Chọn MENU

Giải pháp chuyển đổi NAS QNAP thành SAN chuyên dụng

Doanh nghiệp hiện nay đang đau đầu, không biết lựa chọn giải pháp lưu trữ nào trong vô vàn hệ thống lưu trữ vật lý, dịch vụ đám mây. Các hệ thống lưu trữ chuyên nghiệp như Network Attached Storage (NAS) và Storage Area Network (SAN) đã và đang được ứng dụng nhiều hơn tại nhiều doanh nghiệp lớn khi mà nhu cầu lưu trữ tăng dần theo thời gian mà chi phí duy trì Cloud hằng năm lại quá lớn. Trong bối cảnh này, việc chuyển đổi NAS sang SAN đang trở thành một hướng giải quyết đầy hứa hẹn để nâng cao khả năng quản lý và tích hợp dữ liệu. Hãy cùng Việt Tuấn khám phá cách chuyển đổi NAS QNAP thành SAN trong bài viết ngay sau đây!

chuyen-doi-nas-qnap-thanh-san.jpg

SAN là gì?

Storage Area Network (SAN) là hệ thống lưu trữ chuyên biệt được thiết kế để kết nối nhiều thiết bị lưu trữ và máy chủ với nhau, tạo thành một mạng lưu trữ riêng biệt trong các doanh nghiệp lớn hiện nay. SAN thường sử dụng các giao thức như Fibre Channel và iSCSI để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị lưu trữ và máy chủ với tốc độ vượt trội, sự ổn định và độ tin cậy cao.

Giải pháp lưu trữ SAN cung cấp một môi trường lưu trữ hiệu suất cao, linh hoạt và có khả năng mở rộng cho doanh nghiệp. Các ứng dụng chính của SAN bao gồm lưu trữ sao lưu, phục hồi dữ liệu, và hỗ trợ các ứng dụng yêu cầu băng thông lớn và thời gian đáp ứng nhanh.

FC hay Fibre Channel là một tiêu chuẩn truyền tải dữ liệu nâng cao được ứng dụng trong các giải pháp SAN hiện nay. Công nghệ Fibre Channel với độ tin cậy cao, sự ổn định và hiệu suất  không bị giới hạn bởi khoảng cách đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong các mô hình dịch vụ tài chính, các trung tâm dữ liệu database và các ngành công nghiệp điện ảnh/truyền hình cho phương tiện lưu trữ.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các thông tin về san qua bài viết: SAN là gì? Đặc điểm và lợi ích khi sử dụng SAN Storage là gì?

san-la-gi

Ưu/ nhược điểm của hệ thống lưu trữ SAN

Ưu điểm của hệ thống SAN có thể kể đến như:

  • Dữ liệu được lưu trữ và quản lý theo dạng khối (Block).
  • Thông lượng I/O vượt trội, hỗ trợ các kết nối quang học tốc độ cao, ổn định chuyên phục vụ các ứng dụng ngốn nhiều băng thông với độ trễ ở mức thấp nhất.
  • Dễ dàng chia sẻ lưu trữ và quản lý thông tin giữa các server trong hệ thống, cho phép nhiều máy chủ cùng chia sẻ một thiết bị lưu trữ.
  • Hỗ trợ các giao thức SCSI hoặc iSCSI ánh xạ qua TCP/IP
  • Lưu trữ, sao lưu dữ liệu với dung lượng lớn. Mở rộng linh hoạt trên cả phương diện số lượng thiết bị, dung lượng hệ thống cũng như khoảng cách vật lý.

Nhược điểm của hệ thống SAN:

  • Chi phí đầu tư tương đối lớn, yêu cầu nhiều khoản chi phí
  • Chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn, đòi hỏi hiệu suất I/O cao với độ trễ thấp.
  • Yêu cầu đội ngũ kỹ thuật CNTT có kinh nghiệm và chuyên môn cao
  • Cài đặt phải có sự hỗ trợ của hãng và mất chi phí support.

Chuyển đổi NAS sang SAN là giải pháp tiết kiệm chi phí đầu tư

Fibre Channel SAN (Storage Area Networks) là hệ thống lưu trữ chuyên dụng hiệu suất cao song đi liền với đó là giá thành quá khó để tiếp cận và duy trì lâu dài khi nhu cầu lưu trữ đã và đang tăng mạnh tại các doanh nghiệp hiện nay.

Tuy nhiên, thay thế hoàn toàn hệ thống lưu trữ Fiber Channel SAN sẽ rất tốn kém và mất thời gian. Nắm bắt được vấn đề này, thương hiệu QNAP đã phát triển công nghệ tích hợp Fiber-Channel vào các hệ thống NAS cao cấp của hãng, hỗ trợ việc nhanh chóng chuyển đổi sang hệ thống SAN với mức ngân sách hợp lý và tối ưu hơn rất nhiều. 

Đầu tư vào NAS QNAP không chỉ có giá cả phải chăng hơn so với các hệ thống SAN chuyên dụng, mà còn mang tới cho doanh nghiệp đa dạng những tính năng để giúp việc lưu trữ và quản lý dữ liệu hiệu quả hơn. Có thể kể đến 1 số tính năng tối ưu nâng cao của NAS QNAP như Snapshot, QuDedup, Qtier ™…

Bằng cách sử dụng các sản phẩm thẻ điều hợp Fiber Channel của QNAP (hoặc của bên thứ 3 như Marvell, ATTO) quản trị viên có thể cài đặt ứng dụng iSCSI & Fibre Channel trong kho ứng dụng của hệ điều hành QTS và sử dụng NAS như một thiết bị lưu trữ SAN chuyên dụng. Card Marvell® QLogic và ATTO® Celerity ™ FC cũng có thể được sử dụng trong các máy chủ Windows, Linux và VMware ở chế độ initiator mode để cho phép quản trị viên dễ dàng kết nối với thiết bị lưu trữ NAS QNAP phục vụ việc trao đổi và truyền tải dữ liệu.

chuyen-doi-nas-qnap-thanh-san-2.jpg

Xây dựng hệ thống lưu trữ SAN với giá thành tối ưu

Bạn đọc có thể tham khảo các mẫu sản phẩm Fibre Channel Card phù hợp với hệ thống lưu trữ đang sử dụng.

FC cards

x86-based NAS

(Target mode)

ARM-based NAS

(Target mode)

Windows / Linux / VMware host

(Initiator mode)

QNAP QXP-32G2FC

V

QNAP QXP-16G2FC

V

Marvell QLogic 2500 series 8Gb/s

V

V

V

Marvell QLogic 2670 series 16Gb/s Gen5

V

V

Marvell QLogic 2690 series 16Gb/s Gen5

V

V

Marvell QLogic 2700 series 32Gb/s Gen6

V

V

ATTO Celerity™ 16Gb/s, 32Gb/s

V

V

Tổng kết

Trên đây là những thông tin bạn đọc cần biết về giải pháp chuyển đổi NAS QNAP thành SAN chuyên dụng. Sự chuyển đổi này có thể mang lại những cơ hội mới và đột phá trong quản lý dữ liệu doanh nghiệp, đặc biệt là với các mô hình doanh nghiệp lớn đòi hỏi hiệu suất truyền tải dữ liệu vượt trội, ổn định với chi phí triển khai tối ưu. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất của Việt Tuấn trong thời gian sắp tới!

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123