Máy tính không kết nối được Wifi hay laptop không kết nối được Wifi là những vấn đề cực kỳ đau đầu cho người dùng khi công việc hay thời gian giải trí bị gián đoạn. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng lỗi laptop không kết nối được wifi? Bài viết ngay sau đây sẽ giải đáp cho bạn đọc đầy đủ cách thức để xử lý tình trạng này.
1. Máy tính không kết nối được Wifi - Vấn đề đau đầu cần tìm hướng giải quyết
Máy tính không kết nối được Wifi hay laptop không kết nối được Wifi gây nên sự khó chịu cho nhiều người. Vấn đề này diễn ra khi máy tính hay laptop của bạn gặp lỗi hay thiết bị thu phát router hỏng hóc. Tình trạng máy tính không kết nối được mạng wifi có thể gây ra không ít những hậu quả như:
- Công việc bị đình trệ, người dùng không cập nhập được các thông tin mới liên tục.
- Các hình thức giải trí như xem phim, nghe nhạc online bị ảnh hưởng.
- Chất lượng trải nghiệm game online hay trò chuyện video trực tuyến bị gián đoạn.
Xem thêm bài viết: Wifi là gì?
2. Tại sao máy tính không kết nối được wifi
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng máy tính không kết nối được wifi như:
- Lỗi hệ thống điều hành do Virus hay xóa nhầm file hệ thống.
- Chưa bật tùy chọn phát Wifi trên Laptop.
- Quá trình cài đặt lại hệ điều hành bị thiếu driver wifi.
- Cài đặt Driver mạng Wifi hoặc driver đã cũ, bị lỗi do virus hoặc xung đột phần mềm.
- Sử dụng các ứng dụng VPN hay Fake IP để truy cập website cấm.
- Thiết bị router wifi sử dụng quá lâu không khởi động lại gây ra tình trạng drop mạng.
- Máy tính không có sẵn card wifi.
3. Cách sửa lỗi laptop không kết nối được wifi mà bạn cần biết
Viettuans.vn đã tổng hợp 1 số lỗi máy tính không kết nối được wifi mà người dùng có thể xử lý dễ dàng mà không cần quá nhiều kiến thức chuyên sâu về CNTT. Với mỗi nguyên nhân gây ra tình trạng máy tính không kết nối được wifi, chúng tôi sẽ đính kèm đầy đủ cách thức xử lý.
3.1. Kiểm tra cài đặt phát Wifi có bị tắt hay không?
Tại sao laptop không kết nối được wifi. Nguyên nhân đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc tới là cài đặt Wifi đang không được bật. Thay vì nghĩ tình trạng máy tính không kết nối được Wifi là do các nguyên nhân phức tạp như virus hay driver xung đột thì đầu tiên người dùng cần kiểm tra vấn đề đơn giản này.
- Đối với hệ điều hành Win 11, bạn chỉ cần tìm icon cài đặt wifi tại góc bên phải màn hình và kiểm tra tính năng này có bật sáng hay không.
- Đối với hệ điều hành Win 10 hay Win 8/8.1, ngoài cách làm trên bạn đọc cũng có thể vào phần cài đặt chung và kiểm tra thiết lập Network & Internet, mục Wifi có được gạt sang ON hay không.
- Đối với một số mẫu laptop cũ sẽ có công tắc vật lý để điều chỉnh bật/ tắt cài đặt kết nối Wifi. Các phím vật lý này thường được đặt ở hông máy tính và điều bạn cần làm chính là xác định công tắc đã được gạt sang On hay chưa.
- 1 số dòng laptop của các hãng sẽ tích hợp bật/tắt wifi theo các phím chức năng. Tùy vào từng hãng sản xuất, người dùng có thể tham khảo như:
- Dòng Laptop Asus: FN + F2.
- Dòng Laptop Dell: FN + F2.
- Dòng Laptop Acer: FN + F2, FN + F3.
- Dòng Laptop HP: FN + F12.
- Dòng Laptop Lenovo: FN + F7.
