VLAN ngày càng phổ biến với các doanh nghiệp, đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý hệ thống mạng, đặc biệt là trong thời đại 4.0. Trong bài viết hôm nay Việt Tuấn sẽ hướng dẫn các bạn từng bước cài đặt VLAN cho Wifi Grandstream đơn giản và hiệu quả. Cùng đón xem nhé!
1. Tiến hành tạo VLAN trên Router
Để cài VLAN cho các thiết bị wifi GrandStream thì bạn cần tạo VLAN trên thiết bị Router của bạn. Ở đây mình sẽ tạo 2 VLAN trên Router Mikrotik là VLAN10 và VLAN20 với IP như sau:
- VLAN 10: 192.168.10.1/24
- VLAN 20: 192.168.20.1/24
Xem thêm: Hướng dẫn cấu hình Wifi Grandstream cơ bản
1.1 Cách tạo VLAN
Bước 1: Đầu tiên, các bạn truy cập vào Router Mikrotik ấn vào tab Interfaces trong bảng Interface List hãy chuyển qua tab VLAN và ấn vào dấu cộng để tạo một VLAN mới.
Bước 2: Hãy đặt tên cho VLAN và VLAN ID, ở phần Interface thì các bạn chọn Bridge LAN mà các bạn đã tạo.
Bước 3: Với VLAN 20 ta cũng sẽ làm tương tự như những bước ở trên.
1.2 Cấu hình dải IP cho VLAN
Bước 1: Các bạn truy cập vào phần IP chọn Addresses và ấn vào dấu cộng.
Bước 2: Ở phần Address hãy đặt IP và Subnet cho VLAN, Interface ta sẽ chọn VLAN đã tạo trước đó. Rồi ta ấn OK để tạo dải IP cho VLAN.
Bước 3: Ta sẽ làm tương tự đối với VLAN 20.
1.3 Chạy DHCP Server cho VLAN
Để VLAN có thể cấp IP động thì ta sẽ cần phải setup DHCP server cho VLAN đó.
Bước 1: Bạn hãy vào phần IP -> DHCP Server và chọn DHCP Setup.
Bước 2: Bảng DHCP Setup sẽ được hiện ra, ở phần DHCP Server Interface bạn hãy chọn VLAN mà ta đã cấu hình dải IP trước đó cho nó. Sau đó chỉ việc ấn Next cho tới khi hoàn thành.
Bước 3: Làm tương tự với VLAN còn lại là chúng ta đã xong phần cấu hình VLAN trên Router Mikrotik.
2. Cấu hình VLAN cho Access Point Grandstream.
Bước 1. Trên trang quản lý của AP, bạn hãy vào mục SSID ở thanh bên trái và tạo một SSID mới bằng cách nhấn vào nút Add.
Bước 2. Trong phần Basic các bạn cấu hình như sau:
- SSID: Đặt tên cho Wifi của bạn
- Enable SSID: Tick vào để cho phép SSID được hoạt động.
- VLAN: Tick vào để bật VLAN cho SSID.
- VLAN ID: Điền VLAN ID mà bạn đã tạo trên Router.
Bước 3. Tiếp đến, ta sẽ sang phần Access Security để cài mật khẩu cho SSID:
- Security Mode: Chọn là WPA2 hoặc WPA3 để bảo mật tốt hơn.
- WPA Key Mode: PSK.
- WPA Encryption Type: AES.
- WPA Pre-Shared Key: Đặt mật khẩu cho SSID mà bạn muốn.
Bước 4. Chuyển qua tab Device Membership, chọn AP mà bạn muốn áp dụng SSID này. Ấn vào mũi tên để đẩy AP qua phần Member Devices và nhấn Save để lưu cấu hình.
Bước 5. Nhấn Apply để áp dụng cấu hình.
Bước 6. Kết nối vào SSID mà bạn đã tạo để kiểm tra, IP Address đã hiện đúng VLAN cấu hình.
3. Tổng kết
Trên đây là hướng dẫn cấu hình VLAN của Việt Tuấn dành cho các bạn. VIệc sử dụng VLAN sẽ giúp các bạn quản lý hệ thống mạng của mình một cách đơn giản và hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với các bạn và đừng quên theo dõi Việt Tuấn để nhận được các thông tin, kiến thức mạng mới nhất nhé.
Bài viết hay, rất hữu ích.