Chọn MENU

Sao lưu và khắc phục thảm họa là gì? Khám phá các giải pháp sao lưu của Synology trong việc bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp 

Sao lưu - Backup là giải pháp hàng đầu được người dùng cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn để bảo vệ dữ liệu quan trọng khi xảy ra những sự cố hay thảm họa dữ liệu không lường trước. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Việt Tuấn tìm hiểu chi tiết về những khó khăn hay thách thức trong việc sao lưu dữ liệu quan trọng. Đồng thời khám phá cách Synology tiếp cận và hỗ trợ cho người dùng của hãng trong việc backup và khôi phục dữ liệu hiệu quả. Cùng khám phá ngay!

backup-va-khac-phuc-tham-hoa-la-gi.jpg

Thực trạng của các cuộc tấn công dữ liệu 

Bạn đọc có thể tham khảo số liệu thống kê ngay sau đây về thực trạng của các cuộc tấn công dữ liệu đã và đang diễn ra trong thời gian qua:

  • Theo Gartner, thời gian ngừng hoạt động có thể khiến các doanh nghiệp hay tổ chức hiện nay thiệt hại lên đến 5600 USD mỗi phút. 
  • Tạp chí tội phạm mạng Cybercrime Magazine báo cáo rằng: Có khoảng 60% doanh nghiệp nhỏ đã ngừng hoạt động chỉ trong vòng sáu tháng sau khi bị tấn công. 
  • Tại Việt Nam vào đầu tháng 06 năm 2023, công ty an ninh mạng quốc gia NCS cũng công bố báo cáo tổng kết với những chỉ số đáng lo ngại. Báo cáo cho biết có tổng cộng 5100 vụ tấn công an ninh mạng nhắm vào các hệ thống của Việt Nam.
  • Con số 5100 cuộc tấn công đã giảm 12% so với năm 2022, tuy nhiên, các vụ tấn công có chủ đích APT vào các cơ sở dữ liệu quan trọng tăng lên 9% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Có thể khẳng định rằng, tin tặc và hacker đã và đang nhắm tới các CSDL Database có lưu trữ nhiều dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức thuộc các lĩnh vực nhạy cảm như y tế, ngân hàng…

Những số liệu thống kê trên cho ta thấy sự quan trọng của giải pháp Backup dữ liệu trong chiến lược khắc phục thảm họa dữ liệu toàn diện đối với các doanh nghiệp đa quy mô đa lĩnh vực hiện nay. Bằng cách chủ động và thực hiện kế hoạch backup hiệu quả, bạn có thể giảm thiểu tối đa những rủi ro về việc mất dữ liệu quan trọng. Đồng thời đảm bảo sự ổn định, liền mạch của các dịch vụ kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp.

backup-va-khac-phuc-tham-hoa-la-gi-2.jpg

Thách thức và khó khăn trong việc sao lưu dữ liệu

Data Silo

"Data silo" là một thuật ngữ mô tả tình trạng khi dữ liệu của tổ chức được phân chia và lưu trữ trong các hệ thống, ứng dụng hoặc phòng ban khác nhau mà không có sự tích hợp hoặc chia sẻ dữ liệu chặt chẽ giữa chúng. Trong các "silos" này, dữ liệu không được chia sẻ hoặc tương tác một cách hiệu quả với các phần còn lại của tổ chức. 

Việc áp dụng nhiều công nghệ sao lưu đã khiến dữ liệu của doanh nghiệp bị phân mảnh trên nhiều nền tảng khác nhau, từ hệ thống máy chủ vật lý, ứng dụng kinh doanh cho tới dịch vụ đám mây lưu trữ kết hợp và phân tán…. 

Chính vì thế, tình trạng Data Silo xuất hiện ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay và trở thành thách thức lớn đối trong việc sao lưu dữ liệu.

backup-va-khac-phuc-tham-hoa-la-gi-3.jpg

Bản sao dữ liệu bị hỏng hóc

Backup dữ liệu không chỉ tạo ra một bản sao lưu mà còn phải đảm bảo rằng dữ liệu có thể được khôi phục một cách hiệu quả và nhanh chóng trong trường hợp xảy ra sự cố hư hỏng và thảm họa Zero-day. 1 bản sao lưu bị hỏng đồng nghĩa khả năng khôi phục dữ liệu của bạn đã bị giảm tỉ lệ thành công đi rất nhiều.

Chính vì vậy, 1 giải pháp sao lưu đáng tin cậy sẽ cần phải đảm bảo dữ liệu của bạn có thể được khôi phục với tỷ lệ thành công cao nhất. 

