phép sử dụng các tính năng nâng cao như cài đặt VPN trực tiếp vào router wifi. Tuy nhiên, bạn cần phải là người có chuyên môn, kỹ năng công nghệ thì mới có thể thực hiện.

gif-mui-ten

Nếu đang sử dụng thiết bị của LigoWave, xem ngay Cách khôi phục Firmware cho thiết bị Wifi LigoWave.

6.6 Thay đổi Channel của wifi

Tương tự như bộ đàm, các thiết bị mạng cần phải đặt trên “channel” giống nhau để có thể kết nối với nhau. Ngày nay, hầu như mỗi hộ gia đình đều có ít nhất 1 cục phát wifi, cũng chính vì lẽ đó khiến cho sóng wifi có thể bị chồng chéo lên nhau. Vì vậy, bạn cần phải lựa chọn "channel" cho wifi nhà mình sao cho không bị trùng với wifi nhà hàng xóm.

Nếu thiết bị wifi của hàng xóm cũng sử dụng chung một tần số với wifi nhà bạn thì sẽ dễ bị xung đột giữa các modem với nhau. Các thiết bị wifi thế hệ mới sẽ tự động lựa chọn channel ít bị xung đột nhất, tuy nhiên, với các modem cũ hoặc giá rẻ sẽ chỉ chọn được một channel cố định nên rất dễ bị xung đột với các modem khác.

Nếu bạn đang sử dụng PC Windows, bạn có thể xem kênh mà các mạng wifi hàng xóm đang sử dụng. Trên màn hình Desktop nhấn tổ hợp phím Window + R > nhập lệnh CMD > nhập netsh wlan show all. Kết quả trả về sẽ cho bạn thấy danh sách tất cả các mạng wifi và các kênh đang được sử dụng xung quanh.

Kiểm tra channel của các mạng xung quanh bằng CMD trên PC
Kiểm tra channel của các mạng xung quanh bằng CMD trên PC

Nếu bạn thấy cài đặt tự động không hoạt động tốt, hãy truy cập vào giao diện quản trị của bộ định tuyến, chọn cài đặt wireless cơ bản > chọn một kênh thủ công (tốt nhất là một kênh không được sử dụng bởi các mạng xung quanh). Test tốc độ mạng để xem tín hiệu có tốt hơn và tốc độ nhanh hơn so với cài đặt tự động trong các vùng không ổn định.

Bạn cũng có thể chọn channel thủ công ngay trong giao diện quản trị của wifi
Bạn cũng có thể chọn channel thủ công ngay trong giao diện quản trị của wifi

Khi lựa chọn kênh tần số cho mạng wifi của mình, cần lưu ý rằng tình trạng xung đột kênh có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, nếu bạn chọn một kênh mạng wifi thủ công, bạn cần kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng kênh đã chọn vẫn là tốt nhất. Việc lựa chọn channel phù hợp giúp cải thiện tốc độ và hiệu suất mạng wifi.

6.7 Loại bỏ các thiết bị không xác định kết nối với wifi

Nếu mạng không bị ảnh hưởng vật cản hay khoảng cách wifi, thì mạng chậm có thể do wifi bị hàng xóm kết nối và sử dụng. Bạn có thể kiểm tra các thiết bị đang sử dụng internet thông qua công cụ Wireless Network Watcher.

Sử dụng công cụ Wireless Network Watcher để kiểm tra các thiết bị đang kết nối với wifi
Sử dụng công cụ Wireless Network Watcher để kiểm tra các thiết bị đang kết nối với wifi

Bên cạnh đó, trên giao diện quản trị của bộ phát wifi hay bộ phân tích lưu lượng truy cập, cũng sẽ cho bạn biết thiết bị nào đang sử dụng nhiều dữ liệu. Khi đã xác định được các thiết bị không rõ, bạn có thể loại bỏ các thiết bị đó khỏi wifi nhà mình.

Sau đó, hãy thay đổi password của wifi bằng một mật khẩu mạnh, ưu tiên lựa chọn WPA2. Do WEP bảo mật kém hơn và dễ bị phá bằng các phần mềm hack pass wifi.

