Chọn MENU

AWS là gì? Tổng hợp các dịch vụ được cung cấp bởi AWS hiện nay

AWS là gì? Amazon Web Services là gì? Chắc hẳn bạn đọc đã từng nhiều lần nghe qua về khái niệm điện toán đám mây phải không? Bài viết ngay sau đây sẽ giải đáp cho bạn đọc lý do tại sao AWS lại được coi là “Gã khổng lồ” chiếm thị phần hàng đầu trong số các nền tảng cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu!

1. AWS là gì? Lịch sử hình thành của AWS

AWS là gì? Trả lời cho câu hỏi này thì Amazon Web Services (Viết tắt: AWS) là một nền tảng điện toán đám mây do hãng Amazon.com cung cấp và phát triển. Ra đời từ năm 2006, Các dịch vụ AWS đầu tiên đã được ra mắt nhằm cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho các trang web và ứng dụng phía máy khách.

là một nền tảng điện toán đám mây do hãng Amazon.com cung cấp và phát triển
AWS là một nền tảng điện toán đám mây do hãng Amazon.com cung cấp và phát triển

Tính năng hữu ích mà AWS mang lại có thể kể đến như: Storage (lưu trữ), computing power (tính toán), database (cơ sở dữ liệu), analytics (phân tích), Machine learning (Máy học)...

Hiện nay AWS đã và đang cung cấp trên 200 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới. 

Khách hàng của Amazon Web Services cực kỳ đa dạng với hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới: Từ các công ty khởi nghiệp tăng trưởng nhanh nhất hiện nay cho tới các tập đoàn lớn, các cơ quan hàng đầu của nhiều chính phủ.

2. Ưu điểm đáng chú ý của AWS là gì?

Sau khi đã tìm hiểu được AWS là gì? Chắc chắn bạn đọc sẽ thắc mắc tại sao AWS lại được coi là gã khổng lồ trong thị trường điện toán đám mây hiện nay. Tất cả yếu tố để tạo nên nền tảng đám mây hàng đầu bao gồm:

2.1. Nền tảng Cloud Computing đầy đủ chức năng nhất

AWS là nền tảng đám mây cung cấp nhiều dịch vụ phong phú và tính năng đa dạng hơn so với mọi đối thủ hiện nay. Amazon Web Services cung cấp đầy đủ các yếu tố công nghệ như: cơ sở hạ tầng máy tính, cơ sở lưu trữ và cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó là các công nghệ cực kỳ tiên tiến hiện nay như Máy học (Machine learning), trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu và Internet of Things.

Việc sử dụng AWS giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng chuyển đổi các ứng dụng theo hình thức đám mây để nâng cao hiệu quả về chi phí và hiệu năng sử dụng. Hơn nữa, AWS cũng cung cấp nhiều loại cơ sở dữ liệu đã được phân tích và thiết kế sẵn để phù hợp với các ứng dụng khác nhau, cho phép người dùng lựa chọn công cụ tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của mình. 

gif-mui-tenXem thêm bài viết: Điện toán đám mây là gì?

2.2. Cộng đồng khách hàng và đối tác lớn nhất

AWS là một nền tảng có cộng đồng lớn và đa dạng, với hàng triệu khách hàng hoạt động trên toàn cầu bao gồm cả những công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức công. Tất cả đều có thể chạy các ứng dụng trên AWS. 

Ngoài ra, mạng lưới đối tác AWS (APN) cũng tích hợp hàng nghìn đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ AWS và hàng chục nghìn nhà phát triển phần mềm độc lập (ISV) đã tích hợp công nghệ của mình để chạy trên nền tảng này.

2.3. Bảo mật tốt nhất

AWS đã được thiết kế để trở thành một môi trường điện toán đám mây với tính bảo mật và linh hoạt cao nhất hiện nay. Các cơ sở hạ tầng cốt lõi đã được xây dựng để đáp ứng các yêu cầu bảo mật cho đội quân, ngân hàng toàn cầu và các tổ chức khác với mức độ nhạy cảm cao. 