Bản sao dữ liệu bị phần mềm độc hại nhắm đến

Nhiều phần mềm độc hại như virus, ransomware,malware đã và đang ngày càng tinh vi hơn. Điều này réo lên 1 hồi chuông cảnh báo trong việc bảo vệ các bản sao lưu dữ liệu trước những hình thức tấn công nguy hiểm trên. Việc xây dựng 1 hệ thống bảo mật đa lớp, kết hợp cùng cơ chế sao lưu đa phiên bản có thể mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả khắc phục thảm họa cao nhất.

backup-va-khac-phuc-tham-hoa-la-gi-4.jpg

Quá trình sao lưu & khôi phục tốn quá nhiều thời gian

Bên cạnh những vấn đề trên, thời gian cũng là thách thức lớn mà các giải pháp sao lưu & khắc phục thảm họa hiện nay cần giải quyết.

Chi phí triển khai

Chi phí cũng là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc cân nhắc, lựa chọn giải pháp của doanh nghiệp. Có thể kể đến 1 số loại chi phí:

  • Chi phí giấy phép/đăng ký: Khi lựa chọn giải pháp backup, bạn sẽ cần phải cân nhắc nhiều gói dịch vụ với các mức giá khác nhau, tùy vào những tiêu chí như: CPU socket, VM host (system), dung lượng bộ nhớ hoặc khối lượng công việc. 
  • Chi phí bảo trì: Ngoài chi phí cấp phép, bạn sẽ cần cộng thêm chi phí gia hạn cho các bản cập nhật phần mềm, bản vá và hỗ trợ kỹ thuật.
  • Chi phí lưu trữ: Triển khai các giải pháp sao lưu được trang bị công nghệ tối ưu dung lượng dữ liệu lưu trữ như backup gia tăng và chống trùng lặp. Qua đó, tổ chức có thể tiết kiệm chi phí khá lớn cho việc đầu tư vào ổ cứng hay hệ thống máy chủ vật lý. 

Synology – Cung cấp các giải pháp sao lưu mạnh mẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán khó khăn nhất

Là một trong những thương hiệu giải pháp lưu trữ hàng đầu thế giới, nhận được sự tín nhiệm và tin dùng của số lượng lớn khách hàng toàn cầu. Synology đã và đang thể hiện đúng vị thế là nhà cung cấp các giải pháp lưu trữ, backup và phục hồi dữ liệu hiệu quả cho các doanh nghiệp đa quy mô hiện nay.

Active Backup Suite là một ứng dụng sao lưu miễn phí được tích hợp trong kho ứng dụng của hệ điều hành Synology DSM. Active Backup Suite cung cấp cơ chế sao lưu & khôi phục dữ liệu toàn diện dành cho người dùng NAS Synology, cung cấp cho các tổ chức những công nghệ backup mạnh mẽ với giấy phép hoàn toàn miễn phí. Ứng dụng này có thể được áp dụng không chỉ trong môi trường vật lý mà còn trên cả môi trường ảo hóa và đám mây. Active Backup Suite cung cấp các tính năng nâng cao như:

  • Backup gia tăng và chống trùng lặp dữ liệu cấp độ khối. Hỗ trợ hệ thống dữ liệu Btrfs có khả năng tự phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu lưu trữ cũng như dữ liệu bản sao lưu 
  • Backup hệ thống máy ảo VMware, Microsoft Hyper-V, máy chủ tập tin, máy chủ Email để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu.
  • Thiết lập chiến lược sao lưu 3-2-1: Lưu trữ 3 bản sao dữ liệu trên 2 loại phương tiện khác nhau và lưu trữ ít nhất 1 bản sao ngoài cơ sở.
  • Khôi phục ngay dữ liệu bị mất bằng bản ghi nhanh cục bộ, khôi phục linh hoạt các tập tin và thư mục đã chọn hoặc khôi phục toàn bộ thiết bị.

Các giải pháp dữ liệu được cung cấp bởi Synology đã và đang được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp, tổ chức lớn hiện nay trên toàn thế giới. Chẳng hạn như các tổ chức lớn như Shiseido Đài Loan, Đại học Washington và Tổ chức UNESCO.

backup-va-khac-phuc-tham-hoa-la-gi-5.jpg

Tổng hợp các phương pháp sao lưu được hỗ trợ bởi Synology 

Synology cung cấp ba giải pháp sao lưu dữ liệu nổi bật: Backup toàn bộ, backup gia tăng và backup vi sai. 

Sao lưu toàn bộ - Full Backup

Sao lưu toàn bộ (full backup) bao gồm việc tạo bản sao hoàn chỉnh của tất cả dữ liệu trên toàn hệ thống hoặc thiết bị. Giải pháp sao lưu này thường được triển khai trong những lần backup đầu tiên hoặc làm cơ sở cho các hình thức backup khác.

Sao lưu gia tăng - Incremental backup

Phương pháp sao lưu gia tăng sẽ thực hiện sao chép các thay đổi của dữ liệu kể từ lần backup mới nhất, bất kể đó là sao lưu toàn bộ hay gia tăng. Cách này giúp tiết kiệm tối đa thời gian sao lưu và dung lượng lưu trữ của hệ thống. Việc khôi phục dữ liệu sẽ đòi hỏi thiết lập lại dữ liệu từ bản sao lưu toàn bộ gần nhất, cộng với tất cả các bản sao lưu gia tăng tiếp theo. Quá trình khôi phục có thể mất thời gian tương đối.

