Chọn MENU

BMS là gì? Những điều bạn cần biết về hệ thống Building Management System

BMS là gì? Vai trò của hệ thống BMS là gì? Trong thời đại công nghệ hiện đại, việc quản lý và vận hành hiệu quả các tòa nhà đòi hỏi sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến. Một trong những công nghệ đó chính là Building Management System (BMS) - Hệ thống Quản lý Tòa nhà. Bạn có tự tin rằng bạn hiểu rõ về BMS và tầm quan trọng của hệ thống này trong việc quản lý, tối ưu hóa hoạt động của tòa nhà? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về BMS từ khái niệm cơ bản cho đến lợi ích và vai trò quan trọng. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu!

bms-la-gi.jpg
BMS là gì? Những điều bạn cần biết về hệ thống Building Management System

1. BMS là gì?

BMS là gì? BMS là viết tắt của Building Management System, dịch ra tiếng Việt là hệ thống quản lý tòa nhà. BMS là một hệ thống tổng thể tích hợp các công nghệ và thiết bị kỹ thuật để quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động của tòa nhà. BMS được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất, khai thác tối đa tài nguyên hệ thống như điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh, hệ thống giám sát, và nhiều hệ thống khác. 

Hệ thống BMS sẽ điều khiển các thiết bị cảm biến để kiểm soát các thông số quan trọng như nhiệt độ, độ ẩm, lưu lượng không khí và nhiều yếu tố khác trong tòa nhà. Khả năng tương tác, ra lệnh cho hoạt động của các hệ thống điều khiển thang máy, hệ thống đèn báo khẩn cấp, hệ thống báo cháy. Với hệ thống quản lý BMS, quản trị viên tòa nhà có thể giám sát và điều khiển từ xa các hệ thống thiết bị thông qua một bảng điều khiển tập trung hoặc các thiết bị điện thoại thông minh, mọi lúc mọi nơi. Điều này mang lại sự linh hoạt, tính tiện lợi cao, tăng cường hiệu quả quản lý, phát hiện và đưa ra các giải pháp xử lý nhanh chóng đối với các sự cố xảy ra trong tòa nhà.

bms.jpg
BMS là một hệ thống tích hợp công nghệ và thiết bị kỹ thuật để quản lý và kiểm soát hoạt động của tòa nhà

2. Lợi ích của hệ thống BMS tòa nhà là gì?

Hệ thống Building Management System (BMS) có rất nhiều ứng dụng thực tế trong quản lý và vận hành tòa nhà. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu về ứng dụng của BMS:

  1. Quản lý tiết kiệm năng lượng: Building Management System cho phép quản lý tối ưu mức độ tiêu thụ năng lượng của toàn bộ tòa nhà. BMS có thể tự động điều chỉnh nhiệt độ, khả năng chiếu sáng và hệ thống HVAC theo thời gian biểu thiết lập sẵn để đảm bảo tối đa khả năng tiết kiệm năng lượng. Hệ thống BMS sẽ xử lý dữ liệu được thu thập từ các cấp chấp hành và cung cấp báo cáo cho quản trị viên. Qua đó đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời nếu xảy ra tình trạng tiêu thụ năng lượng quá giới hạn.
  2. Giám sát và bảo mật: BMS điều khiển hệ thống giám sát an ninh, hệ thống báo cháy và kiểm soát ra vào trong tòa nhà. 
  3. Quản lý hệ thống chiếu sáng: BMS có khả năng kiểm soát và tự động hóa hệ thống chiếu sáng trong tòa nhà. Hệ thống BMS hỗ trợ việc bật/ tắt tự động hệ thống đèn chiếu sáng tại các tầng trong tòa nhà, các khu vực ngoài trời theo lịch đã cài đặt sẵn hoặc bật/ tắt thủ công thông qua màn hình giám sát mà không cần phải đến tận nơi.
  4. Quản lý hệ thống HVAC: BMS là công cụ quan trọng trong việc kiểm soát và vận hành hệ thống HVAC của tòa nhà. 
  5. Quản lý nguồn nước: BMS có thể được sử dụng để giám sát và điều khiển mức tiêu thụ nước. Hệ thống thực hiện việc điều khiển, giám sát chặt chẽ lượng nước trong bể, hệ thống máy bơm, hệ thống van khóa nước trong tòa nhà. Quản trị viên có thể thiết lập thời khóa biểu định kỳ cho việc bật/ tắt hệ thống máy bơm dựa trên nhu cầu sử dụng nước.
  6. Quản lý dữ liệu và báo cáo: BMS thu thập và lưu trữ dữ liệu từ các hệ thống và thiết bị trong tòa nhà. Nó cung cấp báo cáo và phân tích dữ liệu để người quản lý có thể hiểu rõ hơn về hiệu suất và tiêu thụ của tòa nhà. Thông qua các báo cáo này, người quản lý có thể đưa ra quyết định thông minh và áp dụng các biện pháp cải tiến.
  7. Hệ thống điều hòa không khí: BMS giám sát chế độ hoạt động của hệ thống điều hòa, điều chỉnh tăng lên hay giảm xuống nhiệt độ theo từng khu vực dựa trên nhu cầu của người dùng, hệ thống máy móc…
  8. Hệ thống thông gió: Hệ thống thông gió cũng được quản lý bởi hệ thống BMS
  9. Hệ thống báo cháy: Hệ thống BMS có thể quản lý hệ thống chuông, còi báo cháy và cung cấp kịp thời các thông tin về sự cố cháy nổ cho quản trị viên để thực hiện công tác cứu hỏa, giảm thiểu tối đa thiệt hại về vật chất và con người.
loi-ich-cua-he-thong-bms.jpg
BMS được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất, khai thác tối đa tài nguyên hệ thống