- Dòng Laptop Toshiba: FN + F12.
3.2. Thiết bị Router lâu ngày sử dụng nhưng không được khởi động lại thường xuyên
Phần lớn người dùng các thiết bị định tuyến Router Wifi hiện nay đều không có thói quen khởi động lại thiết bị thường xuyên. Việc này có thể gây ra tình trạng thiết bị quá nóng do phải hoạt động quá lâu, từ đó gây ra các tình trạng laptop không kết nối được wifi.
Việc khởi động lại phần cứng Router Wifi giúp giải phóng bộ nhớ và chấm dứt tình trạng bị treo máy, từ đó có thể khắc phục lên đến 75% các sự cố mất Internet.
Cách khởi động lại router đúng quy tắc, bạn chỉ cần tìm đúng nút Reset trên thân máy và nhấn tắt (Lúc này đèn hiệu sẽ tắt hết). Đợi từ 2 - 3’ bạn hãy khởi động lại và cảm nhận hiệu quả.
3.3. Xóa kết nối Wifi và truy cập lại
1 vấn đề cũng khá quen thuộc là mạng wifi của bạn đang bị chập chờn, vì vậy gây ra máy tính không kết nối được wifi. Cách giải quyết khá đơn giản:
- Bước 1: Trong bảng Wifi khả dụng, hãy chọn Wifi đang gặp sự cố khi sử dụng. Chuột phải và chọn mục Forget.
- Bước 2: Nhập lại password để kiểm tra xem tình trạng đã được giải quyết hay chưa.
3.4. Kiểm tra máy tính hay laptop đã có đầy đủ driver wifi hay chưa
1 vấn đề mà người dùng gặp khá thường xuyên chính là laptop hay máy tính bị thiếu driver Wifi. Vấn đề này xảy ra khi bạn cài đặt lại hệ điều hành qua các gói cài đặt không chính thống, không đầy đủ driver hệ thống.
Để kiểm tra máy tính hay laptop đã có đầy đủ driver wifi hay chưa cũng khá đơn giản. Các bước để kiểm tra bao gồm:
Bước 1: Chuột phải vào This Computer hoặc My Computer ( Win 7) và lựa chọn Device Manager.
Bước 2: Bảng thông tin sẽ xuất hiện, bạn hãy tìm mục Network Adapter xem có xuất hiện driver wifi hay chưa.
Bước 3: Sau khi xác định tình trạng, bạn sẽ có 2 hướng xử lý:
- Đối với máy tính hay laptop bị thiếu driver wifi, bạn có thể cài đặt lại hệ điều hành bản chuẩn, đầy đủ driver hệ thống và các ứng dụng cần thiết đi kèm.
- Đối với trường hợp driver đã cũ, outdated bạn hãy chuột phải vào driver Wifi và chọn mục update driver để máy tự cập nhập bản driver mới nhất.
Khám phá: Wifi Repeater là gì
3.5. Lỗi Wifi không hiển thị trong bảng cài đặt
Mạng Wifi không hiển thị trong bảng tổng hợp kết nối khả dụng có thể do các nguyên nhân chính như:
- Router gặp trục trặc, mất đường truyền internet.
- WLAN AutoConfig không tự động khởi chạy.
Với trường hợp 1, bạn đọc có thể tham khảo cách xử lý tại phần trên. Đối với trường hợp 2 WLAN AutoConfig không hoạt động, bạn cần cài đặt lại tính năng tự động khởi chạy của service WLAN AutoConfig:
- Bước 1. Nhấn tổ hợp phím Windows + R hoặc search trên thanh tìm kiếm máy tính của mình.
- Bước 2. Để mở cửa sổ Services, hãy nhập services.msc và nhấn OK.
- Bước 3. Tìm cụm service WLAN AutoConfig. Bây giờ, nhấp đúp vào nó và cửa sổ “WLAN AutoConfig Properties” sẽ được mở ra.
- Bước 4. Lựa chọn bảng menu bên cạnh tùy chọn Startup type và chọn Automatic.