Sao lưu vi sai - Differential backup

Sao lưu vi sai là giải pháp backup các thay đổi được thực hiện đối với dữ liệu kể từ lần full backup gần nhất. Do đó, việc khôi phục sẽ yêu cầu có bản full backup cuối cùng và bản sao lưu vi sai mới nhất. 

Điều này đồng nghĩa với việc quá trình backup sẽ mất nhiều thời gian hơn và tiêu tốn nhiều dung lượng lưu trữ hơn so với sao lưu gia tăng. Tuy nhiên, thời gian khôi phục dữ liệu sẽ được rút ngắn vì bạn chỉ cần dựng lại từ 2 phiên bản Full Backup và Differential backup. 

Các doanh nghiệp lớn hiện nay đòi hỏi nghiêm ngặt về thời gian sao lưu & khôi phục từ thảm họa, qua đó giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới dịch vụ và công việc kinh doanh của tổ chức.

Trước đó, Việt Tuấn đã có bài hướng dẫn sử dụng Active Backup for Business trên NAS Synology bạn đọc có thể tham khảo tại đây

Những tiêu chí quan trọng cần chú ý trong chiến lược backup dữ liệu doanh nghiệp

Khi thiết kế chiến lược sao lưu, các tổ chức & doanh nghiệp sẽ cần chú trọng đến một số các tiêu chí quan trọng như: 

Chỉ số RTO và RPO

  • RTO (Recovery Time Objective): RTO đo lường thời gian mà một tổ chức cần để khôi phục các dịch vụ và hệ thống sau sự cố hỏng hóc dữ liệu. Chỉ số này xác định khoảng thời gian tối đa mà hệ thống có thể bị gián đoạn trước khi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tổ chức. RTO thường được đo bằng giờ, ngày hoặc thậm chí là phút.
  • RPO (Recovery Point Objective): RPO xác định mức độ mất mát dữ liệu mà tổ chức có thể chấp nhận trong một sự cố trước khi dữ liệu cần phải được khôi phục. Nó đo lường khoảng thời gian giữa thời điểm cuối cùng khi sao lưu dữ liệu được tạo ra và thời điểm sự cố xảy ra. RPO thường được đo bằng giờ hoặc phút.

Cả hai chỉ số này đều quan trọng để xác định chiến lược và cơ sở hạ tầng phục hồi sau sự cố (Disaster Recovery) và giúp tổ chức xác định mức độ dự phòng và chi phí phục hồi hợp lý dựa trên nhu cầu và yêu cầu kinh doanh của họ.

backup-va-khac-phuc-tham-hoa-la-gi-6.jpg

Đảm bảo an toàn cho các bản sao lưu

Bên cạnh việc bảo vệ an toàn cho dữ liệu quan trọng, các bản sao lưu cũng cần được chú trọng về sự an toàn, tính toàn vẹn và sự tin cậy. Doanh nghiệp cần sử dụng các giải pháp sao lưu tích hợp sẵn các công nghệ bảo mật mạnh mẽ, bao gồm mã hóa dữ liệu AES-NI, xác thực đa yếu tố để quản lý quyền truy cập của người dùng.

Tự động hóa quá trình backup của bạn

Hầu hết các giải pháp sao lưu backup hiện nay đều hỗ trợ việc tự động hóa tác vụ, cho phép người dùng lên lịch sao lưu vào những thời điểm hoặc khoảng thời gian phù hợp. Một số giải pháp sao lưu tự động có thể chủ động sao lưu dữ liệu khi có thay đổi.

Triển khai chiến lược sao lưu 3-2-1

Chiến lược backup 3-2-1 bao gồm: Lưu trữ 3 bản sao dữ liệu trên 2 loại phương tiện khác nhau và lưu trữ ít nhất 1 bản sao ngoài cơ sở. Chiến lược này giúp tăng tỉ lệ khôi phục dữ liệu thành công ngay cả khi 1 bản sao lưu bị hỏng, hay dính ransomware, bạn vẫn sẽ có các phiên bản backup khác được lưu trữ trên các nền tảng khác để khôi phục. 

Tổng kết

Trên đây là những thông tin bạn đọc cần biết về thực trạng và các vấn đề lớn trong việc backup và khôi phục sau thảm họa đối với các doanh nghiệp hiện nay. Ngoài ra, Việt Tuấn cũng đã cung cấp những kiến thức quan trọng về các phương pháp sao lưu hiệu quả hiện đang được hãng Synology hỗ trợ. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất của Việt Tuấn sẽ được đăng tải trong thời gian sắp tới!

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

0903.209.123
0903.209.123