Chọn MENU

Điện toán đám mây là gì? Lợi ích khi sử dụng Cloud Computing

Điện toán đám mây là gì? Lợi ích khi sử dụng Cloud Computing là gì? Chắc hẳn bạn đọc đã từng nghe rất nhiều lần về khái niệm này trong thời đại 4.0 hiện nay vì những lợi ích vượt trội mà mô hình này mang lại. Nếu bạn đọc vẫn còn đang thắc mắc? Bài viết sau đây là dành cho bạn!

Điện toán đám mây là gì? Lợi ích khi sử dụng Cloud Computing
Điện toán đám mây là gì? Lợi ích khi sử dụng Cloud Computing

1. Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là gì? Cloud Computing là gì? Trả lời cho câu hỏi này thì điện toán đám mây là mô hình dịch vụ, được dùng để phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng. 

Thay vì phải mua, sở hữu và bảo trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý, bạn có thể tiếp cận các dịch vụ công nghệ, như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu, khi cần thiết, từ nhà cung cấp các dịch vụ đám mây. Hiện nay các dịch vụ điện toán đám mây đã và đang được sử dụng thường xuyên bởi người dùng toàn thế giới không đâu xa chính là các ứng dụng của gã khổng lồ Google như: Gmail, Google Calendar, Hotmail, SalesForce, Dropbox và Google Docs…

được dùng để phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet
Điện toán đám mây được dùng để phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet

2. Các mốc lịch sử cho sự ra đời của Cloud Computing

Sau khi đã nắm rõ khái niệm điện toán đám mây là gì? Bạn đọc có thể tham khảo các mốc lịch sử đóng vai trò quan trong việc ra đời của Cloud Computing:

  • Vào năm 1961, khái niệm về điện toán đám mây được giới thiệu lần đầu tiên. Các công ty về công nghệ được thành lập và internet đã bắt đầu được được phát triển.
  • Năm 1971, bộ vi xử lý đầu tiên được intel giới thiệu, cùng với việc một ứng dụng gửi tin nhắn giữa 2 máy tính cũng được một kỹ sư của họ tạo ra, tương tự như email ngày nay.
  • Năm 1974, Microsoft được thành lập. 2 năm sau, Apple được thành lập, cũng trong năm này, khái niệm ethernet đã được định nghĩa rõ ràng.
  • Năm 1981, IBM ra mắt mẫu PC đầu tiên và chỉ 1 năm sau, hệ điều hành MS-DOS được Microsoft trình làng. 
  • Năm 1984, Hệ điều hành Macintosh ra đời và ngay trong năm tiếp theo, phiên bản Windows đầu tiên ra đời (Windows 1.0).
  • Năm 1991, World Wide Web (www) - Phương thức kết nối chưa từng có đã được phát hành bởi CERN. 
  • Năm 1994, Netscape được thành lập. 
  • Năm 1995, Ebay và Amazon được thành lập.
  • Năm 1999, Salesforce.com ra mắt và trở thành website thương mại đầu tiên cung cấp các ứng dụng kinh doanh. 
  • Năm 2004, Facebook ra đời. Dẫn đến nhu cầu trao đổi thông tin cá nhân, tạo ra định nghĩa: Đám mây dành cho cá nhân.
  • Năm 2006, Amazon giới thiệu Amazon Web Services (AWS). Đây chính là nền tảng điện toán đám mây phát triển toàn diện. Cho đến lúc này, thuật ngữ "điện toán đám mây" mới thực sự trỗi dậy mạnh mẽ. 
    Amazon giới thiệu Amazon Web Services (AWS)
    Amazon giới thiệu Amazon Web Services (AWS)
  • Cùng với thời gian này, Amazon đã phát hành các dịch vụ Elastic Compute Cloud (EC2) - cho phép các công ty "thuê khả năng tính toán và sức mạnh xử lý” để phục vụ cho các ứng dụng doanh nghiệp của họ. 
  • Cùng năm 2006,Google đã tung ra dịch vụ Google Docs, chứng minh một loạt tính năng mà Cloud Computing có thể mang tới người dùng.
  • Từ những năm 2010, các công ty công nghệ đều đẩy mạnh các dịch vụ điện toán đám mây  để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Sự ra đời của các thiết bị điện tử mới như Smartphone, máy tính bảng cũng tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của công nghệ này.

gif-mui-ten Xem thêm bài viết tương tự: Gateway là gì

3. Lý do cho việc sử dụng điện toán đám mây là gì?

Trong thực tế hầu hết các doanh nghiệp hay tổ chức sẽ cài đặt tất cả các ứng dụng hay phần mềm trên cụm máy chủ của họ. Tuy nhiên hãy tưởng tượng 1 công ty sẽ có 1 máy chủ, 2 công ty là 2 máy chủ và 10000 công ty sẽ có 10000 máy chủ. 