Lưu ý, tránh sử dụng mật khẩu là tên bạn, tên con cái hay ngày tháng năm sinh. Thay vào đó, hãy đặt mật khẩu bao gồm chữ thường, chữ in hoa, số và ký tự đặc biệt. Ví dụ: 23ToVinhDien!#123.

6.8 Thiết lập các cài đặt ưu tiên

Hầu hết các router hiện đại đi kèm với các công cụ Quality of Service (QoS) để giới hạn lượng băng thông mà các ứng dụng sử dụng, ví dụ như WiFi Analytics của Netgear ở trên. Các cài đặt QoS thường nằm trong mục cài đặt nâng cao trên giao diện quản trị mạng.

Ví dụ, bạn có thể sử dụng QoS để cài đặt ưu tiên cho cuộc gọi video cao hơn thao tác download. Như vậy, các cuộc gọi video sẽ không bị gián đoạn khi có ai đó đang download một tệp nặng trên internet. Thời gian download tệp sẽ lâu hơn, nhưng sẽ đảm bảo đường truyền cho cuộc gọi video. Bên cạnh đó, bạn còn có thể cài đặt QoS cho phép ưu tiên ứng dụng nhất định vào từng thời điểm cụ thể trong ngày.

Bạn có thể thiết lập mức độ ưu tiên cho các ứng dụng giúp trải nghiệm tốt hơn
Bạn có thể thiết lập mức độ ưu tiên cho các ứng dụng giúp trải nghiệm tốt hơn

Không những thế, với QoS bạn còn có thể cài đặt mức độ ưu tiên đa phương tiện hoặc chơi game. Đặc biệt phù hợp với các Streamer nếu bạn đang live chơi game trong khi chia sẻ mạng. Với tính năng này, vừa livestream vừa chơi game vẫn sẽ đảm bảo tốc độ truy cập nhanh, ổn định.

gif-mui-ten

Để hiểu rõ hơn về QoS, bạn có thể tham khảo ngay: QoS là gì? Hoạt động và cách điều chỉnh băng thông qua QoS.

6.9 Lựa chọn Ăng-ten phát phù hợp với nhu cầu sử dụng

Đối với các router wifi tích hợp sẵn ăng-ten bên trong thì lắp thêm ăng-ten bên ngoài sẽ đảm bảo tín hiệu mạnh hơn. Bạn có thể lựa chọn loại Ăng-ten xuyên tâm, ăng-ten đa hướng hay ăng-ten đơn hướng. Hầu hết các ăng-ten đều tích hợp sẵn tính năng phát đa hướng. Vì vậy, nếu bạn dự định lắp thêm ăng-ten ngoài, thì nên đánh dấu "high-gain" để đánh giá khả năng của ăng-ten.

Trong trường hợp bạn muốn ăng-ten phát tín hiệu vào những vị trí sóng yếu trong nhà thì nên lựa chọn ăng-ten đơn hướng. Bạn nên kiểm tra trên trang chủ của nhà sản xuất để lựa chọn ăng-ten phù hợp với thiết bị phát sóng wifi nhà bạn. Hoặc bạn có thể liên hệ ngay số hotline của Việt Tuấn để được tư vấn lựa chọn phù hợp nhất.

6.10 Tăng phạm vi phát sóng bằng bộ kích sóng hoặc bộ wifi mesh

Nếu bạn đã tham khảo những cách tăng tín hiệu wifi kể trên mà truy cập internet vẫn chậm thì có thể do ngôi nhà hoặc văn phòng của bạn quá lớn nên một modem wifi không thể phủ sóng toàn bộ mọi nơi. Hoặc nhà bạn có quá nhiều vật cản, vách tường cản trở đường truyền tín hiệu. Trong trường hợp này, bạn cần một giải pháp khác để mở rộng phạm vi phát sóng bằng bộ kích sóng hoặc bộ wifi mesh.