- Bước 5. Nhấp vào Apply và sau đó nhấn OK. Lúc này máy tính hay laptop của bạn sẽ có thông báo khởi động lại để áp dụng các thiết lập mới. Tùy vào nhu cầu bạn có thể khởi động lại ngay hoặc khởi động sau đó.
3.6. Lỗi mạng Wifi bị Limited
Trường hợp lỗi mạng Wifi Limited xảy ra khi quá nhiều người truy cập làm nghẽn mạng và gây ra xung đột IP cũng là một trong những lỗi phổ biến làm máy tính không kết nối được wifi.
Cách xử lý lỗi laptop không kết nối được wifi khi xảy ra Wifi limited khá đơn giản, bao gồm các cách như: Khởi động lại Router Wifi, cấp lại địa chỉ IP động cho laptop, đặt lại địa chỉ IP tĩnh.
3.7. Driver wifi có dấu chấm than
Đối với trường hợp driver wifi dính chấm than có nghĩa driver đang bị xung đột hay gặp bản driver bạn cài vào máy không tương thích. Cách giải quyết cho trường hợp này là Uninstall driver wifi và cài đặt lại nó thông qua Windows Update hoặc tùy vào dòng main và hãng laptop bạn đang dùng hãy lên trang chủ và tải driver mạng wifi phù hợp.
Cụ thể hơn về cách xử lý, bạn đọc tham khảo:
Đối với laptop
Ở đây Viettuans.vn sẽ lựa chọn laptop Acer nitro 5.
- Để xử lý tình trạng driver wifi có dấu chấm than, đầu tiên bạn cần uninstall driver này.
- Truy cập cài đặt Windows Update và chọn Check For update. Hệ thống sẽ tự động tải và cài đặt bản driver chính thống từ Microsoft phù hợp cho kết nối wifi của laptop. Việc sử dụng driver từ những nguồn chính thống sẽ giúp giảm thiểu tối đa việc xảy ra tình trạng xung đột hay không tương thích driver.
- Nếu trong trường hợp Windows update không phát hiện bản cập nhật mới. Bạn đọc cũng không cần quá lo lắng.
- Truy cập vào trang chủ của hãng sản xuất laptop và tìm mục Drivers and Manuals.
- Nhập đúng mã model laptop bạn đang dùng, ở đây là Acer Nitro 5.
- Lúc này 1 bảng chứa tất cả các File Driver, bản update bios khả dụng với thiết bị của bạn.
- Việc bạn cần làm bây giờ là kéo xuống và chọn tải xuống Wireless LAN Driver. Công đoạn cài đặt driver khá đơn giản. Hãy nhớ khởi động lại máy mỗi khi cài đặt xong driver.
Đối với máy cây (PC)
- Thiết bị máy cây cũng tương đồng với laptop. Tuy nhiên việc tải driver sẽ dựa vào loại mainboard bạn đang sử dụng. Hãy truy cập vào trang hỗ trợ của mainboard bạn sử dụng.
- Nhập đúng mã model mainboard bạn sử dụng.
- Lựa chọn bản Wifi driver phù hợp với hệ điều hành đang sử dụng.
- Tải xuống và cài đặt. Rất dễ phải không!
3.8. Thiết bị bị lỗi card mạng wifi
Laptop hay mainboard của PC đều phải có card Wifi để có thể thu sóng wifi không dây và truy cập vào internet. Tuy nhiên nếu card mạng Wifi của bạn bị lỗi hãy thử xử lý theo các cách sau:
- Bảo hành tại các đơn vị chuyên nghiệp nếu card Wifi bị lỗi. Trong trường hợp hỏng nặng cần thay mới hoàn toàn.
- Nếu tình trạng do xung đột giữa phần cứng và driver, bạn cần xóa cài đặt bản driver cũ và cài đặt bản wifi driver tương thích.