Vì vậy điện toán đám mây đã được ra đời để tối ưu hóa chi phí triển khai số lượng máy chủ cực lớn kia. Thay vì phải lưu trữ trên từng máy chủ vật lý, các doanh nghiệp hay người dùng hiện nay có thể lưu trữ mọi tài liệu lên tài khoản “đám mây” của mình và truy cập để sử dụng tại bất cứ đâu, không kể thời gian miễn là có kết nối mạng.

Lý do cho việc sử dụng điện toán đám mây
Điện toán đám mây đã được ra đời để tối ưu hóa chi phí triển khai số lượng máy chủ lớn

4. Cloud computing được áp dụng bởi những đối tượng nào?

Dịch vụ đám mây đang được sử dụng rộng rãi bởi các tổ chức trong mọi lĩnh vực, quy mô và ngành nghề khác nhau để giải quyết nhiều vấn đề như sao lưu dữ liệu, phục hồi sau thảm họa, gửi email, sử dụng máy tính ảo, phát triển và nghiệm thu phần mềm, phân tích khối lượng dữ liệu lớn và thiết kế ứng dụng web tương tác với khách hàng dễ dàng hơn. 

Ví dụ về các đối tượng tổ chức doanh nghiệp sử dụng công nghệ điện toán đám mây có thể kể đến như:

  • Bệnh viện, phòng khám đa khoa chăm sóc sức khỏe đang sử dụng dịch vụ đám mây để nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị tốt hơn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó cũng sử dụng công nghệ này trong việc tạo những biểu mẫu đánh giá chất lượng để người sử dụng dịch vụ có thể đánh giá chất lượng phục vụ của bệnh viện.
  • Các công ty tài chính cũng đang sử dụng dịch vụ đám mây để cải thiện và nâng cao khả năng phát hiện song song với việc ngăn chặn các gian lận theo thời gian thực. 
  • Các công ty chuyên về phát triển và phát hành trò chơi điện tử đa quốc gia cũng đang sử dụng dịch vụ đám mây để cung cấp các trò chơi trực tuyến cho hàng triệu người chơi trên toàn thế giới.
  • Các giáo viên đại học hay sinh viên sử dụng dịch vụ đám mây của Google như Google doc, Google Sheet để học tập, ghi chép, tạo biểu mẫu thu thập ý kiến.
Đám mây là sự lựa chọn hoàn hảo để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các công nghệ rất đa dạng một cách nhanh chóng
Đám mây là sự lựa chọn hoàn hảo để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các công nghệ rất đa dạng một cách nhanh chóng

5. Vai trò quan trọng của Cloud Computing là gì?

Vai trò quan trọng của Cloud Computing là gì? Có thể nói Cloud Computing ra đời đã mang đến khả năng truy cập kho dữ liệu đồ sộ và sử dụng dễ dàng các ứng dụng tiện ích của nhiều công ty công nghệ hiện nay. Cloud Computing đã và đang đóng những vai trò quan trọng trong các mô hình công nghệ tiêu biểu như:

  • Phân tích Big Data.
  • IoT.
  • Trí tuệ nhân tạo (Al)
  • Ứng dụng Machine Learning (Học máy)
  • Mô hình Deep Learning.
  • Thử nghiệm và phát triển web, ứng dụng web
  • Lưu trữ dữ liệu website (Cloud Server).
  • Ứng dụng quản lý doanh nghiệp.

gif-mui-tenKhám phá thêm: IP Private là gì

6. Ưu điểm đáng chú ý của công nghệ điện toán đám mây là gì?

6.1. Kết nối nhanh chóng

Đám mây là sự lựa chọn hoàn hảo để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các công nghệ rất đa dạng một cách nhanh chóng. Nhờ đó, các công ty có thể đổi mới sản phẩm và dịch vụ của họ nhanh hơn và phát triển mọi thứ mà họ mong muốn. 

Cơ sở hạ tầng, máy chủ, bộ nhớ lưu trữ, cơ sở dữ liệu, Internet of Things, trí tuệ nhân tạo,…đều khả dụng để đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Triển khai dịch vụ công nghệ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn bao giờ hết. 

Do đó, doanh nghiệp có thể thử nghiệm và phát triển các dự án của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn để đạt được sự hài lòng của khách hàng và nâng cao doanh số kinh doanh của họ.

các công ty có thể đổi mới sản phẩm và dịch vụ của họ nhanh hơn
Các công ty có thể đổi mới sản phẩm và dịch vụ của họ nhanh hơn qua dịch vụ đám mây

6.2. Tối ưu chi phí

Nền tảng điện toán đám mây giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể bằng cách thay thế chi phí cố định khi triển khai và duy trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý bằng chi phí biến động. Lúc này doanh nghiệp chỉ phải trả tiền cho lượng tài nguyên CNTT sử dụng. Chi phí biến động này còn thấp hơn rất nhiều so với chi phí kinh tế tự trang trải theo theo quy mô.