AWS mang đến chất lượng bảo mật vượt trội, chuyên sâu với 300 tính năng bảo mật, tuân thủ và quản trị. AWS được chứng nhận tuân thủ theo 98 tiêu chuẩn bảo mật. Mọi dữ liệu khách hàng được lưu trữ bởi tất cả 117 dịch vụ của AWS đều sử dụng khả năng mã hóa để bảo vệ an toàn các thông tin đó.

gif-mui-tenTìm hiểu: Bảo mật dữ liệu của bạn với LifeLock

AWS mang đến chất lượng bảo mật vượt trội, chuyên sâu với 300 tính năng bảo mật, tuân thủ và quản trị
AWS mang đến chất lượng bảo mật vượt trội, chuyên sâu với 300 tính năng bảo mật, tuân thủ và quản trị

2.4. Tốc độ đổi mới nhanh chóng - Sở hữu những công nghệ tiên tiến

AWS cung cấp những công nghệ mới nhất và cải tiến giúp doanh nghiệp áp dụng trong công việc. AWS luôn cập nhập liên tục và cung cấp các công nghệ mới, giúp các hoạt động vận hành của doanh nghiệp diễn ra một cách hiệu quả. 

Ví dụ, vào năm 2014, AWS cho ra đời AWS Lambda - Một không gian điện toán không có máy chủ, giúp nhà phát triển chạy mã một cách dễ dàng mà không cần phải quan tâm đến việc cung cấp hoặc quản lý máy chủ. 

Ngoài ra, AWS cũng phát triển dịch vụ Amazon SageMaker, giúp nhà phát triển và nhà khoa học tiếp cận với mô hình máy học (Machine learning) mà không cần có bất kỳ kinh nghiệm trước đó.

gif-mui-tenXem thêm: Máy chủ (Server) là gì?

2.5. Chuyên môn vận hành đã được chứng minh là tốt nhất

Trong hơn 16 năm qua, AWS đã cung cấp dịch vụ đám mây cho hàng triệu khách hàng trên toàn cầu, phục vụ cho nhiều trường hợp sử dụng đa dạng. AWS có kinh nghiệm vận hành lớn nhất và trên quy mô toàn cầu, vượt trội hơn so với bất kỳ nhà cung cấp đám mây nào khác.

2.6. Quy mô mạng lưới cơ sở hạ tầng có mặt trên toàn thế giới

Giải pháp đám mây của AWS được xây dựng trên cơ sở hạ tầng toàn cầu đáng tin cậy. Công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Gartner chấp nhận mô hình AWS Regions và Availability Zones là phương pháp tốt nhất để triển khai các ứng dụng doanh nghiệp với yêu cầu cao về độ sẵn sàng.

Dịch vụ điện toán đám mây AWS trải rộng trên 32 khu vực địa phương, phục vụ 245 quốc gia và vùng lãnh thổ và đi vào hoạt động hơn 115 vị trí Direct Connect.

2.7. AWS hỗ trợ dịch vụ cho nhiều cộng đồng mã nguồn mở

AWS đã phát huy được hiệu quả từ chiến lược hỗ trợ dịch vụ cho nhiều cộng đồng mã nguồn mở. Đồng thời những người tham gia cộng đồng Open Source cũng đóng góp rất nhiều công sức vào sự phát triển và hoàn thiện AWS.

2.8. AWS hỗ trợ mạnh mẽ nền tảng Linux

Các dịch vụ của AWS rất thân thiện với Linux - Hệ điều hành có tính tương thích cao hiện nay.

3. Tổng hợp các dịch vụ được cung cấp bởi AWS hiện nay

AWS mang tới tổ hợp rất nhiều dịch vụ điện toán đám mây, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức hiện nay:

  • CloudDrive là một dịch vụ Web cho phép người dùng tải và truy cập các tài liệu, video, nhạc và ảnh từ bất kỳ thiết bị nào. Nó cũng cung cấp tính năng phát nhạc trực tuyến đến các thiết bị của người dùng.
  • CloudSearch có thể tích hợp cho phép tìm kiếm tùy chỉnh trong ứng dụng khác. DynamoDB, một dịch vụ cơ sở dữ liệu NoSQL được quản lý đầy đủ, được biết đến với khả năng mở rộng với độ trễ thấp. 
  • ElastiCache - Dịch vụ bộ nhớ đệm tương thích Memcached. Được sử dụng để tăng tốc các ứng dụng Web động bằng cách giảm tải cơ sở dữ liệu.
  • Mechanical Turk là một API - Giao diện chương trình ứng dụng se cho phép nhà phát triển tích hợp trí thông minh con người vào các cuộc gọi thủ tục từ xa để thực hiện các tác vụ mà máy tính không thể thực hiện. 
  • RedShift là dịch vụ kho dữ liệu quy mô nhiều petabyte được thiết kế để hỗ trợ các công việc phân tích và kết nối với các khách hàng dựa trên chuẩn SQL và cung cấp các công cụ kinh doanh thông minh. 
  • Dịch vụ lưu trữ đơn giản (S3) được thiết kế để lưu trữ và sao lưu dữ liệu và chương trình ứng dụng trực tuyến với vận tốc độ cao và độ trễ cực kỳ thấp.
cac-dich-vu-duoc-cung-cap-boi-aws
Tổng hợp các dịch vụ được cung cấp bởi AWS hiện nay

4. Tìm hiểu chi tiết về Amazon Web Services

Amazon Web Services đã và đang sở hữu những tính năng vượt trội so với các nền tảng đám mây khác. Sau đây Viettuans.vn sẽ chia sẻ chi tiết về 2 tính năng cực kỳ quan trọng là Amazon EC2 và Amazon Simple Storage Service – Amazon S3.