Bộ kích sóng nhận tín hiệu từ wifi sau đó phát lại cho các thiết bị kết nối và ngược lại. Với cách này, bạn có thể mở rộng phạm vi phát sóng wifi với chi phí tương đối thấp. Tuy nhiên, hiệu quả của bộ kích sóng thường không cao bằng hệ thống wifi mesh.

gif-mui-ten

Có thể bạn quan tâm: Wifi Mesh là gì? Nên dùng Mesh Wifi hay bộ kích sóng Repeater?

Sơ đồ lắp đặt wifi Mikrotik CAP-AX cho văn phòng/tòa nhà
Sơ đồ lắp đặt hệ thống wifi mesh Mikrotik CAP-AX cho văn phòng/tòa nhà

Thay vì chỉ lặp lại tín hiệu của router, nhiều thiết bị hoạt động cùng nhau để điều hướng thông tin trở lại modem, phủ sóng toàn bộ ngôi nhà/văn phòng trong một mạng wifi duy nhất. Khi thiết lập các điểm mesh này, hãy tuân thủ quy tắc phải đủ gần để bắt tín hiệu tốt, nhưng cũng đủ xa để mở rộng sóng đến các khu vực không có tín hiệu.

Lưu ý: khi sử dụng hệ thống wifi mesh một số vị trí xa nhất trong nhà/văn phòng vẫn có thể sẽ không có tín hiệu, đặc biệt là nếu lắp nối tiếp nhiều modem. Tốt nhất nên đặt router wifi chính ở giữa căn nhà/văn phòng, sau đó kết nối các modem với Ethernet thì sẽ đạt hiệu quả tốt hơn..

Mặc dù hệ thống wifi mesh có giá đắt hơn bộ kích sóng wifi nhưng nếu bạn hiểu về công nghệ thì nên lựa chọn model UniFi Lite để thiết lập điểm phát wifi. Tuy giá thành rẻ hơn nhưng phức tạp hơn nên bạn cần phải có kiến thức về kết nối mạng để có thể setup. Nhưng đừng lo, hãy liên hệ ngay số hotline của Việt Tuấn để được đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

7. Nên mua bộ kích sóng Wifi nào?

Để trả lời cho câu hỏi nên mua bộ kích sóng Wifi nào, Viettuans.vn đã tổng hợp Top 6 bộ kích sóng giá rẻ được đánh giá tốt nhất hiện nay:

Tiêu chí

Băng tần mạng

Tốc độ Wifi

Chuẩn mạng

Số Anten

Số user truy cập tối đa

Mật độ phủ sóng

Mercusys MW300RE

2.4GHz

300 Mbps

802.11n

3 ăng ten 5dBi

10 - 15 user

15 m

Xiaomi Pro

2.4GHz

300 Mbps

802.11n

2 ăng ten 5dBi

64 user

25 m

Totolink EX201

2.4GHz

300 Mbps

802.11n

2 ăng ten liền 4dBi

5 - 8 user

25 m

Totolink EX200 V2

2.4GHz

300 Mbps

802.11n

2 ăng ten ngoài

5 - 8 user

25 m

Tenda A301

2.4GHz

300 Mbps

802.11n

2 ăng ten ngoài

10 - 15 user

15 m

TP-Link TL-WA850RE

2.4GHz

300 Mbps

802.11n

2 Anten ngầm

10 user

28m

8. Các tiêu chí để lựa chọn bộ kích sóng Wifi

Để lựa chọn bộ kích sóng Wifi, bạn cần đánh giá qua các tiêu chí quan trọng như:

  • Phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Kích thước gọn nhẹ, phù hợp với vị trí lắp đặt.
  • Khả năng hỗ trợ các chuẩn kết nối không dây mới nhất như 802.11n, 802.11ac.
  • Phạm vi kích sóng rộng.
  • Phù hợp với chi phí có thể đầu tư.

9. Tổng kết

Hi vọng rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ cho bạn đọc hướng dẫn kích sóng Wifi chi tiết nhất và dễ thực hiện nhất. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay cho Viettuans.vn để được hỗ trợ tốt nhất.

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123