6.3. Triển khai trên toàn cầu chỉ trong vài phút

Với các giải pháp đám mây, bạn có thể mở rộng và triển khai ứng dụng của mình trên toàn cầu chỉ trong vài phút. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây hiện nay đều đặt các cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới. Qua đó cho phép người dùng dù ở bất cứ đâu cũng đều có thể sử dụng các tiện ích tài nguyên ứng dụng một cách nhanh chóng và dễ dàng. 

Triển khai trên toàn cầu là mục tiêu và hướng phát triển lâu dài của các nhà cung cấp Cloud Computing với mong muốn phổ cập rộng rãi và nâng cao trải nghiệm sử dụng của khách hàng toàn cầu. 

6.4. Khả năng truy cập mọi lúc, mọi nơi

Người dùng có thể truy cập tài khoản đã đăng ký để sử dụng các tiện ích ĐTĐM và thực hiện công việc ở bất cứ đâu, bất kể thời gian. Bên cạnh việc đến văn phòng và đăng nhập vào máy chủ vật lý của công ty, người dùng có thể sử dụng tại máy tính cá nhân tại nhà riêng, trên các thiết bị di động…

Người dùng có thể truy cập tài khoản đã đăng ký để sử dụng các tiện ích ĐTĐM và thực hiện công việc ở bất cứ đâu
Người dùng có thể truy cập tài khoản đã đăng ký để sử dụng các tiện ích ĐTĐM và thực hiện công việc ở bất cứ đâu

6.5. Khả năng phục hồi theo thời gian thực - Độ tin cậy cao

Khi sử dụng các máy chủ hay thiết bị lưu trữ vật lý thông thường, tỉ lệ dữ liệu bị mất hay gặp sự cố cao hơn rất nhiều so với việc lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây. Các Mô hình Cloud Computing hiện nay có khả năng tự phục hồi sau các sự cố và thực hiện cơ chế sao lưu theo thời gian thực trong suốt quá trình sử dụng của người dùng.

Vì vậy người dùng không cần phải lo lắng về việc mất dữ liệu quan trọng trong quá trình sử dụng.

6.6. Thử nghiệm - Phân tích - Thực hiện

Thử nghiệm - Phân tích vấn đề - Thực hiện là mô hình chuyển đổi thường thấy của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Doanh nghiệp sẽ cần liên tục đổi mới, thử nghiệm, phát triển và lặp lại. 

Cloud Computing đóng vai trò là nền tảng đắc lực giúp doanh nghiệp và các tổ chức có thể xây dựng, thử nghiệm và triển khai các ứng dụng mà không cần tốn nhiều thời gian vào việc thiết lập cơ sở hạ tầng vật lý phức tạp. 

6.7. Bảo mật được đảm bảo tốt

Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp nhiều chính sách, công nghệ và kiểm soát để củng cố tính an toàn cho dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng của khách hàng. Vì vậy khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng hay lưu trữ các dữ liệu cá nhân, tổ chức trên dịch vụ này.

Dịch vụ đám mây cung cấp nhiều chính sách, công nghệ và kiểm soát để củng cố tính an toàn cho dữ liệu
Dịch vụ đám mây cung cấp nhiều chính sách, công nghệ và kiểm soát để củng cố tính an toàn cho dữ liệu

gif-mui-tenĐể tăng tính bảo mật bạn có thể tham khảo danh sách sản phẩm: Thiết bị tường lửa Firewall

6.8. Tốc độ truy cập nhanh chóng

Các dịch vụ tự phục vụ và theo yêu cầu của điện toán đám mây cho phép cung cấp tài nguyên máy tính nhanh chóng và tiết kiệm chi phí cho việc quản lý, bảo dưỡng và duy trì hệ thống công nghệ thông tin. 

7. Tổng hợp các mô hình áp dụng điện toán đám mây hiện nay

Sau khi đã nắm rõ điện toán đám mây là gì? Bạn đọc có thể tham khảo các mô hình điện toán đám mây hiện nay:

7.1. IaaS (Infrastructure as a Service)

IaaS là Infrastructure as a Service (Cơ sở hạ tầng trở thành dịch vụ) cho phép người dùng truy cập vào phần cứng hệ thống mạng máy tính. IaaS cung cấp nhiều tài nguyên như tính năng tường lửa, load balancers và địa chỉ IP. 

Tuy nhiên hệ điều hành và ứng dụng sẽ yêu cầu người dùng phải tự cài đặt và tự cập nhật. Điều này cho phép người dùng sử dụng các tài nguyên một cách linh hoạt và hiệu quả tùy vào mục đích sử dụng của họ. Hiện nay Amazon, Memset, Google, Windows là những nhà cung cấp tiêu biểu của dịch vụ IaaS.