3.9. Router chưa bật tính năng phát sóng SSID
Nguyên nhân gây ra không kết nối được wifi trên laptop cũng có thể do Router chưa bật tính năng phát sóng SSID. Trong quá trình sử dụng Router, chắc chắn đôi lần bạn đã truy cập vào trang chủ thiết bị Router để kiểm tra trạng thái hoạt động. Tuy nhiên, bạn lại vô tình tắt đi tính năng SSID dẫn đến vấn đề máy tính không kết nối wifi được. Cách giải quyết khá đơn giản:
- Bước 1: Bạn cần mở trình duyệt mạng và truy cập địa chỉ 192.168.0.1 hoặc tplinkwifi.net (đối với Router Tplink) rồi đăng nhập tài khoản mật khẩu mặc định là admin. Tùy vào từng mẫu mã bộ định tuyến, bạn sẽ có tài khoản và địa chỉ liên kết để vào trang chủ thiết lập.
- Bước 2: Giao diện thiết bị Router của Tp-Link hiện lên, bạn chọn mục Không dây > Cài đặt không dây. Bạn kiểm tra mục "Kích hoạt vô tuyến Router không dây" có đang được tích chọn không, nếu không hãy tích chọn và nhấn Lưu để bật lại WiFi. Hãy khởi động lại thiết bị để kiểm tra tình trạng đã được giải quyết hay chưa.
Tìm hiểu các sản phẩm Router công nghiệp
3.10. Trùng địa chỉ IP khiến máy laptop không kết nối được wifi
Một sự cố thường gặp trong thiết lập WiFi là trùng địa chỉ IP hoặc trùng lớp mạng. Khi đó, WiFi phụ sẽ không thể kết nối mạng. Nguyên nhân của vấn đề này là do địa chỉ IP của Router WiFi phụ và Router WiFi chính được cài đặt giống hệt nhau hoặc thuộc cùng một lớp mạng theo quy định chuẩn. Cách sửa lỗi máy tính không kết nối được wifi:
- Đối với vấn đề này, bạn chỉ cần truy cập vào trang chủ thiết lập với tài khoản và password mặc định.
- Chọn mục Network và chọn Mạng LAN tại menu bên trái. Quan sát bên phải, việc bạn cần làm bây giờ là thay đổi địa chỉ IP Router WiFi và ấn “Lưu”.
3.11. Chưa thiết lập IP tĩnh cho Router
Nếu bạn kết nối laptop hay máy tính với Router phụ trong 1 số trường hợp Router phụ chưa được thiết lập IP tĩnh gây ra tình trạng mất mạng. bạn có thể thiết lập IP tĩnh cho Router WiFi theo 4 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Truy cập trang quản trị mạng.
- Bước 2: Đăng nhập tên người dùng và mật khẩu dựa trên thông tin được cung cấp ở mặt dưới Router.
- Bước 3: Vào mục “Network” → Chọn “WAN” → Chọn “Static IP”.
- Bước 4: Tiến hành kiểm các thông số: IP Address, Subnet Mask, Default Gateway và Primary DNS.
- IP Address: Địa chỉ IP của Router WiFi phụ.
- Subnet Mask: 225.225.225.0.
- Default Gateway: Địa chỉ IP của Router WiFi chính.
- Primary DNS: DNS có thể để trống hoặc điền các DNS phổ biến như 1.1.1.1 hoặc 8.8.8.8.
- Bước 5: Ấn chọn “Save” xác nhận thiết lập hoàn thành.
3.12. Lỗi máy tính không kết nối được wifi do Virus xâm nhập
Nếu tình trạng lỗi máy tính không kết nối được wifi không vẫn không xử lý được, khả năng cao thiết bị của bạn đang bị nhiễm Virus. Bạn cần sử dụng các ứng dụng chuyên dùng quét diệt Virus để xử lý tình trạng này.
- Hiện nay đối với các hệ điều hành từ Win 8/8.1 cho đến Win 10 và Win 11 hiện nay đã được tích hợp sẵn Windows Security. Bạn chỉ cần nhấp chọn icon Windows Security trên thanh taskbar dưới màn hình hoặc tìm kiếm Windows Security trong thanh Search. Sẽ có các tùy chọn như Quick scan(Quét nhanh), Full scan(Quét sâu) và Custom scan (Quét thủ công).