4.1. Amazon EC2

Amazon EC2 là tính năng cung cấp những lựa chọn phiên bản rộng nhất và sâu nhất để phù hợp với nhu cầu khối lượng công việc của bạn. Mục đích chung của Amazon EC2 sẽ giúp bạn không cần phải đầu tư quá nhiều về phần cứng nhưng vẫn có thể phát triển và triển khai các ứng dụng nhanh hơn.

Amazon EC2 là tính năng cung cấp những lựa chọn phiên bản rộng nhất và sâu nhất để phù hợp với nhu cầu khối lượng công việc
Amazon EC2 là tính năng cung cấp những lựa chọn phiên bản rộng nhất và sâu nhất để phù hợp với nhu cầu khối lượng công việc

Một số các đặc điểm tiêu biểu của Amazon EC2 có thể kể đến như:

  • Môi trường ảo thực hiện các phép tính toán được gọi là instances.
  • Có sẵn các template được cấu hình sẵn cho các instances, gọi là Amazon Machine Images, gồm các gói dịch vụ cần thiết cho máy chủ người dùng sử dụng.
  • Instance type cung cấp 1 loạt các lựa chọn về cấu hình cho instances bao gồm: CPU, dung lượng lưu trữ, bộ nhớ, hệ thống mạng.
  • Thông tin đăng nhập của instances được bảo mật an toàn với Key Pair AWS để lưu thông tin Key Public, còn người dùng sẽ lưu Key Private. 
  • Khi người dùng tạm dừng hoặc ngắt các instances, dữ liệu tạm thời sẽ bị xóa bỏ, gọi là Instance Store Volumes.
  • Amazon Elastic Block Store (Amazon EBS volumes) được dùng để liên tục lưu trữ dung lượng cho dữ liệu người dùng.
  • Tài nguyên người dùng được lưu trữ ở rất nhiều vị trí khác nhau, ví dụ như Amazon EBS volumes và instance được gọi là Regions and Availability Zones.
  • Dịch vụ tường lửa cho phép bạn tùy chỉnh các cổng, giao thức, các giải nguồn IP có thể tiếp cận instances bạn đang sử dụng.
  • Địa chỉ IPv4 tĩnh được gọi là Elastic IP addresses.
  • Người dùng có thể gán các siêu dữ liệu cho tài nguyên Amazon EC2.
  • Hệ thống mạng ảo có thể được tách biệt với phần còn lại của hệ thống đám mây AWS. Người dùng có thể sử dụng mạng riêng của mình để thực hiện các công việc cá nhân, gọi là Virtual Private Clouds. 

4.2. Amazon Simple Storage Service – Amazon S3

Amazon S3 là một nơi lưu trữ và truy xuất dữ liệu từ bất kỳ đâu. Dịch vụ lưu trữ này có độ tin cậy và khả năng sử dụng cao, hiệu suất tốt và tính bảo mật dẫn đầu trong ngành, không bị giới hạn trong việc thay đổi quy mô và có chi phí thấp.

Dịch vụ Amazon S3 đơn giản hóa việc lưu trữ và truy xuất lượng dữ liệu lớn của người dùng cực kỳ nhanh chóng, sử dụng mọi lúc mọi nơi. Sử dụng AWS giúp người dùng tiết kiệm và tối ưu chi phí cho việc đầu tư phần cứng và tránh phải trả tiền cho phần dung lượng không sử dụng. Với dịch vụ này, người dùng chỉ cần trả tiền cho bộ nhớ và băng thông mà họ thực sự sử dụng.

gif-mui-tenĐọc thêm: Băng thông là gì?