IaaS là Infrastructure as a Service (Cơ sở hạ tầng trở thành dịch vụ) cho phép người dùng truy cập vào phần cứng hệ thống mạng máy tính
IaaS là Infrastructure as a Service cho phép người dùng truy cập vào phần cứng hệ thống mạng máy tính

7.2. PaaS (Platform-as-a-Service)

PaaS hay Platform as a Service là hình thức điện toán đám mây, trong đó các công cụ phần cứng và phần mềm được cung cấp bởi nhà cung cấp thứ ba thông qua mạng internet cho người dùng sử dụng.

PaaS giải pháp hiệu quả giúp các tổ chức không còn phải quan tâm đến việc quản lý hạ tầng, bao gồm phần cứng và hệ điều hành. Thay vào đó, các công việc triển khai và quản lý ứng dụng được thực hiện một cách dễ dàng nhanh chóng.

7.3. SaaS (Software-as-a-Service)

Phần mềm dưới dạng SaaS cung cấp một sản phẩm đã sẵn sàng từ nhà cung cấp dịch vụ và được quản lý và vận hành bởi họ. SaaS cung cấp một giải pháp tự động về quản lý phần cứng và phần mềm từ nhà cung cấp. Tìm hiểu sâu hơn tại: SaaS là gì? Tìm hiểu mô hình SaaS (Software As A Service)

Phần mềm dưới dạng SaaS cung cấp một sản phẩm đã sẵn sàng từ nhà cung cấp dịch vụ và được quản lý và vận hành bởi họ
Phần mềm dưới dạng SaaS cung cấp một sản phẩm đã sẵn sàng từ nhà cung cấp dịch vụ và được quản lý và vận hành bởi họ

8. Các mô hình triển khai điện toán đám mây tiêu biểu hiện nay

Bạn đọc có thể tham khảo các mô hình triển khai Cloud Computing tiêu biểu thông qua bảng sau:

Mô hình

Khái niệm

Ưu điểm

Nhược điểm

Public Cloud

Nhà cung cấp dịch vụ cho phép người dùng trên internet sử dụng các tài nguyên của mình

  • Phục vụ được nhiều đối tượng người dùng và không bị giới hạn về không gian, thời gian.
  • chi phí đầu tư thấp. Tiết kiệm cho hệ thống máy chủ, giảm gánh nặng quản lý, cơ sở hạ tầng.
  • Không đủ an toàn, bảo mật kém.
  • Khó kiểm soát dữ liệu khi có quá nhiều người dùng. 

Private Cloud

Mô hình điện toán cung cấp môi trường độc quyền dành riêng cho một khách hàng doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh.

  • Chủ động quản lý quyền truy cập, bảo mật, tùy chỉnh tài nguyên theo nhu cầu cá nhân.
  • Bảo mật tốt hơn.
  • Tổng chi phí sở hữu (CTO) để xây dựng, duy trì hệ thống trong trường hợp sử dụng ngắn hạn. 
  • Chỉ áp dụng với nội bộ doanh nghiệp.
  • Cơ sở hạ tầng bị giới hạn, khó mở rộng để phục vụ các nhu cầu sử dụng mới

Hybrid Cloud

Môi trường Cloud Computing là sự kết hợp giữa nền tảng Public Cloud và Private Cloud.

  • Phân phối khối lượng công việc qua lại với 2 cơ sở hạ tầng Private Cloud và Public Cloud.
  • Khả năng truy cập với người dùng ngoài nội bộ nhưng không gây ảnh hưởng tới bảo mật.
  • Chi phí triển khai cao.
  • Việc triển khai, quản lý cơ sở kiến trúc kết hợp giữa Private Cloud và Public Cloud khá phức tạp.

Multi Cloud 

Mô hình cho phép khách hàng quản lý nhiều dịch vụ “đám mây” khác nhau tới từ nhiều nhà cung cấp trực tiếp và độc lập trên 1 trang quản trị duy nhất.

  • Cho phép doanh nghiệp có thể lựa chọn và sử dụng các ứng dụng tốt nhất cho từng công việc.
  • Không bị khóa chặt chỉ với 1 nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing.
  • Quản lý hệ thống phức tạp hơn.
  • Quản lý dữ liệu, giao thức bảo mật khác nhau đối với từng dịch vụ của từng nhà cung cấp.

Tạm kết

Hi vọng rằng bài viết trên bạn đọc đã có cái nhìn cụ thể về điện toán đám mây là gì? Có thể nói công nghệ Cloud Computing đã và đang nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong thời đại 4.0 khi mọi doanh nghiệp đang từng bước chuyển đổi số. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của Viettuans.vn! Hứa hẹn sẽ có rất nhiều kiến thức giá trị.

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123