- Đối với các hệ điều hành lâu năm như Win 7 và Win XP bạn có thể cài đặt các ứng dụng diệt Virus thông dụng như BKAV, Kaspersky, Trend Micro Antivirus+ Security…
3.13. Khắc phục máy tính không kết nối được Wifi với tính năng Troubleshoot
Troubleshoot là tính năng phân tích và xử lý lỗi hệ thống cực kỳ tiện lợi trên Win 10 và Win 11. Đây là tổng hợp các công cụ khắc phục các sự cố phổ biến trong hệ điều hành Windows.
- Cách sử dụng cũng khá đơn giản khi bạn chỉ cần truy cập mục Cài đặt (Settings).
- Tại bảng System hãy cuộn xuống và tìm thiết lập Troubleshoot. Hãy lựa chọn Other troubleshooters để hiển thị ra nhiều hơn tùy chọn sửa lỗi.
- Lúc này bạn hãy nhấn chọn Run tại Internet Connections hoặc Network Adapter để hệ thống tự động phân tích các lỗi tồn tại và đưa ra cách xử lý.
4. Giải đáp một số thắc mắc liên quan
4.1. Máy tính bàn kết nối wifi được không?
Máy tính bàn kết nối Wifi được không? Câu trả lời là Có. Hiện nay một số mainboard hiện đại hỗ trợ Wifi giúp máy tính bàn dễ dàng kết nối được Wifi, đã và đang sở hữu những ưu/ nhược điểm như:
- Tính di động cao, có thể di chuyển máy cây đến các khu vực có wifi phủ sóng.
- Tối ưu khu vực làm việc trở nên gọn gàng, không cần lắp dây mạng phức tạp.
- Tuy nhiên chi phí cho việc sản xuất mainboard có thể bị nâng cao.
- Tốc độ truyền internet không thể sánh bằng cổng ethernet về tốc độ cao và ổn định.
Đối với một số dòng mainboard không có sẵn Wifi, người dùng có thể mua các sản phẩm card wifi hoặc usb wifi để khả dụng kết nối Wifi trên máy tính bàn.
4.2. Tình trạng máy tính không kết nối được wifi vẫn xảy ra. Cần phải làm gì?
Trong trường hợp đã thử qua tất cả các phương pháp làm trên mà tình trạng máy tính laptop không kết nối được wifi vẫn xảy ra. Viettuans.vn khuyên bạn nên đến các đại lý chính hãng hay các địa chỉ sửa chữa laptop, máy tính chuyên nghiệp để kiểm tra và sửa chữa lỗi tốt hơn. Bạn có thể tham khảo ngay các sản phẩm bộ phát Wifi mới của chúng tôi, chất lượng cao bảo hành từ 12 đến 36 tháng.
Chúng tôi cũng không khuyến khích việc tự tìm tòi có thể gây ra tình trạng hỏng nặng hơn của cả thiết bị máy tính và các thiết bị thu phát Wifi.
Nếu máy tính xách tay không kết nối được wifi là do hỏng hóc các thiết bị định tuyến Wifi. Việc bạn cần làm là gọi ngay cho tổng đài hỗ trợ xử lý vấn đề của nhà mạng cung cấp. Nhân viên kỹ thuật tại khu vực bạn đang sống và làm việc sẽ đến kiểm tra tình trạng lỗi và trao đổi với bạn về việc sửa chữa hay thay mới thiết bị.
5. Tạm kết
Máy tính không kết nối được wifi hay laptop không kết nối được Wifi luôn là vấn đề gây khó chịu cho người dùng 2 hệ máy. Hi vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm rõ các nguyên nhân tại sao máy tính không kết nối được wifi và những cách sửa lỗi không kết nối được wifi trên laptop. Hãy đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi!
Bài viết hay, rất hữu ích.