Dịch vụ Amazon S3 đơn giản hóa việc lưu trữ và truy xuất lượng dữ liệu lớn của người dùng cực kỳ nhanh chóng
Dịch vụ Amazon S3 đơn giản hóa việc lưu trữ và truy xuất lượng dữ liệu lớn của người dùng cực kỳ nhanh chóng

Amazon S3 lưu trữ dữ liệu dưới dạng đối tượng trong các thư mục được gọi là “bucket”. Mỗi bucket có thể được quản lý thông qua các thao tác như tạo, xóa và hiển thị các đối tượng. Để lưu trữ đối tượng, bạn cần tải lên tệp dữ liệu vào bucket được chỉ định.

Các bước để upload file dữ liệu vào thư mục bucket trên Amazon S3 cũng khá đơn giản, bao gồm:

  • Bước 1: Đăng nhập vào trang aws.amazon.com bằng tài khoản đã đăng ký.
  • Bước 2: Tiếp theo, lựa chọn S3 ở dưới mục Services.
  • Bước 3: Bảng điều khiển S3 hiện ra, tất cả các bucket đã có sẵn và options tạo bucket mới được hiển thị.
  • Bước 4: Người dùng nhấn chọn vào mục Create Bucket và điền tên bucket mới tinh , yêu cầu không trùng với tên các bucket đã tồn tại rồi nhấn Create. Bucket mới được tạo ra kèm với các thuộc tính của nó ở phía bên phải.
  • Bước 5: Lựa chọn vào thư mục bucket mới tạo. Nhấn chọn upload button để tải lên các file dữ liệu bạn muốn tải lên.
  • Bước 6: Bạn có thể cài đặt quyền truy cập Public cho file dữ liệu được tải lên bằng cách nhấn chọn file và chọn Make public. Khi đó, file dữ liệu có thể được truy cập bằng REST API.

5. Chứng chỉ AWS là gì?

Chứng chỉ Amazon Web Services (AWS) là gì? Trả lời cho câu hỏi này thì AWS Certification là bộ chứng chỉ được cấp bởi Amazon đánh giá mức độ hiểu biết về Cloud Computing (điện toán đám mây) bao gồm hiểu biết về các dịch vụ của Amazon Web Services (AWS) cũng như việc sử dụng các dịch vụ đó 1 cách hiệu quả vào trong các ứng dụng thực tế.

AWS Certification là bộ chứng chỉ được cấp bởi Amazon đánh giá mức độ hiểu biết về Cloud Computing
AWS Certification là bộ chứng chỉ được cấp bởi Amazon đánh giá mức độ hiểu biết về Cloud Computing

Chứng chỉ AWS được chia ra theo các vai trò là Cloud Practitioner, Architect, Developer, và Operations và Specialty. Về các mức độ chứng chỉ thì có 3 mức độ chính là Foundational, Associate và Professional. Cụ thể:

  • Foundational (Cơ bản): Yêu cầu tối thiểu 6 tháng kinh nghiệm ở bất kỳ vị trí nào với kiến thức cơ bản về AWS Cloud.
  • Associate (Hội viên): Yêu cầu khoảng 1 năm kinh nghiệm giải quyết vấn đề và triển khai giải pháp sử dụng AWS Cloud.
  • Professional (Chuyên Nghiệp): Yêu cầu ít nhất 2 năm kinh nghiệm toàn diện trong việc thiết kế, vận hành và khắc phục sự cố sử dụng công nghệ AWS Cloud.
  • Specialty (Chuyên môn): Có kinh nghiệm chuyên sâu làm việc với công nghệ AWS Cloud trong từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể. 

6. Tạm kết

Hi vọng rằng bạn đọc đã tìm được câu trả lời chi tiết nhất cho câu hỏi AWS là gì? Có thể nói Amazon Web Services đã và đang góp phần lớn cho các doanh nghiệp, tổ chức hay tổ chức công. Hãy đón đọc những bài viết bổ ích được Viettuans.vn biên soạn để không bỏ lỡ các kiến thức về lĩnh vực này.

Chia sẻ

Nguyễn Lưu Minh

Chuyên gia của Viettuans.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị mạng Networks, System, Security và tư vấn, triển khai các giải pháp CNTT. Phân phối thiết bị mạng, wifi, router, switch, tường lửa Firewall, thiết bị lưu trữ dữ liệu NAS.

Bình luận & Đánh giá

Vui lòng để lại số điện thoại hoặc lời nhắn, nhân viên Việt Tuấn sẽ liên hệ trả lời bạn sớm nhất

Đánh giá
Điểm 5/5 trên 1 đánh giá
(*) là thông tin bắt buộc

Gửi bình luận

    • Rất hữu ích - 5/5 stars
      HT
      Huy Tùng - 06/08/2022

      Bài viết hay, rất hữu ích.

    0903.209.123
    0903.209.123