3. Các thành phần chính của hệ thống quản lý tòa nhà BMS là gì?

Một hệ thống quản lý tòa nhà BMS tiêu chuẩn sẽ bao gồm các thành phần chính như:

3.1 Cấp chấp hành

Cấp chấp hành của hệ thống quản lý tòa nhà BMS gồm 2 loại thiết bị:

  • Đầu vào: Các thiết bị thu thập dữ liệu như hệ thống cảm biến, camera, máy quét, máy bấm vân tay…
  • Đầu ra: Các thiết bị vận hành như quạt thông gió, điều hòa, đèn chiếu sáng, còi báo động, chuông báo cháy, loa phát thanh, máy bơm ngầm, van, động cơ điện…

Vai trò chính của cấp chấp hành là thực hiện các tác vụ thu thập thông tin an ninh, dữ liệu nhân viên; thu thập các thông số của môi trường như không khí, độ ẩm, nhiệt độ, mức độ bụi mịn… Bên cạnh đó cấp chấp hành còn thực hiện chức năng chuyển đổi tín hiệu từ cấp quản lý thành các hoạt động cụ thể như bật tắt hệ thống đèn chiếu sáng, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa, mở van để cấp nước…

3.2 Cấp điều khiển

Cấp điều khiển của hệ thống BMS có vai trò tiếp nhận thông tin từ cấp quản lý để xử lý và chuyển đổi thành dữ liệu quyết định hoạt động của các thiết bị trong cấp chấp hành. Cấp này thường tích hợp các thiết bị: DDC, PLC, PAC,…

3.3 Cấp điều khiển giám sát

Cấp điều khiển giám sát bao gồm hệ thống Workstation cung cấp giao diện đồ họa trực quan để quản trị viên có thể tương tác với hệ thống. Nhiệm vụ của cấp này là hỗ trợ nhân viên trong việc cài đặt các ứng dụng quản trị, theo dõi, giám sát và cảnh bảo về các sự cố xảy ra. Nhân viên quản trị sẽ tương tác trực tiếp trên bảng điều khiển trung tâm, bao gồm các loại đồ thị dữ liệu, bảng báo cáo định kỳ,…

3.4 Cấp quản lý

Đây là cấp cao nhất trong cấu trúc của hệ thống quản lý tòa nhà BMS. Vai trò của cấp quản lý là theo dõi, giám sát, điều hành và ra lệnh cho bất kỳ hệ thống thực thi trong hệ thống.

Chức năng chính của cấp quản lý là xử lý các dữ liệu thu thập được từ các cấp bên dưới như lịch sử sử dụng năng lượng, chi phí vận hành, lịch sử các cảnh bảo và sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động. 

Cấp quản lý sẽ đóng vai trò hoạch định kế hoạch, khai thác tài nguyên cơ sở vật chất sẵn có và truyền tải dữ liệu xuống các cấp điều khiển để chuyển đổi thành tín hiệu ra lệnh cho thiết bị cấp chấp hành, thực thi các hoạt động.

so-do-cau-truc-he-thong-quan-ly-toa-nha-bms.jpg
Sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý toàn nhà BMS

5. Ứng dụng thực tế của hệ thống quản lý tòa nhà bms là gì?

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các tòa nhà cao tầng xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là tại các đô thị lớn. Nhưng việc quản lý vận hành tòa nhà này chưa bao giờ là điều dễ dàng. Hệ thống quản lý tòa nhà BMS được ứng dụng trong nhiều mô hình bất động sản, có thể kể đến như:

  • Các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại
  • Ngân hàng, siêu thị
  • Các tòa nhà hành chính
  • Bệnh viện, phòng khám, Spa, 
  • Khách sạn, Resort cao cấp, homestay
  • Hệ thống nhà ga, tàu điện ngầm.
  • Nhà hàng, canteen
  • Các trường đại học, trung tâm giáo dục
  • Đài truyền hình, trung tâm chính trị
  • Các nhà máy, xí nghiệp
  • Sân bay, cảng biển

6. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin mà bạn cần biết về hệ thống BMS là gì. Sự ra đời của Building Management System đã giải quyết các hạn chế trong việc quản lý toàn bộ hệ thống hạ tầng, thiết bị tại tòa nhà, mang lại hiệu quả cao hơn trong việc kiểm soát, ngăn chặn những sự cố hỏng hóc có thể xảy ra. Hi vọng rằng bạn đọc đã có đầy đủ những kiến thức quan trọng về hệ thống quản lý tòa nhà BMS. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề trên, đừng ngần ngại liên hệ cho Việt Tuấn để được giải đáp chi tiết nhất!

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123